Đau lòng cách chồng ‘có học’ dạy vợ
Chị thầm thủ: “Thà rằng anh cứ như gã hàng xóm, đánh em vài nhát cho thấy đau, cho thấy thâm tím mặt mày rồi thôi, còn hơn là anh cứ đay nghiến em cả đời, dày vò em, xúc phạm em bằng những câu chửi đầy học thức của mình. Như thế, còn đau hơn ngàn lần những nắm đấm kia’.
Bây giờ thì chị đã hiểu, trong từng lời nói của người chồng tri thức ấy, đều là những ý nghĩa sâu cay, đều là những câu thâm thúy cứa vào tim gan chị. Chị tưởng chừng như cuộc hôn nhân này chính là cái kết cho một cuộc tình đẹp đẽ một thời.
Mỗi lần đi làm về, anh lại vứt cặp ấy cho chị xách, rồi đưa áo khoác cho chị cầm. Vốn chị thấy việc ấy quá quen với mình nên không bao giờ phàn nàn hay khó chịu. Được phục vụ chồng chính là hạnh phúc của chị.
Anh vào nhà tắm giặt rồi ngồi xem phim, đợi chị chuẩn bị cơm nước cho anh ăn. Vì ở nhà làm nội trợ nên những việc ấy khá quen với chị. Người ta lời ra tiếng vào rằng chị sống phụ thuộc vào chồng, chị vẫn cứ mặc kệ. Chị nghĩ, chỉ cần vợ chồng hiểu nhau, yêu thương nhau là được, đâu cần phải dài dòng, nói nhiều làm gì. Nhưng tất cả những điều đó, dường như chị đã hiểu sai.
Tối tối, cứ ngồi vào mâm cơm là anh lại có câu &’vợ mấy thằng bạn anh nấu ăn ngon phải biết. Đi làm cả ngày, tối về vẫn phục vụ chồng chu đáo, cơm nước đàng hoàng, món nào cũng ngon lành cành đào’. Ban đầu, chị không hiểu ý nghĩa câu nói của anh nên cười &’anh thích ăn gì, em cũng phục vụ anh được mà’. Chị đâu hiểu, anh đang chê bai chị, ở nhà mà nấu cơm cũng không xong.
Anh vào nhà tắm giặt rồi ngồi xem phim, đợi chị chuẩn bị cơm nước cho anh ăn. Vì ở nhà làm nội trợ nên những việc ấy khá quen với chị. (ảnh minh họa)
Anh gẩy gẩy đũa vài nhát rồi đứng dậy. Chị bảo &’ sao anh không ăn, anh không đói à’. Anh không cần nói nhiều, chỉ trả lời một câu cụn lụt &’chán rồi’.
Mỗi lần chị làm lụng đến khuya, gây ồn ào khiến anh không tập trung làm việc hay ngủ được, anh lại hắng giọng nói oang oang: “Chắc ở nhà rảnh quá không có việc gì làm nên đêm hôm cũng phải mò mẫm. Hay ngủ nhiều quá rồi, tối không ngủ được nên không muốn cho người khác ngủ’. Nghe những lời anh nói, chị cảm thấy đau lòng vô cùng. Giá như anh có thể nói một câu &’em nhẹ nhàng thôi cho anh ngủ, anh đi làm cả ngày mệt lắm’, thì có lẽ, chị sẽ cảm thấy vui và hạnh phúc hơn nhiều. Anh chưa một lần nhắc vợ nhưng cứ việc gì chị làm, anh đều tỏ ra khó chịu và đay nghiến chị. Anh đang chửi khéo chị, không đi làm, ở nhàăn bám chồng nên sinh chuyện…
Có vài lần con khóc sốt hết cả ruột, chị kêu anh dỗ con, anh bảo: “Không dỗ dành gì hết, đi làm cả ngày mệt đứt hơi còn con với cái cái gì”. Thấy chồng có vẻ không cưng con, chị bực lắm. Chị tức điên, cãi lại anh: “Anh làm cha mà không cưng con, anh buồn cười nhỉ, có bố mẹ nào lại không thương yêu con cái. Thấy con khóc thì anh phải dỗ con. Cứ nói đi làm là được à, đi làm thì cũng phải trông con đỡ đần vợ. Có ai như anh không, lúc nào cũng chỉ chăm chăm cái tivi với tờ báo”.
