Đau lưng do mắc bệnh phụ khoa?
Em dạo này khí hư ra nhiều và có mùi khó chịu. Đau kết hợp 2 bên thắt lưng. Bác sĩ cho em hỏi có phải em mắc bệnh về phụ khoa nên ảnh hưởng đến đau 2 bên thắt lưng không? (Nguyễn Thị Lộc – Hải Dương)
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
Chào bạn Lộc,
Đau lưng thường được chị em tự chẩn đoán là do việc hành kinh, mang thai, cho con bú, mặc áo nịt ngực chật, đi giày cao gót, diện quần cạp trễ, do bệnh thận,… hay nhiều nhất là đau lưng do vấn đề xương khớp.
Nhưng bạn có thể nhận biết 2 trường hợp này qua các điểm sau:
Đau lưng do bệnh cột sống: Thường đau ở thắt lưng, kèm nhức chân, đùi bị tê. Đau lưng cũng do thoái hóa cột sống gặp ở người cao tuổi.
Đau lưng do bệnh phụ khoa: Đau nhức vùng xương cụt, kèm theo đau bụng, kinh nguyệt không đều, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, bụng dưới sệ xuống,…
Một số bệnh phụ khoa gây đau lưng:
- Bệnh viêm cổ tử cung: Dễ nhận thấy cảm giác đau thắt lưng kèm đau bụng, dịch âm đạo ra nhiều, co mau bât thương,…
- Bệnh viêm vùng chậu: Thường khó nhận biết ở giai đoạn nhẹ do các triệu chứng không điển hình, chỉ là sốt nhẹ, mất ngủ hay trằn bụng dưới. Khi viêm nhiễm nặng hơn, có thể nhận thấy cơn đau vùng dưới thắt lưng (giữa 2 mông) bất chợt hoặc liên tục, đau vùng hạ vị, ra nhiều khí hư,…
Video đang HOT
- Bệnh u xơ tử cung: Đau lưng, chảy máu kinh bất thường như lượng máu nhiều và kéo dài hơn, đau khi giao hợp, tiểu khó, tiểu nhiều lần, táo bón,…
- U nang buồng trứng: Đau tưc vung bung, đau vung thăt lưng, cơn đau có thể lan xuống vùng đùi.
- Sa tử cung: Cảm giác đau lưng dư dôi, đau nhiêu khi quan hê, kho khăn trong viêc đại tiện, tiểu tiện.
- Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng: Khối u vùng chậu có liên quan đến các dây thần kinh, đè nén vùng chậu và gây đau thắt lưng. Ngoài ra còn có triệu chứng: đau vung xương châu, huyêt trăng dai dăng, chay mau âm đạo bât thương, đau khi quan hệ tình dục,…
Các viêm nhiễm phụ khoa, bệnh phụ khoa tùy mức độ nặng nhẹ, ngoài ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày chúng còn gây nguy hại đến thiên chức làm mẹ. Vấn đề vô sinh hiếm muộn và tính mạng cũng khó có thể tránh khỏi nếu không chú ý can thiệp chữa trị kịp thời, triệt để. Tùy từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân gây đau lưng là bệnh gì mà có cách chữa trị phù hợp.
Triệu chứng đau lưng do viêm phụ khoa chỉ được loại bỏ khi bệnh được chữa trị. Do đó, khi có dấu hiệu đau lưng kéo dài kèm theo một số bất thường khác như đã nói, bạn cần thăm khám ngay để có phương án đối phó hiệu quả nhất.
Chúc bạn sức khỏe.
Trân trọng.
Theo ThS.BS Lê Văn Lễ – Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt
Thấy những dấu hiệu này là bạn biết ngay kinh nguyệt sẽ "gõ cửa" trong vài ngày tới
Nếu có một chu kì bất thường, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết và chuẩn bị để không bị "đánh úp bất ngờ".
Việc thức giấc với chiếc drap giường loang máu thật phiền phức có đúng không nào? Điều này có lẽ đã xảy ra rất nhiều với những bạn gái có chu kì không được ổn định cho lắm. Bạn khó biết chính xác trong khoảng thời gian nào thì người bạn mỗi tháng đến một lần kia sẽ "đánh úp", vậy nên hãy lưu ý một số biểu hiện sau để sẵn sàng trong mọi tình huống nhé!
