Dầu ô liu giúp giảm nguy cơ tim mạch và tiểu đường
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tiêu thụ hơn nửa muỗng dầu ô liu mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 15%.
Một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy việc thay thế các loại chất béo khác bằng dầu ô liu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh tim mạch vành, theo Insider.
Tiêu thụ hơn nửa muỗng dầu ô liu mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 15%. Ảnh: Internet
Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Marta Guasch-Ferre, nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, đã xem xét hơn 63.000 phụ nữ và hơn 35.000 nam giới từ năm 1990 đến 2014.
Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ một lượng dầu ô liu vừa phải (hơn nửa muỗng canh) mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 15% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 21%. Điều này đúng ngay cả sau khi tính đến các yếu tố chế độ ăn uống và lối sống khác, theo Insider.
Ngoài ra, thay thế bơ thực vật, chất béo từ sữa bằng dầu ô liu có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 5% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 7%.
Bên cạnh đó, các nhà chuyên gia còn cho biết dầu ô liu là một chất béo không bão hòa lành mạnh, chúng có mức cholesterol LDL ( cholesterol xấu) thấp.
Thêm nữa, tiêu thụ dầu ô liu có liên quan đến việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tuổi thọ sẽ cao hơn nếu tiêu thụ dầu ô liu có kết hợp với tập thể dục, theo Insider.
CHÂU NGUYÊN
Những cách điều trị tại nhà khi không có sẵn thuốc trong tay
Bạn có thể làm gì để giảm đau, ho và đau họng khi không có sẵn thuốc trong tay?
Nếu không có sẵn thuốc ho, mật ong có thể là một lựa chọn tốt
Dưới đây là gợi ý từ các chuyên gia dựa trên những bằng chứng khoa học tốt nhất.
Bị đau nhức: Hãy thử chườm nóng hoặc lạnh
Nếu bạn không thể mua được thuốc giảm đau, chườm nóng, ví dụ bằng chai nước nóng, có thể giúp giảm đau nhức cơ tại chỗ, và chườm đá bọ trong túi trà có thể giúp giảm đau do chấn thương cấp tính như bong gân.
Để giảm đau xoang do cảm lạnh, paracetamol có tác dụng tốt nhất. Nếu không tìm thấy thuốc này trên kệ, hãy hỏi dược sĩ vì họ có thể có lựa chọn thay thế.
Ngoài ra còn có các sản phẩm phối hợp có thể phù hợp, tùy thuộc vào các triệu chứng, chẳng hạn như thuốc chữa cảm lạnh và cúm (ví dụ Lemsip) có chứa paracetamol.
Video đang HOT
Một tổng quan năm 2014 đã đưa ra bằng chứng chất lượng cao cho thấy việc bổ sung caffein (100mg trở lên) vào liều thuốc giảm đau chuẩn thường dùng thuốc giảm đau (thường là paracetamol hoặc ibuprofen) làm giảm đau trong các trường hợp như đau đầu và đau răng.
Caffein được cho là cải thiện giảm đau nhờ làm tăng hấp thu thuốc. Nếu không có sẵn thuốc giảm đau kết hợp với caffeine, hãy uống một tách cà phê với thuốc giảm đau thông thường.
Một cốc cà phê chứa khoảng 100mg caffeine và sẽ có tác dụng tương tự như thuốc phối hợp, và rẻ hơn.
Giảm ho: Hãy thử mật ong
Ho là triệu chứng của bệnh đường hô hấp, bao gồm cảm lạnh, cúm, và cả Covid-19.
Thuốc ho là một trong những thuốc không kê đơn có thể sẽ bị cháy hàng.
"Hầu hết các loại thuốc ho kết hợp các thành phần như thuốc giảm sung huyết [bao gồm pseudoephedrine] và thuốc kháng histamine [như triprolidine], và đã được chứng minh là có hiệu quả chống ho nói chung', bác sĩ Lynda Ware, nghiên cứu sinh cao cấp tại Cochrane UK, một tổ chức xem xét cơ sở bằng chứng để đưa ra những tư vấn y tế, nói.
"Nếu không có sẵn thuốc ho, mật ong có thể là một lựa chọn thay thế tốt".