Video đang HOT
Thấy vợ nổi nóng, anh không nói gì thêm, cũng không động vào con. Nếu là mọi lần, anh sẽ bực tức mà tỏ thái độ, quát tháo lại chị hay quát con. Nhưng lần này anh đi lên phòng. Chị thấy yên tâm vì nghĩ chồng đã hiểu ra mọi chuyện nên không giận chị.
Sáng hôm sau, để làm lành với chồng, chị chuẩn bị một bữa ăn sáng cực ngon, ngồi đợi chồng dậy ăn rồi đi làm. Anh vừa bước xuống, chị kêu anh vào ăn, anh không nói gì, đã thúng đụng nia, rồi nói mỉa khi đá con chó: “Tao nuôi mày, mày không nghe lời tao, mày cãi lại tao thì tao cho mày nhịn đói. Biến ra”.
Đêm ấy, chị ngủ riêng với con. Chị cũng quyết định đi xin việc và từ nay về sau, sẽ không có chuyện anh được phép chửi vợ một cách vô duyên vô cớ. (ảnh minh họa)
Chỉ một câu nói ấy thôi, chị thấy trời đất như sụp đổ. Hóa ra, anh không phải không giận chị mà anh đang nung nấu ý định trả thù chị. Một câu ấy đau hơn cả nhát dao cứa vào lòng chị. Có người chồng nào lại nói với vợ, coi vợ như con chó trong nhà vậy không? Anh tri thức, anh có học, có công việc ổn định, đi làm kiếm tiền, còn chị ở nhà nuôi con, không làm gì nhưng chị cũng không bao giờ ứng xử với anh giống một người thiếu học. Có học mà đối xử với vợ mình như anh, e rằng, người không có học còn lịch thiệp hơn nhiều.
Chị khóc bao nhiêu ngày, không nói với anh một lời. Chị không cần quan tâm anh thích ăn gì, anh đi về có ai xách túi cho anh, có ai chuẩn bị nước tắm cho anh nữa không. Với chị, con là tất cả, chị chỉ cần có con là đủ. Mấy ngày đó, anh cũng không thèm ngó ngàng đến chị luôn. Ở nhà không đi làm, chị thấy hận mình. Rồi mai đây, chị biết xin tiền ai. Có lẽ, anh nghĩ chị thế nào cũng phải xin tiền anh nên anh mới làm sang. Chị thấy nhục nhã vì cái sự ăn bám chồng của mình.
Tối nay, anh lại xách cặp về nhà, chị không nói gì, chỉ chuẩn bị sẵn một mâm cơm và mời anh ăn. Lúc ăn cơm, anh bỗng cất giọng &’cái gã hàng xóm đúng là khốn nạn, chửi vợ, đánh vợ như điên, thâm tím mặt mày. Đàn ông gì mà hèn thế, đánh vợ đánh con, đúng là không ra cái dạng gì’. Không biết có phải anh nói thế để làm lành với chị không, để ca ngợi bản thân anh chưa bao giờ đụng tay đụng chân với vợ không, nhưng chị vẫn im lặng, cho con ăn, không phản ứng.
Lòng chị chợt buồn khôn tả, nước mắt như muốn ứa ra. Chị thầm thủ: “Thà rằng anh cứ như gã hàng xóm, đánh em vài nhát cho thấy đau, cho thấy thâm tím mặt mày rồi thôi, còn hơn là anh cứ đay nghiến em, dày vò em, xúc phạm em bằng những câu chửi đầy học thức của mình. Như thế, còn đau hơn ngàn lần những nắm đấm kia’.
Theo TPO
Dạy vợ cách...tiêu tiền
Lấy vợ từng được là hotgirl, đưa vợ đi đâu ai cũng khen tôi khéo tán lấy được vợ đẹp, ăn mặc có gu, giao tiếp tốt. Những lúc như vậy, tôi tự hào lắm nhưng ở với nhau được ít tháng sự tự hào đó làm tôi thấy khốn khổ, bất an.
Chuyện này có vẻ rất ngược đời nhưng là bài học cần có trong đời sống hôn nhân. Bởi không phải người vợ nào cũng biết căn ke, tính toán trong chi tiêu. Họ có thể hoang phí, hoặc không nhưng vì đầu óc quá hồn nhiên, vô tư mà vấn đề tài chính trong gia đình không tuân theo nguyên tắc nào. Trong khi đó, nhiều ông chồng muốn phó mặc chuyện tiền bạc cho vợ, nhiều ông chồng quá chiều vợ hoặc sợ mang tiếng "đo lọ nước mắm" mà không dám đứng ra lo toan, "dạy bảo" vợ.
