Đâu phải lỗi tại phong bì?
Vừa bước ra khỏi lớp, cậu học trò tên H chạy với theo cô: “Cô ơi! Mẹ con tặng cô món quà”. Vừa nói, cậu học trò lớp 2 vừa cầm tờ bạc 200.000 đồng dúi vào tay cô giáo.
Sau giây phút ngỡ ngàng, cô giáo đã cầm tờ tiền nhét vào túi học trò cùng với lời dặn: “Con về nói với mẹ, cho cô gửi lời cảm ơn. Cô tặng lại cho con để mua sách vở”.
Cậu bé cố nài nỉ: “Cô nhận đi, hai trăm ngàn lận đó. Mẹ nói đi tết cho cô”.
Gượng cười, cô xoa đầu cậu bé, nhẹ nhàng nói: “Cô nhận rồi và tặng lại cho con, về đưa lại cho mẹ để mua đồ nhé!”.
Gửi lại món quà cho H. nhưng lòng cô vẫn miên man nỗi buồn. Bao câu hỏi cứ gợn lên: “Tại sao phụ huynh có thể đưa tiền cho cậu bé 7 tuổi cầm một cách trần trụi lên tặng giáo viên như thế? Tại sao người lớn lại có thể đầu độc trẻ thơ bằng những việc làm thực dụng đầy toan tính của mình?”…
Ảnh minh họa.
Sáng hôm sau đến lớp, cậu bé H. vội chạy đến ngay bàn cô và nói lớn: “Hôm qua, con đem tiền về trả mẹ, ba biết được đã mắng mẹ một trận và hai người cãi nhau”.
Cô giật mình, chưa kịp gặng hỏi ngọn ngành, cậu bé đã thao thao kể: “Ba nói mẹ, ai đời đưa tiền cho đứa con vắt mũi chưa sạch mang tặng cô. Bà tưởng ai cũng ham tiền như bà hay sao?”…
Tiết học hôm ấy trôi qua thật nặng nề với cô.
Video đang HOT
Khi cô vừa bước xuống sân trường, một người phụ nữ trẻ rụt rè bước tới và ngập ngừng nói: “Cô, em là mẹ của cháu H. Cháu về nói: “Tết, mẹ tặng quà cho cô con đi”, em nghĩ đưa tiền để cô ưng mua gì tùy ý. Em chưa kịp bỏ tiền vào phong bì, sáng qua đi học nó đã cầm luôn. Ba nó biết chuyện la em cả ngày hôm qua”.
Vừa nói, người mẹ cầm chiếc phong bì đưa lại cho cô giáo với lời nói: “Cô cầm giùm em, vì em không biết mua quà gì”.
Cô giáo đã phải giải thích cặn kẽ: “Tôi không nhận, không phải vì chiếc phong bì. Chị cầm lấy và cứ yên tâm, dạy dỗ học sinh là trách nhiệm của giáo viên chúng tôi”.
Nghe thế, người mẹ ngượng ngùng nói: “Em thành thật xin lỗi cô. Vậy mà trước nay em cứ nghĩ quà cho thầy cô thì cứ đưa phong bì…”.
Bao năm nay, cô từng trả lại biết bao phong bì phụ huynh tặng vào các ngày 20/11, 8/3 và dịp tết. Chẳng phải cô chê ít hay gia đình cô có điều kiện nên chê tiền, như lời nhận xét không tốt của một số người.
Học sinh của mình còn nghèo, cô không muốn tạo nên một tiền lệ xấu, cứ dịp lễ tết là nhận phong bì từ phụ huynh. Nếu như thế, sẽ tạo nên một áp lực lớn cho những gia đình còn khó khăn.
Và cô còn sợ lòng mình dao động khi bị những món quà vật chất chi phối.
Theo Tuổi Trẻ
Thầy cô giáo vùng cao không dám nghĩ về quà Tết
Những người thầy, cô cõng chữ lên non chẳng bao giờ dám nghĩ đến quà Tết từ phụ huynh học sinh. Họ chỉ mong trẻ con nơi khó khăn được ăn no, mặc ấm, đến lớp đầy đủ.
Thời khắc chuyển giao năm cũ, cô giáo Cao Thị Nghĩa (Trường tiểu học Mường Lồng I, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) nhớ lại khoảnh khắc chứng kiến bữa cơm trắng với quả ớt tươi, nước lã của học trò ngày mới lên đây công tác năm 2002. Chính bữa cơm trong căn bếp lụp xụp đã khiến cô yêu trò hơn và quyết tâm bám bản.
Quà Tết là gạo nếp, hạt hầu
13 năm công tác trong nghề, đối với cô Nghĩa "quà Tết hiếm lắm", nếu có cũng chỉ là cân gạo nếp, con gà, rau, hạt bầu về làm quà. Cô giáo cắm bản không chạnh lòng mà thấy thương học sinh nhiều hơn, khi đợt rét kỷ lục tháng 12 vừa qua khiến cây cối đông đá, rau cỏ dập nát, thức ăn khan hiếm, chẳng ai ra khỏi nhà, chỉ ngồi trong nhà sưởi lửa.
Cô Cao Thị Ngĩa tâm sự về học trò. Ảnh: Quyên Quyên.
