Đậu phụ mua về 1 ngày là chua, bảo quản theo những cách này để cả tháng vẫn ngon
Nếu bạn mua nhiều đậu phụ về để ăn dần, hãy bảo quản theo những mẹo dưới đây đảm bảo để lâu vẫn ngon như thường.
Đậu phụ là món ăn đơn giản rẻ tiền nhưng lại có thể chế biến thành nhiều món ngon và hấp dẫn. Thông thường đậu phụ mua về chỉ để được trong ngày là chua. Do đó, để hạn chế ra đường mùa dịch COVID-19, chị em có thể mua nhiều đậu một chút ăn dần. Dưới đây là một vài cách bảo quản đậu phụ để từ 3 ngày, 1 tuần thậm chí là 3 tháng vẫn có thể dùng được.
CÁC CÁCH BẢO QUẢN ĐẬU PHỤ
1. Ngâm trong nước để trong tủ lạnh
Nếu muốn để đậu phụ lâu hơn, bạn có thể làm lạnh nó bằng cách đặt đậu phụ vào một âu nước, đậy kín. Sau đó cho âu nước này vào trong ngăn mát tủ lạnh. Sau đó, thay nước hàng ngày để giữ độ tươi và ẩm cho đậu phụ.
Bằng cách này bạn có thể bảo quản đậu được 1 tuần.
2. Trữ đậu bằng ngăn đá
Nếu muốn để đậu phụ lâu hơn một tuần, tốt nhất hãy để đậu lên ngăn đá. Đậu phụ đông lạnh có tuổi thọ lên tới 3 tháng.
Hãy cắt đậu thành từng miếng vừa ăn rồi đặt lên một tấm giấy nến, rồi cho vào ngăn đá để đóng băng. Sau đó chuyển nó sáng một hộp kín, tiếp tục bảo quản.
Khi ăn, chỉ cần lấy đậu ra, rã đông, và ép cho nước trong đậu chảy ra trước khi chế biến.
Đậu phụ đông lạnh có kết cấu chắc chắn, xốp hơn nên nhiều đầu bếp lại thích chế biến chúng hơn cả đậu phụ tươi.
3. Ngâm với nước muối nhạt
Đầu tiên, chuẩn bị một hộp đựng bằng thủy tinh sạch, thêm một thìa muối ăn vào và đổ một lượng nước thích hợp vào, khuấy cho muối tan.
Dùng dao, cắt đậu thành các miếng dài, sau đó thả vào hộp thủy tinh có chứa nước muối đã chuẩn bị.
Rắc thêm một chút hạt tiêu lên trên. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, cho hộp đậu phụ ngâm vào tủ lạnh. Muối chứa natri clorua có khả năng khủ trùng và giúp đậu giữ được độ ẩm.
Bảo quản đậu như vậy trong 2-3 ngày vẫn mềm, tươi ngon!
Nếu không mua được đậu phụ, bạn có thể tự làm đậu phụ ngay tại nhà theo công thức siêu đơn giản dưới đây:
TỰ LÀM ĐẬU PHỤ
Nguyên liệu:
- 250gr đậu nành khô
- 1,2 lít nước
- 20ml giấm; 20ml nước cốt chanh; 20gr muối; 100ml nước lạnh hòa chung trong 1 cái bát.
Thực hiện:
- Đậu nành vo sạch ngâm qua đêm. Sau đó xả qua nước lạnh thật sạch (bạn có thể bóp bỏ vỏ tùy ý). Cho đậu nành cùng với lượng nước phía trên vào máy xay nhuyễn.
Cho hỗn hợp (bước 1) vào miếng vải mỏng vắt lấy nước.
- Cho nước đậu nành vào nồi nấu sôi 20-25 phút ở lửa vừa. Sau đó cho chén giấm-chanh -muối vào khuấy đều tay nấu 5-7 phút cho đậu nành kết thành những mảng nhỏ. Tắt bếp để hơi nguội.
- Trải 1 miếng vải mỏng lên rổ nhỏ, sau đó múc các mảng đậu nành cho vào bọc lại.
- Lấy 1 vật nặng đè lên miếng đậu vài tiếng để nước thoát hết ra ngoài và đậu kết thành miếng. Độ nặng hoặc nhẹ của vật chèn lên sẽ khiến đậu chặt miếng hay mềm miếng. Nếu bạn thích ăn đầu mềm vừa thì đừng chèn vật nặng quá nhé.