Chuột rút vùng bụng
Đau cơ, chuột rút vùng bụng có thể là dấu hiệu cho thấy kì kinh nguyệt sắp đến.
Chuột rút vùng bụng là một dấu hiệu tiền kinh nguyệt phổ biến. Nó có thể xuất hiện trước khi hành kinh vài ngày hoặc trong, và sau thời gian này. Tuỳ cơ địa mỗi người mà bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hoặc ít, đối với một số người, những cơn đau có thể nhiều đến mức bạn không thể thực hiện những hoạt động thường ngày.
Chuột rút kì kinh nguyệt thường xảy ra ở phần bụng dưới, và cảm giác đau có thể "lan" sang lưng dưới hoặc đùi trên.
Nổi mụn nhiều
Phần lớn phụ nữ nhận thấy sự tăng của mụn khoảng một tuần trước kì kinh nguyệt. Mụn kinh nguyệt thường sẽ xuất hiện trên cằm, hàm, nhưng cũng có thể nổi lên ở phần mặt, lưng và một số bộ phận khác. Loại mụn này xuất hiện do sự thay đổi về hormone trong quá trình hành kinh.
Ngực sưng cứng
Trong nửa khoảng thời gian đầu của chu kì (tính từ ngày đầu tiên của chu kì), lượng estrogen bắt đầu tăng. Điều này sẽ kích hoạt sự phát triển của các tuyến sữa trong ngực bạn. Lượng Progesterone bắt đầu tăng dần vào giữa chu kì khi trứng bắt đầu rụng, khiến cho tuyến nhũ trong ngực trở nên sưng cứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm giác nhức, đau ở ngực trước kì kinh nguyệt khoảng vài ngày,
Mệt mỏi
Khi kinh nguyệt dần đến, các hormone trong cơ thể sẽ trở nên mất ổn định và thường dẫn tới hệ quả mệt mỏi, dễ mệt, thiếu năng lượng. Bạn cũng có thể cảm giác khó ngủ về đêm, khiến các hoạt động ban ngày chịu ảnh hưởng.
Dễ đầy bụng
Nếu bạn cảm thấy bụng nặng nề hay vòng eo tăng lên mất vài cm một cách đột ngột thì có khả năng bạn sẽ bắt đầu hành kinh vào vài ngày sau. Sự thay đổi trong estrogen và progesterone có thể khiến cơ thể bạn giữ nước và muối nhiều hơn bình thường, mang cảm giác đầy bụng.
Cảm xúc thất thường
Bạn có thể sẽ cảm thấy cảm xúc của mình thay đổi thất thường, khi thế này, khi lại thế kia. Các cơn nóng giận, bực tức, lo âu đến nhanh, song đi cũng nhanh. Nếu như vậy thì có lẽ sự thay đổi về hormone là "thủ phạm". Estrogen có thể gây ảnh hưởng tới sự sản sinh serotonin và một số endorphine khiến bạn cảm thấy thoải mái trong não bộ, làm giảm cảm giác vui vẻ, tăng lên sự khó chịu, buồn bã.
Đau lưng dưới
Cảm giác đau đớn và co thắt ở lưng dưới thường xảy ra với nguyên do tương tự như việc co thắt vùng bụng dưới. Nó có thể xảy ra trước, trong và sau khi hành kinh. Một số người có cảm giác đau nghiêm trọng, nhưng một số khác thường chỉ cảm giác nhức mỏi mức độ nhẹ.
Theo Trí thức trẻ
"Xử lý" sùi mào gà thế nào? Chẳng may "dính" bệnh này, chị em nên ứng phó ra sao. Sùi mào gà "âm thầm" và nguy hiểm Bệnh sùi mào gà ở nữ là gây mất mỹ quan, khó trị liệu và dễ gây những biến chứng nguy hiểm. Sùi mào gà còn gọi mụn cơm sinh dục, có tên khoa học là genital warts. Đây là một trong những...