Đấu pháo ở Donetsk
Một buổi sáng, giọng nói nghe sột soạt trên sóng radio vang lên ra lệnh cho những chiếc xe tăng tiến vào vị trí trong một khu dân cư ở Donetsk. Những chiếc xe bọc thép của lực lượng đòi độc lập lăn bánh tới địa điểm với sự yểm trợ của một xe chở theo các tay súng.
Chỉ vài phút sau đó, đạn pháo lao qua bầu trời hướng về phía của phe chính phủ Ukraine trước khi những chiếc xe rời đi vì hết đạn dược.
Một người phụ nữ ôm con đứng khóc gần ngôi nhà bị đạn phá hủy tại Horlivka, Đông Ukraine ngày 11/6. (Ảnh: AP)
Một lúc sau, đạn pháo lại bay qua bầu trời theo hướng ngược lại. Có vẻ như đó là màn đáp trả từ phía quân đội Ukraine, và điểm đến của chúng là một khu vực vẫn còn hàng trăm gia đình sinh sống với cơ sở vật chất vốn đã bị tàn phá nặng nề do cuộc xung đột dai dẳng.
Những cuộc đấu pháo như vậy giữa hai phía không phải là chuyện hiếm trong cuộc xung đột vốn dĩ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 6.454 người tại Ukraine theo thống kê của Liên hợp quốc, bao gồm cả lực lượng tham chiến lẫn dân thường. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho hay, ít nhất 68 trẻ em đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Ukraine, nguyên nhân gây tử vong trong nhiều trường hợp là do đạn pháo.
Cũng theo UNICEF, trong tuần qua, các cuộc giao tranh bằng vũ khí hạng nặng nổ ra ở ngoại ô Marinka của Donetsk đã khiến một số trẻ bị thương. Sau nhiều tháng chiến sự tạm lắng nhờ đạt được thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng 2 năm nay, dân thường lại tiếp tục trở thành nạn nhân trong những cuộc so găng của hai phía trong bối cảnh các quan chức Ukraine vẫn cáo buộc phe đòi độc lập tìm cách làm bùng nổ một vòng chiến tổng lực mới, còn chính quyền nổi dậy tuyên bố muốn đẩy lui quân đội Ukraine, đồng thời cầm chân lực lượng này càng xa khu vực dân cư càng tốt.
Việc căng thẳng có dấu hiệu leo thang đang đặt người dân ở Đông Ukraine vào tình thế nguy hiểm. Hôm 15/6, người dân đã tổ chức một cuộc tuần hành tự phát với thông điệp yêu cầu kết thúc chiến tranh: Kế hoạch của quân đội Ukraine cần bị phá bỏ, và vũ khí của phe đòi độc lập cần được di dời.
Trước phản ứng của người dân, chỉ huy phe nổi dậy khẳng định vũ khí hạng nặng không có mặt trên tiền tuyến. “Không có loại vũ khí nào như thế ở đây. Chúng tôi đã di chuyển chúng đi khỏi đây. Chúng tôi sử dụng vũ khí nhỏ và đó là tất cả. Chúng tôi không vi phạm thỏa thuận ngừng bắn…”, người đứng đầu một đơn vị của phe đòi độc lập trên tiền tuyến gần sân bay Donetsk cho hay.
Trái lại, theo người phát ngôn của phe nổi dậy Eduard Basurin, hai thường dân đã thiệt mạng vì đạn pháo của quân đội hôm 11/6 “ở quận Kuibyshev của Donetsk”. Một trong hai nạn nhân đang ngồi uống bia ngoài trời thì bị sức ép của vụ nổ đạn pháo hất văng vào một hàng rào gần đó.
Video đang HOT
Như thường lệ, quân đội Ukraine cũng luôn bác bỏ việc nhắm bắn vào khu vực dân cư dù những cuộc điều tra tại hiện trường của các quan sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho thấy đạn pháo được bắn ra từ những vị trí của quân đội Kiev.