Anh Tạ Quang Vinh, quản lý marketing, một công ty chuyên sản xuất nước giải khát tại Hà Nội chia sẻ: "Ngày yêu nhau, rồi mới cưới tôi tự hào vì vợ không chỉ xinh đẹp, cá tính mà rất biết cách trang điểm, chăm chút bản thân mình. Chúng tôi đều là dân ngoại tỉnh lên Hà Nội lập nghiệp, căn phong đi thuê chật chội, nhưng đầy đủ tiện nghi từ tủ lạnh, lò vi sóng, nồi nướng, điều hòa, máy giặt, nấu bếp từ, chiếc tủ ba buồng lúc nào cũng đầy úp quần áo dù vợ tôi liên tục soạn đồ cũ mang cho".
Mua được đồ mình thích là cô ấy cười như hoa nở, không được mua thì mặt bí xì- Ảnh minh họa
Niềm vui của vợ Vinh là mua sắm, từ những đồ gia dụng đến quần áo, giầy dép, túi sách ngoại để vận cho sành điệu... Lúc đầu Vinh kệ vì cho cô ấy niềm vui làm tân nương được chiều chuộng và hy vọng cuộc sống vợ chồng trẻ lại chưa có nhà, cô ấy sẽ biết cách tiết kiệm. Không ngờ đó là thú vui khó bỏ của vợ anh.
Tháng lương đầu tiên sau ngày cưới, cô ấy nói khao bạn bè vì đã có Vinh, Vinh đồng ý vì đó cũng là điều khiến Vinh thấy tự hào, vì nghĩ vợ muốn có "lối rẽ" sống cuộc sống gia đình thay vì thường xuyên tụ tập như trước đây. 7 triệu đồng tiền lương cũng đi hết veo sau lần khao đấy. Nhưng không ngờ tháng lương thứ hai cô ấy giành hết cho quần áo rồi nói: "Dù lấy chồng phải ở trọ nhưng em muốn bạn bè nó tiếp em rất đầy đủ". Rồi tháng lương thứ 3, thứ 4 cũng vậy vợ Vinh đều tiêu hết trong vòng nửa tháng, sau đó lại kêu hết tiên đi vay tiền bạn hoặc nói Vinh đưa tiền tiêu xài không đưa thì cô ấy giận dỗi.
Vinh góp ý thì cô ấy bảo, khi có con tự khắc sẽ lo được, bố mẹ hai bên đều có lương nên chẳng phải lo cho các cụ, còn trẻ cứ phóng tay không già lại hối hận ngày đó không cho mình đẹp, sung sướng.
Cũng trong cảnh khổ tâm vì vợ tiêu hoang, anh Nguyễn Thế Bình, phố Nguyễn Trãi, Tp Phủ Lý, Hà Nam than thở: "Vợ tôi được bạn bè đồng nghiệp phong là gần như sành điệu nhất thành phố vì thấy cả tháng đi làm chẳng mấy khi cô ấy mặc lặp lại bộ cánh nào, mà có mốt mới là cô ấy tường nhất, lập tức đi chọn để cho vào bộ sưu tập thời trang. Góp ý thì giận, thì khóc bỏ về nhà bố mẹ đẻ, nói tôi không chiều, tính toán cả với vợ"...
Tôi đau khổ vì vợ không biết chia sẻ- Ảnh minh họa
"Đây cũng là lý do vì sao mà sau khi lấy nhau toàn bộ số tiền tiết kiệm tôi dành dụm được gần 300 triệu để làm lại nhà "bốc hơi" hết. Tôi làm liên doanh nên thu nhập cũng khá trên dưới 30 triệu đồng/tháng nhưng khi có việc hỏi vợ tiền lúc nào cô ấy cũng nói không còn. Nhưng quần áo thì vẫn sắm đều, ăn uống thì cũng không cần nghĩ, thích là rủ các bạn tụ tập, ăn nhậu tại nhà, cao hứng thì mời ra hàng, đi hát... Biết vợ có tính hoang, tôi bắt đầu nói với vợ là công ty dạo này làm ăn khó khăn nên chậm lương, thu nhập rồi cũng sẽ giảm nhưng vợ vẫn thích là tiêu", anh Bình chia sẻ thêm.