Bây giờ bạn lấy miếng đậu phụ tự làm ra cắt từng miếng vuông nhỏ chấm xì dầu ăn ngon và thơm vô cùng.
MỘT VÀI MÓN NGON TỪ ĐẬU PHỤ
1. Đậu phụ rim chua ngọt
Chuẩn bị:
- 3 bìa đậu
- 1/2 thìa đường
- 2 thìa xì dầu
- 1 nhánh hành lá
- 1 thìa giấm; 1 thìa tinh bột ngô; 1 ít muối; dầu ăn vừa đủ
Cách làm:
- Trong một bát, cho giấm, đường, xì dầu, muối, khuấy đều, để riêng là nước sốt.
- Tinh bột ngô hòa thêm với một chút nước trong 1 bát.
- Đậu phụ cắt miếng vừa ăn.
- Cho dầu ăn vào chảo, sau đó cho đậu vào rán vàng hai mặt.
- Sau đó đổ nước sốt vào, sau đó thêm chỗ tinh bột ngô đã hòa nước vào.
- Đun liu riu từ 1-2 phút cho đậu phụ ngấm gia vị thì rắc hành lá thái nhỏ lên, tắt bếp.
- Món đậu rim chua ngọt này ăn với cơm thì ngon chẳng còn gì bằng.
2. Đậu sốt thịt
Nguyên liệu:
- 1 miếng đậu phụ non to
- 200g thịt băm
- 2 quả trứng
- 2-3 thìa nước tương, 1 thìa dầu hào, 1 thìa rượu nấu ăn, 1 thìa tỏi băm, xíu gừng băm, 1 xíu muối, 1 thìa tinh bột hòa với nửa bát con nước,1 bát con nước, hành lá thái nhỏ
Cách làm:
- Đậu phụ cắt thành các lát có kích cỡ khoảng 0.5cm.
- Xếp đậu gọn gàng đẹp mắt vào trong một chiếc đĩa sâu lòng.
- Đập hai quả trứng vào giữa đĩa đậu, dùng đũa đánh đều riêng 2 quả trứng.
- Sau đó cho đĩa đậu trứng vào hấp trong nồi nước sôi khoảng 8 phút.
- Cho dầu ăn vào chảo nhỏ, xào thịt băm cho đến khi nó đổi màu.
- Sau đó, thêm tỏi và gừng băm nhỏ vào xào. Tiếp theo thêm muối, nước tương, dầu hào, rượu nấu ăn, hạt tiêu, đảo đều cho thịt nhuộm màu nâu.
- Thêm 1 bát nước con vào nấu trong 3-5 phút. Cuối cùng đổ vào nửa bát tinh bột nước và nấu cho đến khi nước sốt sệt lại. Nêm nếm lại cho vừa miệng.
- Sau đó, chỉ cần đổ thịt băm vào đậu phụ, và rắc một ít hành lá ở trên cùng rồi thưởng thức.
- Món đậu ăn kiểu này rất tươi ngon, mềm, nóng hổi vô cùng hấp dẫn.
3. Đậu phụ viên tròn sốt cà chua
Nguyên liệu:
- 400gr đậu phụ, củ cà rốt, 150 gr thịt lợn xay, củ hành tây.
- 1 lát gừng, 3 tép tỏi, 2,5 thìa canh tinh bột ngô, hành hoa, xì dầu, dầu hào, hạt tiêu, đường, gia vị.
Thực hiện:
- Đậu phụ rửa sạch, để ráo, thấm khô nước và nghiền nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, băm thành những miếng nhỏ.
- Cho đậu phụ, thịt xay, cà rốt cùng thìa canh tinh bột ngô, thìa cà phê hạt tiêu vào bát và trộn đều.
- Sau khi đã trộn xong đậu, thịt, cà rốt và các loại gia vị, thêm 1 thìa canh bột ngô lên trên, tiếp tục trộn đều.
- Viên hỗn hợp đã trộn thành những viên tròn nhỏ đều nhau.
- Đổ dầu vào trong chảo, đun nóng già và thả viên đậu vào rán ngập dầu đến khi chuyển sang màu vàng sậm là được.
- Hành tây, gừng, tỏi băm nhỏ. Hành hoa cắt khúc nhỏ, để ráo nước.
