Đầu năm, nghĩ về chữ ‘Tâm’ trong nghiệp làm thầy
Xây dựng đội ngũ những người thầy mẫu mực có đạo đức trong sáng và có chuyên môn nghiệp vụ giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.
Cô giáo Nguyễn Thị Dung là một trong tám cô giáo ở Đăk Nông tình nguyện dạy không lương vì sợ học sinh của mình mất lớp đi lang thang nguy hiểm khi các cô chưa được tái ký hợp đồng – Ảnh: TRUNG TÂM
Truyền thống từ bao đời nay của ông cha ta, người thầy luôn được nhìn nhận với sự kính trọng và tri ân. Song trong một xã hội biến đổi từng ngày, sự đan xen giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa thuận lợi và khó khăn, trước thách thức của cuộc sống, của cơm, áo, gạo, tiền…để lại những điều suy ngẫm.
Gần đây là tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo ở nhiều nơi, nhiều cấp học đã làm giảm sút uy tín của người thầy, tôi nghĩ nguyên nhân chính là ở đó người thầy chưa lấy chữ Tâm làm đầu. Người thầy có một vai trò đặc biệt sâu sắc. Ở người thầy phải hội tụ những phẩm chất cao đẹp, ngoài tri thức uyên thâm, tài năng sư phạm, người thầy còn phải có lòng vị tha, biết thương yêu và quý trọng học sinh của mình, có lối sống lành mạnh để làm gương cho học sinh noi theo…
Trước hết với tư cách là người thầy đứng trên bục giảng, trước bao nhiêu đôi mắt học trò đang dõi theo, người thầy phải thể hiện một sự công bằng và nghiêm túc đối với học sinh. Mỗi người thầy công bằng và nghiêm túc sẽ tạo cho học sinh, có niềm tin trong cuộc sống, có ý thức học tập tốt, rèn luyện nhân cách.
Chính sự nghiêm túc của thầy còn giúp cho những học sinh lơ là, chểnh mảng trong học tập và rèn luyện biết tự sửa mình, tự lực cánh sinh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong cuộc sống. – NGUYỄN THANH HÙNG HAI
Ngược lại, nếu người thầy thiếu nghiêm túc trong giảng dạy và lối sống thì ít nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến học sinh. Người thầy phải đề ra các biện pháp, kỷ luật chặt chẽ đối với những học sinh còn thiếu ý thức nhưng đồng thời cũng phải có hình thức biểu dương khen thưởng thích đáng, kịp thời đối với học sinh, học tập, tu dưỡng tốt. Có như vậy mới khuyến khích được tinh thần học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống của học sinh.
Vai trò của người thầy trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, nghề nghiệp cho học sinh và là vô cùng to lớn. Vì vậy xây dựng đội ngũ những người thầy mẫu mực có đạo đức trong sáng và có chuyên môn nghiệp vụ giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà trường nói riêng và ngành giáo dục đào tạo nói chung.
Để sự nghiệp “trồng người” đạt được đích đến và đó cũng chính là đòi hỏi thật chính đáng, cấp thiết trong xã hội hiện nay.
Video đang HOT
NGUYỄN THANH HÙNG HAI (Cần Đước, Long An)
Theo tuoitre
Nhìn đồng nghiệp cắm bản để yêu công việc của mình hơn
Quan hệ thầy trò được xác lập bằng bức ngăn kinh tế, vẫn tồn tại khái niệm "có đi có lại mới toại lòng nhau".
Chúng ta vẫn thường hay nói, nghề dạy học bây giờ vừa khó khăn vừa vô cùng áp lực.
Điểm trường Đán Mẩy (Ảnh minh họa của Báo Giáo dục và thời đại)
Thế nhưng nếu so sánh với những đồng nghiệp đang ngày đêm cắm bản ở nơi thâm sơn cùng cốc, chúng ta sẽ thấy rằng công việc dạy học và giáo dục học sinh ở miền xuôi vẫn nhẹ nhàng, sung sướng hơn rất nhiều.
Những khó khăn gian khổ chất chồng
Các điểm trường vùng núi thường ở khá xa nhau, đường đi vào trường mùa nắng bụi mù, mùa mưa trơn dốc nhầy nhụa, có đoạn đất nhão, bùn ngập cả bánh xe.
