Đầu năm học, teen sứt mẻ tình bạn vì chỗ ngồi
Năm học mới, có lẽ ai cũng muốn tìm một chỗ ngồi thật tốt. Những teen mới chuyển cấp có thể còn chưa chú trọng lắm việc ngồi với ai nhưng những teen 11, 12 thì vấn đề tìm chỗ ngồi thích hợp là một điều rất quan trọng.
Gian nan tìm chỗ ngồi
Việc quyết định cho mình một chỗ ngồi thật thuận tiện hóa ra lại rất gian nan. 9 người 10 ý nên nếu thầy cô giáo cho teen quyền tự quyết định chỗ ngồi thì đó sẽ là một cuộc hỗn chiến. Ai cũng muốn mình có được một chỗ ngồi tốt nên nhất quyết không chịu ngồi bàn đầu. Cứ như thế người này năn nỉ người kia nhường chỗ ngồi cho mình, chẳng mấy chốc cả lớp náo loạn hẳn lên.
Trong một lớp học, nếu như vì điều kiện đặc biệt như bị cận thị nặng thì mới lên bàn đầu ngồi, còn không thì hầu hết teen đều không thích ngồi đối diện với thầy cô. Bởi một lý do rất đơn giản là teen rất sợ thầy cô chú ý đến mình, với lại ngồi bàn đầu không thể “hành động” trong khi kiểm tra được. Do đó, rất ít teen thích ngồi vị trí đầu, đa số đều thích ngồi bàn giữa hoặc cuối vì ở đó teen có thể dễ dàng làm việc riêng mà thầy cô khó phát hiện được.
Những teen mới chuyển cấp thường được thầy cô ưu ái, cho teen tự do chọn chỗ ngồi, việc chọn chỗ ngồi với những teen 10 sẽ là bước đầu tiên giúp teen thêm nhiều bạn mới, vì thế teen cũng có thể bắt chuyện trước để tìm cho mình một cạ cứng cùng bàn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Sứt mẻ tình bạn vì chỗ ngồi
Cũng vì chỗ ngồi mà nhiều lớp đã xảy ra những cuộc hỗn chiến tranh giành, nhiều teen đã thấy được một phần tính cách của bạn mình.
Video đang HOT
T.L lúc trước là một học sinh học ở mức bình thường, vốn không ưa gì mấy bạn học trong lớp nhưng năm nay đột nhiên lại thay đổi chóng mặt. Bạn bè vô cùng ngạc nhiên khi thấy L chủ động đề nghị bạn lớp phó ngồi cùng mình, lại tranh thủ nói chuyện mua đồ ăn nữa. Từ từ, mọi người mới đoán được ý của L là để lợi dụng sức học của lớp phó nên cả lớp chẳng ai ưa nổi L.
Để tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp đã là một chuyện khó nhưng càng khó hơn nếu teen ngồi không hợp với bạn cùng bàn, sự không ăn ý hay mỗi người mỗi tính khiến cho tình bạn có nguy cơ sứt mẻ hơn bao giờ hết.
Q.H chia sẻ: “Vì là teen 12 nên việc chọn chỗ ngồi rất quan trọng với mình, mình không thể ngồi bàn đầu vì ở chỗ đó dễ bị thầy cô gọi đứng dậy trả lời lắm, mình cũng không thích. Chỗ ngồi lý tưởng của mình là ở dãy bàn giữa. Cô giáo mình sắp xếp trai gái xen kẽ với nhau thành ra chỗ của mình thật khó chịu, mình chẳng ưa gì hắn mà năm nay tự dưng lại ngồi cùng bàn nên 2 đứa suốt ngày cãi lộn làm mình chẳng thể tập trung được. Mình đã nhiều lần xin cô đổi chỗ mà cô chẳng cho.”