- Cho một chút dầu ăn vào chảo, đổ các nguyên liệu hành tây, gừng, tỏi cùng 1 thìa canh dầu hào, một chút đường, gia vị sao cho vừa miệng và đảo đều.
- Hòa 1 thì canh tinh bột ngô với nước để nguội, từ từ đổ vào phần nước sốt. Nguấy đều và đun sôi đến khi có một chảo nước sốt sánh mịn.
- Cho phần đậu vừa rán vào chảo nước sốt, đun ở lửa trung bình trong 5 phút.
- Rắc hành hoa lên trên, dọn ra đĩa và dùng nóng.
4. Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua
Nguyên liệu:
- 4 bìa đậu phụ to
- 200g thịt mông xay nhỏ
- 1 nắm hành lá; 1 củ hành ta; 3 quả cà chua lớn
- Gia vị: Bột canh, đường, nước mắm, ớt vừa đủ
Cách làm:
- Đậu phụ cắt đôi theo chiều ngang. Dùng dao rạch hình vuông ở giữa mỗi miếng đậu nhỏ, dùng thìa múc phần đậu bên trong hình vuông ra nhưng không làm thủng đáy miếng.
- Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu.
- Hành lá thái nhỏ, hành củ bóc vỏ thái nhỏ.
- Trộn thịt với một ít đậu được múc ra cho mịn. Thêm xíu bột canh, hành lá, rồi trộn đều.
- Dùng thìa, xúc phần thịt này vào giữa các miếng đậu. Dùng thìa ấn nhẹ và miết cho mịn. Làm lần lượt cho đến hết.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho đậu nhồi thịt vào rán vàng cả hai mặt nhưng không cần rán kỹ quá sẽ khiến đậu và thịt bị khô. Sau đó cho đậu ra đĩa.
- Phi hành củ thơm trong nồi với ít dầu ăn. Sau đó, cho cà chua vào xào. Thêm nước mắm, bột canh, đường vừa đủ vào. Đun cho đến khi cà chua nhuyễn.
- Thêm chút nước nếu cà chua đặc quá. Sau đó, thêm đậu phụ nhồi thịt rán vào. Đun nhỏ lửa cho đến khi đậu ngấm cà chua và gia bị.
- Cho đậu nhồi thịt ra đĩa sâu lòng, rưới sốt cà chua lên trên, trang trí ít hành lá lên rồi thưởng thức nhé!
- Món đậu nhồi thịt sốt cà chua tuy giản dị nhưng vô cùng trôi cơm.
Chúc các bạn thành công!
Hạn chế ra đường vì dịch, 9X mách cách bảo quản thực phẩm để lâu vẫn tươi ngon
Việc bảo quản thực phẩm đã giúp Nguyễn Thảo có thể chủ động hơn trong việc lên thực đơn hàng ngày cũng như hạn chế phải ra ngoài đi chợ mùa dịch.
Video kinh nghiệm bảo quản thực phẩm của Nguyễn Thảo
Dịch bệnh COVID-19 ở Sài Gòn ngày càng diễn biễn phức tạp, vì thế để hạn chế ra đường nhất có thể, cô nàng Nguyễn Thảo đã tiến hành dự trữ một số loại rau củ quả, gia vị và thực phẩm. Thảo chia sẻ, thực ra, từ trước đến nay cô đã có thói quen dự trữ thực phẩm chứ không chỉ riêng trong mùa dịch này. Nhưng trước đây thì 9X chỉ dự trữ từ 3 - 5 ngày.
Với Thảo, việc bảo quản thực phẩm vừa tiết kiệm được thời gian đi chợ, thời gian sơ chế bảo quản, và rất chủ động trong các bữa ăn hàng ngày. Bảo quản thực phẩm giúp cô biết trước kế hoạch ăn uống của mình và kết hợp các nguyên liệu đã mua để nấu nướng mà không bị "bỏ rơi" một món nào dài ngày dẫn đến tình trạng phải bỏ đi do hư hỏng.
Tuy nhiên, đợt này, mẹ của 9X đã "tiếp tế" rất nhiều thực phẩm cả tuần ăn không hết, do đó, cô nàng lên kế hoạch bảo quản lâu hơn.
Dưới đây là kinh nghiệm bảo quản thực phẩm của Thảo, các bạn có thể tham khảo:
1. TỎI
- Tỏi rửa sạch, thấm khô hết nước.
