Đau thần kinh tọa nguy hiểm thế nào mà khiến Mike Tyson phải ngồi xe lăn?
Võ sĩ huyền thoại Mike Tyson bị đau thần kinh tọa khiến ông không thể đi lại, thậm chí không thể nói chuyện. Cho tôi hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa như thế nào ạ. Cảm ơn bác sĩ! (C.Tài, ở TP.HCM).
BS CKI. Võ Văn Long (Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết: Nguyên nhân thường gặp nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường xảy ra sau một chấn thương hoặc vận động cột sống quá mức. Trong trường hợp là vận động viên của một số môn thể thao hoặc võ thuật hạng nặng sẽ có nguy cơ thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh tọa do quá trình tập luyện phát sinh những chấn thương hoặc sai tư thế đột ngột.
Yếu tố chấn thương trong thoát vị đĩa đệm có thể là chấn thương cấp hoặc vi chấn thương
- Chấn thương cấp: đau xuất hiện ngay trong hoặc sau những sang chấn mạnh (ngã từ trên cao xuống, trượt ngã khi mang vác nặng, cúi ngữa nâng vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột trong khi mang vát nặng…). Chấn thương cấp thường gây bệnh cảnh điển hình đau thoắt lưng cấp rồi sau vài ngày hoặc vài tuần có thể gây đau lan dọc theo phân bố của rể thần kinh bị chèn ép (kiểu đau thần kinh tọa).
Hình ảnh gần đây của Mike Tyson. Ảnh TWITTER
- Vi chấn thương: là những sang chấn, những quá tải cho cột sống thắt lưng không đủ mạnh như yếu tố chấn thương cấp nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.
Video đang HOT
Ngoài ra một số nguyên nhân có thể gặp như sau:
- Viêm nhiễm tại chỗ: Virus, vi khuẩn độc chất, đái tháo đường.
- Thoái hóa cột sống (ở người cao tuổi).
- Ung thư di căn cột sống (tiền liệt tuyến, vú, buồng trứng…).
- Dị dạng bẩm sinh: thường do khuyết eo đốt sống, khuyết eo là yếu tố nguy cơ cao gây trượt đốt sống (các vị trí hay trượt L4-L5, L5-S1), trượt đốt sống có thể chèn ép rễ thần kinh (đau thần kinh tọa).
- Các nguyên nhân trong ống sống: u tủy và màng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.
- Một số nguyên nhân hiếm gặp: dãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng vàng…
Tùy vào mức độ và vị trí chèn ép do thoát vị đĩa đệm tác động lên hệ thống thần kinh toạ sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động chi dưới, teo cơ, rối loạn tiêu tiểu hoặc tiêu tiểu không tự chủ.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp khi bị đau thần kinh tọa như đau từ thắt lưng lan xuống chân và tùy theo vị trí tổn thương mà có biểu hiện vị trí đau, hướng lan khác nhau. Nếu tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân, tổn thương rể L5 đau lan tới mu bàn chân đến ngón chân cái, tổn thương rễ S1 đau lan đến lòng bàn chân đến ngón út. Một số trường hợp người bệnh không đau thắt lưng mà chỉ đau dọc theo chân.
Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa là dữ kiện quan trọng nhất trong chẩn đoán. Đau có thể từng cơn, liên tục, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ. Người bệnh bị đau tăng vùng thắt lưng khi ho hắt hơi (dấu hiệu Dejerine).
Cách phòng ngừa
- Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ. Tránh các động tác nhanh, mạnh, đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng, cúi ngửa thường xuyên.
- Luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng. Luôn luôn tập khởi động trước khi bắt đầu các động tác: bơi lội, chạy, thể thao…
Kích thích tủy sống bằng phẫu thuật đặt điện cực trị đau lưng mạn tính
Người bệnh C.V.Đ (70 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) được phẫu thuật lấy thoát vị đĩa đệm L4L5 cách đây 10 năm, sau phẫu thuật người bệnh vẫn đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng nhưng trong mức có thể chịu được.
Cách nhập viện gần 4 năm, người bệnh bị gãy cột sống thắt lưng L1L2, được phẫu thuật bắt vít cột sống tại bệnh viện địa phương. Sau đó, ông có thể vận động tứ chi bình thường nhưng không thể ngồi và đứng vì quá đau lưng. Ông Đ. đã điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng cơn đau vẫn không cải thiện.
Đến khám tại Phòng khám Đau mạn tính, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và đốt sóng cao tần nhưng tình trạng chỉ cải thiện hơn 1 tháng. Cơn đau tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật đặt điện cực kích thích tủy nhằm kiểm soát đau cho người bệnh. Ca phẫu thuật diễn ra ngày 18.8 tại Tuần lễ Đào tạo y khoa thường niên Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM năm 2022.
Đây là kỹ thuật tiên tiến trong điều trị đau ở những người bệnh đã phẫu thuật cột sống hoặc di chứng viêm tủy, nhồi máu tủy nhưng không kiểm soát đau bằng thuốc được.
Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe người bệnh ổn, tiếp tục được theo dõi điều chỉnh máy đặt điện cực. Hiện người bệnh được tập phục hồi chức năng sau mổ, có thể vấn động nhẹ. Dự kiến người bệnh giảm được 50% tình trạng đau mà không cần các phương pháp giảm đau khác.
Ê kíp thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân. ẢNH BVCC
Ngày 22.8, TS.BS Lê Viết Thắng (Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết với phẫu thuật này, bác sĩ đưa một điện cực vào ngoài màng cứng tủy sống, sau đó nối với một máy phát xung đặt dưới da. Xung điện được phát ra sẽ kích thích sừng sau tủy sống, kiểm soát các cơn đau ở cột sống. Việc triển khai phẫu thuật này giúp người bệnh đau mạn tính được điều trị theo phác đồ tiên tiến nhất, giảm 50-70% tình trạng đau, có thể vận động, sinh hoạt bình thường và ngưng được các phương pháp điều trị đau khác.
TS.BS Lê Viết Thắng cho biết, đau lưng mạn tính có thể gặp ở người bệnh sau phẫu thuật cột sống (bắt vít, lấy nhân đệm, lấy u...), nhưng cơn đau vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 10-30% người bệnh sau phẫu thuật cột sống mắc hội chứng này.
Bị co giật: Khi nào cần phải đi cấp cứu? Nhiều người hoảng hốt khi nhìn thấy một ai đó bị co giật. Dù các cơn co giật này là đáng sợ nhưng không phải tất cả đều nguy hiểm và cần đến bệnh viện cấp cứu. Co giật xảy ra khi xuất hiện cùng lúc quá nhiều hoạt động điện não. Tình trạng này gây ra các hành vi bất thường và...