Nhiều đoạn phải đi qua khe, qua suối, mùa nước lũ về cuồn cuộn, chảy xiết thành dòng lớn như muốn nuốt chửng, cuốn phăng bất cứ vật cản nào.
Rồi muỗi, vắt, mòng đốt xưng cả mặt mày, bám vào người hút máu no căng. Nơi ở của giáo viên có nơi vẫn còn làm bằng gỗ, bưng bằng ván hoặc dãy nhà cấp 4 xập xệ, có nơi còn không có cả nhà cho giáo viên mà phải ở nhờ với dân.
Học sinh nhiều em còn đói rách, áo quần không có để mặc, nước mũi luôn thụt thò, da tím tái vào những ngày rét.
Những đứa trẻ nói tiếng Kinh chưa sõi nên thầy cô phải nỗ lực để chỉ dạy thêm. Ý thức học tập chưa có, thích thì tới lớp, không thích thì thôi. Thầy cô cả ngày đi dạy, đến ngày nghỉ lại lặn lội trèo đèo vượt suối đến nhà thuyết phục từng em ra lớp.
Có giáo viên ở chung với dân thì làm tất tật mọi công việc nhà như ra suối cõng nước, vào lừng lấy củi, hái rau, bẻ măng rừng rồi nấu ăn, tắm rửa cho học trò, kèm học thêm tiếng Kinh và kiến thức cho học sinh yếu.
Những đêm mùa đông lạnh giá gió lùa rét cắt da, cắt thịt. Có đêm đốt lửa thức cả đêm để trốn cái lạnh.
Nhiều vùng không sóng điện thoại nên gần như biệt lập thông tin với thế giới bên ngoài.
Đa phần con cái của thầy cô đều phải gửi ông bà dưới xuôi nuôi dạy hộ.
Một năm chỉ về với gia đình được 2 lần vào dịp Tết và dịp hè.
Thấu hiểu đồng nghiệp để thấy yêu công việc của mình hơn
Nếu so với những gì đồng nghiệp của mình đang ngày đêm cống hiến cho giáo dục vùng cao thì những nhà giáo được may mắn ở vùng xuôi, đặc biệt là nơi phố thị như chúng tôi những vất vả nhọc nhằn, những áp lực của nghề chưa thấm tháp vào đâu cả.
Nhiều thầy cô giáo được dạy gần nhà, đường xá đi lại thuận lợi, điều kiện trường lớp cũng khang trang, đủ đầy hơn nhiều. Học sinh phần lớn có ý thức học tập cao, phụ huynh cũng quan tâm, kết hợp với thầy cô để giảng dạy.
Các thầy cô có điều kiện làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập do được sống trong môi trường thuận lợi.
Có được những ưu thế đó, thế nhưng chúng ta đã thật sự làm tròn bổn phận người thầy chưa?
Đã làm tốt vai trò như người cha, người mẹ? Đã thật sự dốc hết lòng vì học sinh chưa?
Chắc chắn sẽ có nhiều thầy cô làm được nhưng vẫn còn không ít giáo viên sống cơ hội, thủ đoạn.
Thật hổ thẹn khi phải nói ra điều này, vẫn còn một số thầy cô lợi dụng gia đình các em để tăng thu nhập như việc dùng mọi cách để bắt học sinh tới lớp thêm.
Học sinh học yếu nhưng gia cảnh khó khăn ít được kèm cặp nhiệt tình mà muốn học các em phải có tiền mới được phụ đạo. Quan hệ thầy trò được xác lập bằng bức ngăn kinh tế, vẫn tồn tại khái niệm "có đi có lại mới toại lòng nhau".
Tĩnh tâm để nhìn lại những việc mà đồng nghiệp cắm bản đang làm, chúng ta khâm phục ý chí, lòng quyết tâm, sự nhiệt huyết của các thầy cô giáo ấy để có thêm động lực nhắc nhở và điều chỉnh bản thân làm tốt vai trò của một nhà giáo chân chính.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net
Trẻ đối diện nguy cơ thất học vì thiếu giáo viên Nhiều giáo viên vừa bị chấm dứt hợp đồng đã chấp nhận ở lại trường dạy không lương vì thương học trò Trường Mầm non Hoa Pơ Lang ở xã vùng sâu Quảng Sơn (huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) có gần 300 học sinh (HS) đang theo học. Ngoài ra, trường còn cơ sở 2 tại cụm dân cư Suối Phèn với...