Tệ hơn, vợ anh Đức anh, khu đô thị Linh Đàm vợ còn bị thất nghiệp ở nhà hơn một năm nay, mọi chi tiêu trong gia đình đều do anh gánh vác. Vợ thất nghiệp, con nhỏ lại hay đau ốm, để có đủ tiền lo cho vợ con tôi đã phải rất cố gắng, có cơ hội ra sức là làm thêm kiếm thu nhập, nhưng chỉ buồn một nỗi là vợ tôi dường như không cảm nhận nổi những vất vả của chồng. Tiền mang về cô ấy chi tiêu hoang phí, và không hề có ý thức mình đang khó khăn, phải tiết kiệm. Cô ấy thường xuyên không đi chợ mua đồ ăn về nhà chế biến như đa số những phụ nữ khác, vì cho rằng không có thời gian mà đa số toàn mua đồ ăn sẵn về ăn, nên vừa đắt, vừa không ngon lại không đảm bảo sức khỏe. Cô ấy cũng có tư tưởng ở nhà nhưng vẫn phải đẹp nên thích là mua sắm quần áo, cho mẹ, cho con. Nhiều bộ cánh mua về để đấy nhưng cô ấy vẫn không ngừng sưu tập...
Mách nước đối phó với vợ hoang
Có một vợ hoang phí thực sự là một rắc rối lớn đối với các ông chồng. Mua sắm luôn hấp dẫn với phụ nữ và chỉ có chồng mới khiến cho sự hấp dẫn đó dừng lại. Dưới đây là những cách mà các đức lang quân nên áp dụng.
Phân tích cho cô ấy, dù biết vợ sẽ không hài long khi đức lang quân nói chuyện tiết chế chi tiêu nhưng các chàng vẫn phải đối mặt. Nói cho cô ấy hiểu việc tiêu xài quá mức sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của cả gia đình. Nếu cô ấy nhận thức được vấn đề nghiêm trọng phát sinh từ sở thích của mình, cô ấy sẽ dừng lại.
Bí mật về thu nhập và tiền tiết kiệm, giữ tiền tiết kiệm và bí mật về thu nhập để nếu đưa tiền cho vợ cũng ở trong khuông phép thì cô ấy không thể mãi vung tay quá trán được hoặc chí ít cũng là không thể cứ đi vay mà tiêu được.
Lên kế hoạch cho tương lai để cô ấy cũng thực hiện,chẳng hạn hãy cùng nhau lên kế hoạch tiết kiệm cho dự định chăm sóc, nuôi dậy con cái, mua sắm những món đồ giá trị như nhà ở, mua xe... sẽ giúp vợ nhận ra giá trị đích thực của tiền bạc. Sử dụng cách này để đối phó với cô vợ hoang phí đồng thời cũng giúp nàng biết cách tiết kiệm tiền nong.
Biết cách trì hoãn, khi vợ muốn mua sắm những món đồ mình thích mà các đức lang quân thấy là không cần thiết chẳng hạn như chiếc túi da, áo khoác lông hay đôi giày... thì hãy cứng rắn trì hoãn nó. Có thể cô ấy sẽ giận dỗi trong một vài ngày, nhưng chắc chắn cô ấy không thể vì chuyện này mà giận mãi cuối cùng cô ấy sẽ phải "xuống nước" và tự làm lành. Đây là cách hay để giúp cho vợ học cách kiểm soát tài chính và cơn tức giận không đáng có.
Sử dụng quyền làm chồng, khi bó tay với những cách trên thì đây sẽ là phương pháp hữu hiệu. Chồng chủ động đưa ra những quy định cụ thể cho việc chi tiêu tiền trong gia đình. Khi đã có quy định mà vợ vẫn tiếp tục vi phạm, đến lần thứ 3, người chồng nên giành quyền giữ tiền để điều tiết chi tiêu.
Theo Phununews
Ông chồng không sợ vợ và cái kết bất ngờ Từ hôm ấy, chúng tôi không còn nghe anh dạy về nghệ thuật dạy vợ nữa, từ hôm ấy, chúng tôi tin rằng, đàn ông không sợ vợ hình như tuyệt chủng mất rồi. Ông anh giữ nguyên trạng thái anh hùng xung trận, chỉ có điều chiếc xe theo sự điều khiển của người cầm lái cũng quay ngược vào trong, giọng...