Nằm ở phía tây Donetsk, cánh đồng cách làng Pisky vài km là điểm nóng hỏa lực. Nơi đây là bãi phóng đạn pháo của quân đội Ukraine, đồng thời cũng là nơi dừng chân của những quả đạn pháo được bắn ra từ phía phe nổi dậy. Hoàng hôn tan, đạn pháo lại lần lượt bay qua bay lại trên bầu trời.
Ôm cậu con trai Misha trong lòng, anh Dmitry Nosov kể về một cuộc thoát thân khỏi đạn pháo của gia đình. “Đạn pháo đến bất ngờ, rồi chúng tôi bỏ chạy. Khi ra bên ngoài, chúng tôi nhìn thấy một ngôi nhà đang bốc cháy. Đứa trẻ này phải chịu đựng tất cả mọi chuyện. Sao đây lại là lỗi của chúng tôi cơ chứ”.
Theo Anh Tiếu/AP/baotintuc.vn
Ukraine: Thùng thuốc súng lại nổ, Nga EU "ăn miếng trả miếng"
Quân đội Ukraine và lực lượng miền Đông ngày 3/6 lại lao vào một cuộc giao tranh ác liệt chưa từng có kể từ Thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2.
Theo tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, 15 binh sĩ miền Đông đã thiệt mạng trong trận chiến diễn ra tại các căn cứ xung quanh khu vực Donetsk sáng 3/6.
Ngoài ra, hai dân thường khác cũng thiệt mạng khi chiếc xe hơi của họ bị trúng đạn pháo trong cuộc không kích xảy ra tại khu vực cách vùng lãnh thổ do chính phủ kiểm soát khoảng 20km.
Một khu chợ ở Donetsk bị trúng pháo hôm 3/6
Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ra thông báo tố cáo lực lượng miền Đông tiến hành "cuộc tấn công quy mô lớn" vào khu vực quân đội Kiev vào lúc 4 giờ sáng qua: "Ở hướng Mariynka, đối phương đã triển khai 10 xe tăng và gần 1.000 quân tấn công vào các vị trí của quân đội Ukraine. Các hệ thống pháo tự hành 2S1 Carnation đã được sử dụng để yểm trợ cuộc tấn công này".
Đây là lý do quân đội Kiev phải sử dụng pháo hạng nặng, như xe tăng, xe bọc thép chiến đấu bộ binh và pháo 152mm, những loại vũ khí bị cấm theo thỏa thuận hòa bình Minsk "đáp trả" để đẩy lùi cuộc tấn công và tránh thương vong cho binh lính.
Phản bác lại tuyên bố của phía Ukraine, lực lượng đối lập miền Đông tuyên bố quân đội Kiev gây chiến bằng các vụ pháo kích liên tục vào khu vực ranh giới của lực lượng này. Ông Eduard Basurin, phó tư lệnh lực lượng Donetsk cho biết, các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine đã khiến hơn 100 người bao gồm cả binh lính thương vong.
Đây được xem là bước leo thang cao nhất trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine trong nhiều tháng trở lại đây và đó cũng là diễn biến đầy thách thức đối với thỏa thuận ngừng bắn mong manh đang được áp dụng ở miền đông Ukraine từ hồi tháng 2.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk tố cáo việc lực lượng đối lập miền Đông tiến hành hoạt động quân sự ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7) ở Đức một lần nữa vi phạm Thỏa thuận Minsk về giải quyết tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraine.
Phát biểu trong chuyến thăm Trung tâm Quốc tế gìn giữ hòa bình và an ninh của Bộ chỉ huy tác chiến miền Tây tại thành phố Yavorov (tỉnh Lvov), ông Yatsenyuk cũng bày tỏ hy vọng tại hội nghị G-7 "cộng đồng quốc tế sẽ có đánh giá thích hợp về hành động của Nga".