Cô Nghĩa kể, thương nhất bọn trẻ, lúc đi học trở lại, chúng chỉ mặc một, hai chiếc áo sơ mi mỏng đã sờn cũ, đi đôi dép tổ ong. Những người miền xuôi lên từ thiện không khỏi rưng rưng nước mắt khi thấy các em co ro giữa buốt lạnh.
"Mỗi dịp Tết đến, tôi chẳng dám nghĩ đến quà cáp, bởi cuộc sống ở đây vốn đã khó khăn, phụ huynh còn phải lo miếng ăn, cái mặc. Nếu có một điều ước cho năm mới, tôi chỉ mong các em có được con đường đến trường", cô giáo Nghĩa bày tỏ.
Hầu hết các điểm trường cô Nghĩa dạy là điểm lẻ, học sinh phải đi bộ 2 tiếng đường rừng để đi học. Vất vả nhất là những ngày mưa gió, xe máy phải đi mất 3 tiếng và nhiều chỗ cần hai người đẩy. Cô giáo phải đi ủng, lội bùn.
Là người thầy đầu tiên mang chữ đến cho các em ở Trường tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An), thầy Hồng Hiệp hiểu hơn ai hết điều kiện khó khăn ở đây. 15 năm gắn bó, thầy luôn cảm thấy hạnh phúc khi được nhận món quà nhỏ chân thành của học trò. Đó chỉ là những bông hoa rừng, bó mía, chút rau hay quả bầu, bí... Nhiều lúc cũng thấy chạnh lòng, nhưng thầy Hiệp chia sẻ, đồng nghiệp luôn lạc quan, động viên nhau vượt qua khó khăn.
Những dịp lễ tết, giáo viên vùng cao nơi thầy Hiệp công tác không được nhận quà. Nhưng khi được hỏi về mong muốn năm mới, thầy không mong gì cho bản thân, chỉ ước xây được con đường chính cho học trò đỡ vất vả; phòng học kiên cố để nâng cao chất lượng dạy và học.
Tết chỉ ước được gần con
Bốn năm gắn bó điểm trường mầm non ở Huổi Lếch, Mường Nhé, Điện Biên, cô giáo trẻ (25 tuổi) Phùng Thị Huyền nghẹn ngào khi kể về khó khăn trong công tác giảng dạy.
Thầy và trò Trường tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An). Ảnh: Thầy Hiệp cung cấp.
Từ Tân Sơn (Phú Thọ) lên vùng cao cắm bản, cô Huyền chỉ được về mỗi năm hai lần, là dịp hè và Tết. Ngày ấy, con trai 14 tháng tuổi phải theo mẹ lên Điện Biên. Đó là khoảng thời gian vất vả, nhiều nước mắt. Để đảm bảo sức khỏe, vợ chồng cô Huyền đành gửi con về quê nhờ ông bà nội chăm từ 6 tháng trước.
"Xa con, cứ nghĩ đến là nước mắt mình trực rơi. Mặc dù mình thường xuyên gọi điện, nghe giọng nhưng con chỉ thấy mẹ qua ảnh. Làm cô giáo vùng cao nhiều khi tủi thân lắm, nhưng thấy tụi trẻ trên này nghèo khổ quá nên mình coi như con đẻ", cô Huyền nói.
Món quà Tết lớn nhất của cô giáo này là được gặp con. Người mẹ trẻ mong muốn, thời gian nghỉ Tết chậm lại để được gần con nhiều hơn.
Cô giáo trẻ bày tỏ thêm, khi mới về trường công tác từ năm 2011, nhớ gia đình quá, phải đi bộ lên đồi mấy cây số mới có sóng. Cuộc sống hiện tại của người dân và học sinh vẫn khó khăn nên Huyền không mong ước món quà Tết xa xỉ.
Tết là lúc những đồng nghiệp thường chúc và đồng viên nhau. Món quà của mình là nụ cười trẻ thơ, bó mía, nắm xôi hay bó rau".
Chung cảnh sống xa con, cô giáo Nguyễn Thị Thêu (45 tuổi) gắn bó với các lớp học từ Lũng Thầu đến Phố Cáo (Đồng Văn, Hà Giang) tâm sự, khó khăn đã quen rồi nhưng thấy thương và có lỗi nhất lại chính là con cái của mình.
"Thương con nhưng khi bước lên bục giảng, mỗi giáo viên lại gác việc riêng để tiếp tục dạy học trò, hoàn thành nhiệm vụ. Không bao giờ chúng tôi bù đắp được những năm tháng các con thiếu thốn tình cảm khi không có cha mẹ ở bên", cô Thêu rưng rưng nói.
Theo Zing
Đôi bạn 9X kết nối du học sinh Việt Nam khắp năm châu Qua việc tổ chức thành công Miss Du học sinh 2015 và làm clip du học sinh chúc tết quê nhà, đôi bạn Hà Duy và Hà Dương đã tạo ra sân chơi kết nối sinh viên Việt trên toàn thế giới. Đôi bạn 9X Nguyễn Hà Duy (Đại học Tổng hợp Quốc gia Astrakhan - LB Nga) và Nguyễn Hà Dương (cử...