Một tổng quan Cochrane năm 2018 đã xem xét 6 thử nghiệm và kết luận có bằng chứng cho thấy mật ong giúp ích cho trẻ bị ho - mặc dù mật ong không được khuyên dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
'Mật ong được cho là có đặc tính chống lại vi khuẩn, virus và viêm và nó là một thành phần trong nhiều loại thuốc ho", bác sĩ Ware nói.
"Cũng có ý kiến cho rằng, do tính chất nhờn, mật ong bao phủ cổ họng và nhờ đó có tác dụng làm dịu".
Nút ráy tai: Hãy thử dầu ôliu
Ráy tai có thể rất khó rơi ra khỏi ống tai một cách tự nhiên. Điều này có thể xảy ra do ngoáy tai bằng tăm bông và nhét tai nghe vào tai.
Một số người sử dụng các sản phẩm dạng lỏng hoặc dạng xịt có chứa các dạng hydro peroxide an toàn, làm mềm và làm lỏng ráy tai để tống nó ra ngoài.
Nếu không có sẵn những sản phẩm này, thì 'nước hoặc dầu ô liu cũng sẽ có tác dụng tốt tương đương. Sử dụng ống nhỏ giọt để để nhỏ một vài giọt vào tai, trong khi nằm thẳng.
Tăng cường vitamin C: Hãy thử vitamin D
Có rất nhiều người quan tâm đến vitamin C để tăng cường chức năng miễn dịch, nhưng bằng chứng còn chưa thống nhất.
Một tổng quan Cochrane năm 2013 xem xét vitamin C đối với cảm lạnh thông thường đã tìm thấy bằng chứng là nó có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh chỉ ở những người có hoạt động thể chất cực đoan trong thời gian ngắn, chẳng hạn như vận động viên marathon và vận động viên trượt tuyết.
Cần có sự rõ ràng hơn từ các nghiên cứu tốt hơn về tác động của vitamin C đối với thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh.
Tuy nhiên, ở nhiều nước các thuốc tăng cường miễn dịch, như Berocca, có chứa vitamin C và vitamin B, đang cháy hàng.
Để thay thế, bạn hãy tìm bổ sung vitamin D. Có bằng chứng đáng tin cậy từ một đánh giá năm 2017 trên tờ BMJ rằng bổ sung vitamin D giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, với lợi ích cao nhất cho những người bị thiếu vitamin D.
Chưa rõ vitamin D giúp ích như thế nào, nhưng một giả thuyết cho rằng vitamin D khiến hệ miễn dịch giải phóng các protein để đáp ứng với các mối đe dọa của vi khuẩn và virus, giúp tiêu diệt vi khuẩn.
Cơ thể nhận được vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các nguồn khác bao gồm cá có dầu và nấm shiitake, nhưng phải ăn một lượng lớn để có đủ.
Bằng chứng ủng hộ liều dùng hàng ngày 10mcg.
Đau họng: Hãy thử nước muối hoặc đá lạnh và kẹo mút
Đau họng thường là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn và có nhiều loại thuốc xịt, nước súc miệng và viên ngậm không cần đơn để giúp giảm bớt sự khó chịu.
Những thứ này thường chứa thuốc gây tê để làm tê chỗ đau đau và thuốc sát trùng để loại bỏ nhiễm trùng.
Đa phần viêm họng sẽ tự khỏi trong vòng bảy ngày, nhưng nếu bạn cảm thấy cần một thứ gì đó để làm dịu cơn đau và không có sẵn trong tay các thuốc không kê đơn, thì các bác sĩ khuyên bạn nên súc họng với nước muối.
Muối là chất sát trùng tự nhiên: pha hai thìa cà phê vào cốc 400ml nước và súc họng với nó - nhưng đừng nuốt.
Bạn cũng có thể mút đá lạnh; nước đá được cho là giảm viêm và đau.
Giảm ngứa da: Thử pha yến mạch vào nước tắm
Tình trạng da khô, ngứa, dị ứng là rất phổ biến và rất khó chịu. Nếu không có kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi corticoid thông thường, bạn có thể pha thêm yến mạch vào nước tắm. Yến mạch có tác dụng chống viêm và làm dịu da. Chúng cũng giữ nước và làm sạch da. Đổ một cốc yến mạch vào túi vải thun, buộc chặt lại và thả vào bồn tắm.