- Xay nhuyễn, cho vào khay đá tổ ong có nắp và cho vào tủ đá 4 tiếng, sau đó lấy ra cho vào lọ thủy tinh và để lại vào ngăn đá để khi nào nấu ăn thì lấy từng viên ra dùng dần.
2. HÀNH LÁ
- Hành lá rửa sạch, để ráo nước.
- Một phần cắt nhỏ để vào ngăn đông dự trữ lâu (chiên trứng, nấu ăn)
- Một phần cắt khúc cho vào hộp có lót giấy, phủ một lớp giấy khác trên mặt hành và đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát
3. ỚT
- Ớt rửa sạch, thấm khô hết nước.
- Một phần để ngăn đông (sử dụng trong nấu nướng)
- Một phần cho vào hộp có lót giấy, phủ một lớp giấy khác trên mặt ớt và đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát (làm nước chấm).
4. GIÁ VÀ ĐẬU PHỤ
- Rửa sạch và đậu phụ cho vào hộp, đổ ngập nước lên giá/ đậu phụ. Đóng nắp, giá đỗ để được từ 7-10 ngày (có thể thay đổi tuỳ vào mầm đỗ).
5. CÀ CHUA
- Cà chua bi: rửa sạch, thấm khô, để vào hộp có lót giấy và không quên phủ một lớp giấy trên mặt cà chua, bảo quản trong ngăn mát
- Cà chua lớn: để ở ngoài, nhiệt độ phòng
6. RAU XANH
- Tất cả đều không rửa nước. Cho vào hộp có lót giấy, phủ thêm một lớp giấy trên mặt rau và đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát
7. CÀ RỐT
- Không cần rửa trước, cắt bỏ bớt lá cà rốt vì lá sẽ hút ẩm và khiến cà rốt hỏng nhanh, gói cà rốt bằng giấy bếp và cho vào hộp, bảo quản trong ngăn mát
8. BÍ NGÒI, ỚT CHUÔNG, SÚP LƠ XANH
- Không cần rửa trước, dự trữ trong túi giấy hoặc gói bằng giấy và cho vào hộp, bảo quản trong ngăn mát
9. KHOAI TÂY, KHOAI LANG
- Bảo quản ở ngoài, thoáng khí, nơi không gian tối nhất trong bếp. Kỹ hơn có thể để một quả táo vào cùng thì khoai tây sẽ không mọc mầm. Tránh để gần hành tây sẽ làm khoai tây nhanh hư hơn.
- Khoai lang cũng bảo quản ở ngoài, thoáng khí.
10. THỊT, CÁ, TÔM CÁC LOẠI
- Rửa sạch, để thật ráo nước và bảo quản ở ngăn đông và chia theo từng bữa ăn để vào từng hộp để tiện rã đông và chế biến.
- Nếu hộp lớn thì lót giấy nến để ngăn cách các phần ăn ra để lấy cho dễ. Tránh trường hợp rã đông rồi ăn không hết lại cho vào tủ lạnh tiếp thì không tốt.
11. CÁC NGUYÊN LÀM SINH TỐ
Các nguyên liệu làm sinh tố rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ (Chuối, bơ và rau kale)
Chia thành từng lần ăn vào từng túi zip và bảo quản ở ngăn đông. Sáng lấy ra xay ăn sáng rất tiện.
12. NGÒ RÍ (rau mùi)
Cho vào lọ thủy tinh, đổ vào ít nước và dùng chiếc túi nilon trùm lên trên, để vào tủ lạnh sẽ tươi rất lâu.
CÁCH KHỬ MÙI CHO TỦ LẠNH
Để nhiều đồ nên cô hay khử mùi và giữ tủ lạnh thơm tho bằng cách:
- Vỏ cam, quýt, bưởi ăn cho vào tủ lạnh cho thơm.
- Nếu không có vỏ các loại trên thì có thể cắt vài lát chanh để vào tủ
Cô gái Sài Gòn hướng dẫn mẹo trữ rau hành ngò tươi xanh cả tháng mà không hỏng Bạn chỉ cần học theo Cẩm Hằng thay đổi cách bảo quản hành, ngò là có thể sử dụng cả tháng vẫn tươi ngon, tô canh thêm hấp dẫn đậm vị. Người dân Sài Gòn đang trải qua những ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Việc mua sắm lương thực và...