Đau ngực dữ dội: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Nhồi máu cơ tim là bệnh tim mạch nguy hiểm nhất, diễn biến cực nhanh và nếu chậm trễ cấp cứu bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
Bệnh nhân S. đã được cấp cứu kịp thời.
Bệnh nhân Bùi Văn Sinh (46 tuổi) quê ở Phong Châu – Phù Ninh, Phú Thọ nhập viện trong tình trạng đau dữ dội vùng ngực trái, khó thở, vã mồ hôi nhiều, chân tay lạnh buốt, huyết áp 90/60 mmHg, nhịp tim 40 lần/phút.
Người bệnh được các bác sĩ Đơn vị Tim mạch can thiệp chẩn đoán là sốc tim, nhồi máu cơ tim và được chỉ định đặt máy tạo nhịp tim tạm thời, chụp can thiệp động mạch vành cấp cứu, đặt stent động mạch vành.
Ngay sau can thiệp, tình trạng sức khỏe của người bệnh đã ổn định, không còn đau ngực, khó thở, nhịp tim và huyết áp trở lại bình thường.
Theo Ths. Nguyễn Văn Sơn – Trưởng Đơn vị Can thiệp tim mạch, đây là trường hợp người bệnh do hút thuốc lá, thuốc lào quá nhiều nên dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, vào viện trọng tình trạng đã sốc, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Qua trường hợp người bệnh Sinh, bác sĩ Sơn cũng có lời khuyên cho tất cả mọi người là không nên hút thuốc lá, thuốc lào, khi có những biểu hiện như đau ngực trái, khó thở người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
GS Phạm Gia Khải – nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Quốc gia cho biết, nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch thường gặp ở các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim có giảm so với trước đây nhờ những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên hậu quả và biến chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.
Từ khoảng 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu tiến trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.
GS Khải cho biết ở người bình thường khi bị đau thắt ngực phải chú ý. Đặc biệt là mức độ có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, cảm giác nóng rát trước ngực trái đến nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Cơn đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau kéo dài trên 20 phút.
Khi đau tức ngực kèm theo khó thở, vã mồ hôi thì nhanh chóng tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
Theo infonet
1 tuần, bệnh viện Hà Tĩnh cứu sống 3 người nhồi máu cơ tim cấp
Trong thời gian 1 tuần (từ 12 - 19/10), các bác sỹ Khoa Tim mạch - Lão học, BVĐK Hà Tĩnh đã cứu sống 3 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp.
Các bác sỹ can thiệp tim mạch tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh
Theo đó, ngày 12/10, Khoa Tim mạch - Lão học tiếp nhận bệnh nhân Hồ Sỹ Long, 72 tuổi (trú tại P. Bắc Hà, Hà Tĩnh) trong tình trạng đau ngực trái dữ dội, cảm giác ép ngực, vã mồ hôi, huyết áp 70/40, được các bác sỹ chẩn đoán sốc tim/nhồi máu cơ tim cấp sau dưới thất phải.
Tiếp đó, ngày 17/10 bệnh nhân Bùi Thị Nguyên (82 tuổi, xã Phù Việt, Thạch Hà) xuất hiện cơn đau ngực vào lúc 7 giờ sáng. Người nhà cho bệnh nhân nhập viện tuyến dưới, được kiểm tra các bước lâm sàng cần thiết và ngay lập tức được chuyển lên BVĐK tỉnh. Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng đau ngực trái nhiều, dữ dội, khó thở nhẹ, vã mồ hôi, huyết áp 180/90, được các bác sỹ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp trước rộng.
Bệnh nhân Nguyên hiện đã tỉnh táo, dự kiến chiều 21/10 sẽ xuất viện
Ngày 19/10, bệnh nhân Lê Minh Hạnh (53 tuổi, trú tại phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) nhập viện sau một tiếng xuất hiện tình trạng đau ngực trái liên tục và lan xuống cánh tay trái, vã mồ hôi, huyết áp 70/40, được các bác sỹ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp thành trước.
Bác sỹ Nguyễn Phi Thành thăm khám cho bệnh nhân Hạnh
Cả ba bệnh nhân trên đều được các bác sỹ Khoa Tim mạch - Lão học tổ chức hội chẩn, quyết định tiến hành chụp và can thiệp tim mạch vành ngay sau khi nhập viện. Tại phòng phẫu thuật, các bác sỹ đã tiến hành nong, khai thông nhánh hẹp để mở đường cung cấp oxy cho tim.
Kết quả chụp kiểm tra lại sau đó cho thấy tại vị trí nhánh bị tắc dòng máu đã lưu thông, tình trạng bệnh nhân bắt đầu khá lên. Huyết áp ổn định trở lại, chức năng tim dần cải thiện. Sau can thiệp, bệnh nhân đều tỉnh táo, giảm đau ngực và huyết động ổn định, sau 48 giờ bệnh nhân có thể ra viện và 1 tháng sẽ tiến hành kiểm tra lại.
"Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Trước đây khi chưa triển khai can thiệp tim mạch tại bệnh viện thì những trường hợp như trên rất ít có cơ hội sống, vì việc chạy đua với thời gian trong cấp cứu người bệnh nhồi máu cơ tim là yếu tố sống còn quyết định sinh mạng bệnh nhân. Do vậy chúng tôi khuyến cáo người dân, nếu có dấu hiệu đau ngực bất thường nên đến bệnh viện gần nhất để được khám và chẩn đoán kịp thời, bởi với bệnh lý động mạch vành thì thời gian cấp cứu là vàng (trước 6 giờ)."
Bác sỹ Nguyễn Phi Thành - Khoa Tim mạch - Lão học
Sau hơn 2 tháng triển khai hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và Đơn vị tim mạch tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã có 108 bệnh nhân được chụp mạch và can thiệp tim mạch kịp thời, khá nhiều trường hợp bệnh lý tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim đã được chẩn đoán rõ ràng và được can thiệp nhanh chóng, kịp khoảng "thời gian vàng" để cứu sống bệnh nhân.
Theo baohatinh
23 tác dụng phụ khi uống thuốc ngừa thai bạn đã biết chưa? Có thể nói thuốc tránh thai đường uống là hình thức tránh thai nội tiết được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng biện pháp tránh thai này cũng gây ra một vài tác dụng phụ. Về cơ bản, loại thuốc này là sự kết hợp của hormone estrogen và progestin hoặc chỉ đơn thuần là...