Nếu là teen 10, 11 thì việc sứt mẻ tình bạn vẫn có thể được hàn gắn lại nhanh chóng vì teen vẫn có nhiều thời gian vui chơi cùng với lớp. Thế nhưng mất đoạn kết với teen 12 thì đó sẽ là một kỉ niệm buồn. Chính vì thế, teen hãy vì tập thể lớp mà giữ vững tình bạn, tình bạn là một điều rất thiêng liêng với teen 12 vào năm học cuối này.
Thế nên…
Dù có ngồi ở chỗ nào thì teen cũng phải biết chấp nhận, đừng nghĩ rằng bạn đó khó ưa mà không dám nói chuyện. Biết đâu qua một thời gian teen sẽ phát hiện ra nhiều điểm tốt của bạn ấy thì sao? Vì thế, dù thầy cô có phân chia chỗ ngồi như thế nào và ngồi với ai thì teen cũng nên cố gắng thích nghi với người bạn đó. Đừng vì để chuyện chỗ ngồi nhỏ nhặt mà mất đi tình bạn cao đẹp nhá teen.
Theo PLXH
Những căn bệnh đầu năm của teen
Thức đến 2, 3h sáng bên cạnh chiếc PC, hậu quả là ngủ gật trong lớp. Chưa chia tay được với chú dế xinh nên vẫn lén mang điện thoại rồi hí hoáy nhắn tin trong giờ học. Thói quen ăn vụng trở thành thú vui, còn việc học hành thì ỷ y chờ đợi. Phải chăng đó là những căn bệnh đầu năm?
Hại lắm thói quen ngủ gật
Đã vào năm học được gần 1 tháng nhưng nhiều teen vẫn chưa điều chỉnh lại được thói quen ăn ngủ của mình. Nhiều bạn đã quá 12h nhưng vẫn không thấy buồn ngủ, và chỉ có thể vào giấc tầm 1, 2h khuya. Mỗi ngày chỉ ngủ được 4-5 tiếng khiến giờ học buổi sáng hôm sau không thể nào tỉnh táo.
Nữ sinh thì ít, dù có buồn ngủ nhưng nhiều cô bạn vẫn quyết không mang hình ảnh ngủ gật trong lớp, nhưng nam sinh thì vô số. Nhiều bạn còn tập cho mình một tư thế ngủ "điêu luyện" để thầy cô nếu không quan sát kĩ thì không thể biết được. Những giấc ngủ gà ngủ gật kiểu đấy, ấy thế mà lắm bạn lại thích thú và tự hào khoe: "Ngủ gật trong lớp là tuyệt nhất".
Anh chàng vua ngủ gật Hoàng Minh (học sinh lớp 11, trường N.K) chia sẻ: "Bạn bè gọi mình là vua ngủ gật vì mình ngủ rất ít bị phát hiện. Hầu như đều trót lọt. Nói ra có thể nhiều người không tin, nhưng mình ngủ, mắt mình nhìn như vẫn đang mở. Tuy vậy, càng ngày mình càng thấy thói quen này hại mình rất nhiều. Mình không nghe giảng trên lớp nên rất mất thời gian, học ở nhà mà kết quả không cao".
Không ngủ đủ giấc, chỉ ngủ gật trong lớp sẽ làm người mệt mỏi, không thể tập trung cho việc học. Không chỉ thế, nếu bị thầy cô phát giác thì chuyện xuống phòng giám thị, ăn 0 điểm và bị phạt cũng mệt mỏi chẳng kém.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ăn vụng chút có hại không nhỉ?
Ngủ gật là bệnh của chàng thì ăn vụng là bệnh của nàng. Nhất là sau 3 tháng hè, khi thói quen ăn vặt được hình thành thì khó lòng trong phút chốc các nàng ngừng ăn được. Một số bạn cảm thấy ăn vụng mới ngon, và đây cũng là một thú vui khi đến lớp. Thế nhưng nếu không khéo léo thì cũng để lại không ít vấn đề.