Ngoài ra, bạn có thể thêm một muỗng dầu ô liu vào bồn tắm, có tác dụng làm dịu và làm mềm da tương tự.
Bị chắp ở mắt: Thử chườm ấm
Chắp là những ổ áp xe nhỏ đầy mủ trên mí mắt, do nhiễm trùng ở gốc lông mi.
Chắp thường tự khỏi, nhưng nhiều người sẽ mua các loại kem bôi mắt có chứa kháng sinh như chloramphenicol để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Nếu thuốc không có sẵn, một miếng gạc ấm được làm bằng cách ngâm một miếng vải sạch vào nước nóng và áp lên mắt khoảng mười phút sẽ giúp mủ thoát ra và và chữa lành nhanh hơn.
Giảm đau nửa đầu: Thử sữa nóng và nha đam
Đau nửa đầu có thể được điều trị bằng các thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol (nhưng không dùng codein, có thể gây đau đầu hồi ứng).
Khi những thuốc này không hoạt động, có thể dùng các thuốc trị đau nửa đầu như triptans sau 30 phút.
Nếu các thuốc không kê đơn thông thường bị hết hàng, điều tốt nhất để làm là nhốt mình trong phòng tối và uống sữa nóng vì nó có tác dụng an thần.
Bôi gel nha đam lên mặt và thái dương cũng có thể giúp ích. Lý thuyết cho rằng mùi nha đam có tác dụng giãn cơ, có thể làm giảm căng thẳng góp phần gây ra đau nửa đầu.
Chữa lành vết thương tay: hãy thử găng tay bằng vải bông
Nếu việc rửa tay thường xuyên làm cho da bị khô và nứt nẻ, mà bạn lại sắp hết kem bôi tay, hãy thử tiết kiệm lượng kem cuối cùng bằng cách đeo găng tay bằng vải bông qua đêm.
Bác sĩ da liễu Justine Hextall nói: "Nếu bạn thoa một lượng nhỏ bất kỳ loại kem dưỡng ẩm nào lên tay sau khi rửa tay, việc mang găng tay bằng vải bông có thể giữ kem tiếp xúc với da và làm cho kem dưỡng ẩm kéo dài lâu hơn.
Bạn cũng có thể thêm một chút dầu dừa để giữ ẩm lâu hơn. Hãy thử bôi vào các tối trong một tuần. Việc giữ cho hàng rào bảo vệ da nguyên vẹn là rất quan trọng, vì nếu da bị hở sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Chống táo bón: Hãy thử nước ép mận
Thuốc nhuận tràng thường được mua tại nhà thuốc để điều trị táo bón, được định nghĩa là có dưới 3 lần đi đại tiện mỗi tuần hoặc gặp khó khăn khi đi đại tiện.
Có nhiều loại khác nhau - một số có tác dụng kích thích và một số khác thì làm mềm chất thải. Nước ép mận gây kích thích nhẹ cho ruột và kích thích nó hoạt động.
Nước mận chứa sorbitol, một loại đường hút nước vào ruột, có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Tuy nhiên đừng uống quá nhiều, vì nó có thể gây tiêu chảy.
Vết bỏng nhẹ: Hãy thử nha đam
Nếu bạn bị bỏng nhẹ do nấu ăn, nha đam có thể giúp ích.
Sau khi làm mát vết bỏng dưới vòi nước lạnh, xé một lá nha đam và vắt gel bên trong vào vết thương - sau đó băng lại. Nha đam làm dịu, có tác dụng chống viêm và tăng tốc độ chữa lành.
Một nghiên cứu trên 27 bệnh nhân của các nhà nghiên cứu ở Bangkok cho thấy những người được điều trị bằng gel nha đam lành nhanh hơn những người sử dụng gạc Vaseline. Thời gian lành vết thương trung bình là 11,89 ngày, so với 18,19 ngày đối với các vết thương được điều trị bằng gạc Vaseline.
Cẩm Tú
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bảo vệ gan Gan đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, khi xử lý mọi thức ăn và chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả thuốc. Tăng cường các loại rau họ cải (cải bắp, bông cải xanh, cải xoăn và súp lơ). Những thực phẩm này giàu glutathione, chất kích hoạt các enzyme làm sạch độc tố của gan - Ảnh minh...