Đầu tháng 4/2022, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi
Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng sáng ngày 27/3 cho biết: Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccie Pfizer và Moderna để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022
Trước đó, ngày 22/3/2022, Bộ Y tế đã làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về việc hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Theo đó, Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022.
Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Australia để đưa vaccine về Việt Nam trong tuần tới.
Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng sáng ngày 27/3 cho biết: Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022
Video đang HOT
Trong tháng 3/2022, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ tiến hành tập huấn chuyên môn triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi cho các địa phương trên toàn quốc và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng.
Ngay sau khi vaccine về tới Việt Nam và được kiểm định chất lượng an toàn, vaccine sẽ được chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng vào đầu tháng 4/2022.
Cũng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, bên cạnh nguồn vaccine phòng COVID-19 hỗ trợ của Chính phủ Australia, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng đã và đang chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vaccine khác từ các Tổ chức quốc tế như USAID, COVAX Facility và Chính phủ các nước,… để sớm có cam kết tài trợ khoảng 8-10 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ em từ 5-11 tuổi của Việt Nam.
Trước đó, ngày 26/3, Bộ Y tế có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em do Australia viện trợ.
Tại báo cáo, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế và Đại sứ quán Australia đã có buổi họp chiều ngày 22/3. Tại buổi làm việc này, phía Australia khẳng định có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều vaccine, bao gồm: 0,7 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất; 9 triệu liều vaccine do Moderna sản xuất. Số vaccine này đều có hạn sử dụng đến tháng 7/2022, đang sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4/2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.
Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF. Phía Australia đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4/2022.
Phía Australia sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vaccine để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.
Tại báo cáo, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Y tế tiếp nhận viện trợ 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do Chính phủ Australia viện trợ để triển khai tiêm từ đầu tháng 4/2022.
Triển khai Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025
Ngày 24/3, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác gia đình.
Hội nghị do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức với sự tài trợ của Chính Phủ Australia với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố...
Tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Ảnh: baochinhphu.vn
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh: Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc.
Thời gian qua, gia đình Việt Nam có nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi để tiếp cận kiến thức, giá trị, chuẩn mực ứng xử, kỹ năng tổ chức đời sống ngày càng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, đã xuất hiện sự khủng hoảng chức năng của gia đình; tình trạng lỏng lẻo trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên gia đình, tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em. Bên cạnh đó là khó khăn giữa việc bảo tồn các giá trị đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của gia đình, dân tộc với việc tiếp thu những yếu tố mới của xã hội hiện đại..., dẫn đến sự thiếu ổn định của thiết chế gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các bên liên quan tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược, Đề án, Chương trình của lĩnh vực gia đình giai đoạn 2010-2020, từ đó xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025. Đây là những văn bản định hướng, tạo nền tảng cho công tác gia đình trong giai đoạn 2021-2030.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho rằng: "Trách nhiệm của chúng ta trong thời gian tới là phải tăng đầu tư nguồn lực; nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành; đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động, giáo dục; hoàn thiện khung khổ pháp luật để triển khai, thực hiện có hiệu quả Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, ban hành".
Tại hội nghị, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam Naomi Kitahara khẳng định: UNFPA rất vinh dự hỗ trợ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kỹ thuật trong công tác xây dựng Chương trình về Phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới nhằm hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức ngăn chặn người gây ra bạo lực gia đình. Trong 5 năm tới, UNFPA sẽ cam kết hỗ trợ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chương trình nhằm đảm bảo tất cả phụ nữ và trẻ em Việt Nam, bao gồm cả các đối tượng dễ tổn thương nhất được sống một cuộc sống không có bạo lực...
Thời gian qua, Việt Nam đã và đang quyết tâm chấm dứt bạo lực gia đình thông qua ưu tiên sửa đổi pháp luật, chính sách về phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức nhằm chuyển đổi hành vi của người dân một cách hiệu quả.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp chính của Chương trình về phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025. Trong đó có việc hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình; xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình; thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình...
Australia bổ sung trừng phạt đối với các ngân hàng và giới tài phiệt Nga Chính phủ Australia vừa quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các tổ chức tài chính chịu trách nhiệm phát hành và quản lý nợ của Nga, bao gồm Quỹ Của cải quốc gia, Bộ Tài chính và các nhà tài phiệt đang kinh doanh tại Australia. Trong thông báo sáng 18/3, Ngoại trưởng Marise Payne cho...