Như câu chuyện của cô bạn Minh Thoa (sn 1993), vốn thích ăn vụng trong lớp, ngày nào Thoa cũng thủ sẵn bánh tráng muối, trà sữa, các loại khô và kẹo bánh trong hộc bàn. Chẳng lần nào Thoa ăn một mình, lần nào ăn vụng Thoa cũng kéo cả hội. Nhiều thầy cô biết, nhắc nhở, nhưng Thoa nghĩ: "Chuyện nhỏ, cũng chẳng sao".
Chuyện chỉ lớn khi một lần cô bạn mua một bịch trái cây to vào lớp. Thay vì chuyền qua hộc bàn như mọi khi, hôm nay gặp giáo viên dễ, lại vui hứng, Thoa ném cho đứa bạn dãy bênh cạnh một trái táo và một bịch bánh tráng me. Ai dè đang vung tay ném thì thầy hiệu trưởng đi ngang qua. Hụt đà, táo và bánh tráng rơi cả xuống đất. Me đổ vung vãi ra sàn.
Sau lần ấy, Thoa bị kiểm điểm và bị mời cả phụ huynh nhắc nhở. Hạnh kiểm cuối học kì cũng chỉ được Khá dù Thoa cũng cố gắng rất nhiều.
Có thể bạn đơn giản nghĩ rằng ăn vụng một chút cũng chẳng sao. Nhưng thật sự, việc ăn vụng thể hiện sự không tôn trọng thầy cô giáo trên lớp. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn đang ra sức giảng bài, còn học sinh ở dưới thì chuyền tay nhau ăn uống, vụng trộm, xì xào, thì bạn sẽ cảm giác như thế nào nhỉ?
Dửng dưng với bài vở?
Giai đoạn đầu năm học, chưa có kiểm tra, chưa chia tay hẳn với những ngày hè nên chuyện chú tâm vào việc học không phải ai cũng làm được. Nhất là khi nhiều bạn mang tư tưởng chưa kiểm tra thì chưa vội, thế nên chuyện học tập cũng hết sức... từ từ.
Phổ biến nhất là chuyện "thôi, để mai học". Thói quen nấn ná, bài hôm nay... cứ để ngày mai là rất thường nhật. Đơn giản nghĩ rằng những bài đầu năm chưa quan trọng, thầy cô cũng chưa kiểm tra, nên nhiều bạn không học bài khi đến lớp. Chưa kể đến chuyện ngay cả khi vào lớp, đầu óc vẫn để bên ngoài. Gần như là thân xác thì ngồi trong phòng mà đầu óc mơ tưởng trên mây.
Một số bạn còn mang cả điện thoại di dộng vào lớp học để nhắn tin với người yêu. Nhiều khi cả hai học cùng lớp, nhưng vẫn cứ thích... nhắn qua nhắn lại. Đến khi bị giám thị phát hiện, hay bị mời phụ huynh lên, có chăng mới bỏ được thói quen này.
Ít ai biết được rằng những bài học đầu năm rất quan trọng. Nó là nền tảng cho một chương trình dài mà bạn sẽ học sắp tới. Chưa nói đến chuyện, thầy cô không vì đầu năm mà bỏ qua việc kiểm tra đâu nhé. Nếu không chuyên tâm học hành, bạn có thể bị mất thăng bằng trong suốt cả một học kì sắp tới.
Hãy tập cho mình một thói quen học thật tốt ngay từ hôm nay!
Theo PLXH
"Bệnh" bon chen đầu năm học của Teen Đầu năm là thời điểm teen có nhiểu thay đổi, xáo trộn về trường lớp hoặc cũng là bắt đầu một giai đoạn mới trong sự nghiệp học hành. Cũng vào thời điểm quan trọng này, nhiều teen mắc phải căn bệnh buồn cười: Bon chen trên lớp! Vì... "miếng bánh lợi ích"? Miếng bánh lợi ích ở đây rất đơn giản, có...