Nga- EU nóng cuộc chiến trừng phạt
Trong bối cảnh chiến sự miền Đông leo thang đẩy cuộc khủng hoảng Ukraine đến mức không lối thoát, giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) lại có những động thái đẩy quan hệ 2 bên tới chỗ không thể hóa giải.
Liên minh châu Âu ngày 2/6 đã có biện pháp đáp trả đầu tiên sau khi Nga công bố "danh sách đen" 89 nhân vật chính trị và ngoại giao châu Âu không được phép nhập cảnh nước này.
Trong một thông cáo, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz ngày 2/6 thông báo, Đại sứ Nga tại EU Vladimir Tchijov đã bị "cấm cửa" tại thể chế châu Âu này, cùng với một nhân vật chính trị khác của Nga, song không nêu cụ thể.
Cơ quan lập pháp của EU cũng quyết định đình chỉ hợp tác với Ủy ban hợp tác nghị viện Nga- EU và đánh giá quyền tiếp cận của các nghị sĩ Quốc hội Nga dựa trên từng trường hợp cụ thể.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo sẽ đáp trả đòn trừng phạt của EU (ảnh: RIA Novosti)
Trong khi đó, Chính phủ Nga ngày 2/6 đã bác bỏ những chỉ trích của EU, đồng thời khẳng định, quyết định của nước này là phù hợp và chỉ được đưa ra sau các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Theo các nhà phân tích, các đòn "ăn miếng trả miếng" mới này giữa Nga và EU hoàn toàn không bất ngờ. Bởi thực tế cuộc chiến giữa 2 bên chưa bao giờ hạ nhiệt, dù thỏa thuận hòa bình đạt được tại Minsk (Belarus) hồi tháng 2/2015 phần nào làm dịu lập trường của các bên. Nga và EU không dễ tìm được tiếng nói chung khi những xung đột về lợi ích liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine là quá lớn. Và chính "sự không khoan nhượng" giữa hai ông lớn này đã khiến cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine càng trở nên phức tạp.
Mới đây nhất, cuộc họp nhóm tiếp xúc về Ukraine (gồm các đại diện chính phủ Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu) với lực lượng đối lập tại miền Đông Ukraine dự kiến diễn ra ngày 2/6 đã không thể được tổ chức theo kế hoạch và các bên tiếp tục đổ lỗi cho nhau đã phá hỏng các cuộc đàm phán.
Thêm vào đó Wall Street Journal (Mỹ) ngày 3/6 lại cung cấp thêm "tin xấu". Tại hội nghị thượng đỉnh cuối tháng này, EU sẽ công bố chính thức quyết định kéo dài các lệnh trừng phạt kinh tế Nga đến hết tháng 1/2016. Đáng lẽ lệnh trừng phạt này sẽ hết hạn vào tháng 7/2015.
Đáp lại, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich tuyên bố Nga sẽ gia hạn biện pháp cấm vận thực phẩm nếu các lệnh trừng phạt chống lại Nga không được hủy bỏ.
Interfax dẫn lời ông Dvorkovich nói: "Điều đó phụ thuộc vào hành động của các đối tác đã áp đặt lệnh trừng phạt Nga. Nếu các biện pháp trừng phạt không được hủy bỏ thì lệnh cấm vận (của Nga) vẫn sẽ còn hiệu lực"./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN
Nga công bố danh tính nhân chứng quan trọng trong vụ MH17 Ủy ban Điều tra của Nga đã xác định được danh tính của nhân chứng quan trọng trong vụ tai nạn của máy bay mang số hiệu MH17 tại khu vực Donetsk ở Ukraine. Hiện Mátxcơva đang bảo vệ nhân chứng này. Anh Evgeny Agapov. (Ảnh: RT) Đó là anh Evgeny Agapov, nhân viên kỹ thuật hàng không của Không quân Ukraine. Anh...