Đâu là ‘vé thông hành’ đến với hạnh phúc của trẻ?
Kỳ 4: Chấn chỉnh để đi đúng mục tiêu BẤT CẬP TRONG TUYỂN SINH LỚP 6 NGUỒN – Kỳ 3: Nhiều ý kiến trái chiều BẤT CẬP TRONG TUYỂN SINH LỚP 6 NGUỒN KỲ 2: Chấn chỉnh ngay các sai phạm Kỳ 1: ‘Đốt tiền’ vào lò luyện thi
LTS: Từ loạt phóng sự “Bất cập trong tuyển sinh lớp 6 nguồn”, TS. Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức KMi, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế Vabis Tuệ Đức, đã có bài viết gửi đến Báo BR-VT. TS. Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, cho trẻ “đua” vào lớp 6 nguồn, chỉ là cách để thỏa suy nghĩ của phụ huynh về những điểm số, hơn là hướng đến hạnh phúc đích thực của trẻ.
Theo TS. Nguyễn Thanh Tùng, để tạo nguồn cho giáo dục mũi nhọn, cần tăng cường tổ chức các sân chơi sáng tạo cho HS các cấp. Trong ảnh: HS Trường THCS Vũng Tàu (TP. Vũng Tàu) tham gia chương trình “Rung chuông vàng bằng tiếng Anh” do nhà trường phối hợp với Trung tâm Anh ngữ ILA tổ chức. (ảnh mang tính chất minh họa)
Luyện thi lớp nguồn là không nên
Theo quan điểm các nhân tôi, lớp nguồn là không cần thiết từ cấp giáo dục THCS, thậm chí là THPT. Hãy nhìn từ những đất nước tiến bộ trong giáo dục như Phần Lan, Nhật Bản, Đức và Singapore… nền giáo dục của họ không có “luyện gà nòi” và không có “lớp nguồn”. Đối tượng HS “chín ép” sẽ gây ra một hệ quả rất lớn cho xã hội với năng lực thật không có mà thường từ năng lực được “nuôi mớm” hơn là tự lực.
Còn vấn đề dạy thêm hỗ trợ cho các em học tốt hoàn toàn khác với luyện thi lớp nguồn. Tôi cho rằng, cho con luyện lớp nguồn là không nên vì sẽ làm chai cứng tính sáng tạo của con trẻ. Còn dạy thêm lại là vấn đề của xã hội tùy theo cách tiếp cận (ở đây, tôi không đề cập đến vấn nạn: ép buộc dạy thêm) mới thấy được tiêu cực, hay tích cực.
Ví dụ phụ huynh có nhu cầu trông giữ trẻ và mong muốn trong thời gian đó các em được tập thói quen học tập chung, đúng giờ giấc hoặc học có hướng dẫn từ GV để giúp các em cũng cố kiến thức bình thường bị thiếu, hổng trước đó. Hay đối với phụ huynh có giờ giấc không thuận tiện để kèm cặp, nhắc nhở con học, hoặc như không có đủ kiến thức để học cùng con mà không dính mắc vào điểm số, thì đây là một nhu cầu có thật của xã hội. Nhưng tôi không ủng hộ việc dạy thêm để các em giỏi hơn bạn khác để chúng ta so sánh điểm số của các em với nhau. Vì chung quy, đây cũng là một dạng háo danh đến từ phụ huynh để khoe điểm hay kết quả học tập của con.
Vậy nếu như xã hội thay đổi cách nghĩ từ kết quả điểm số chuyển sang tìm hiểu năng lực, ưu thế của con và những lỗ hổng kiến thức giúp các em có sự tự tin trong học tập thì xã hội tự nhiên sẽ không còn những tiêu cực trong dạy thêm vì những mục đích khác. Theo tôi, một GV dạy thêm mà dạy luôn cả đạo đức sống thì tuyệt vời hơn gấp nhiều lần với một GV dạy để lấy điểm số.
TS. Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, hãy trao cho trẻ cơ hội được khám phá chính bản thân mình. (ảnh mang tính chất minh họa)
Hãy thực tế và bớt thành tích
Và theo tôi, để tạo nguồn cho giáo dục mũi nhọn, các cơ quan quản lý và tổ chức giáo dục cần tạo sân chơi sáng tạo cho các em HS các cấp. Việc các em học giỏi lý thuyết các môn học để đi thi và đoạt giải thưởng để báo cáo thành tích không giúp nhiều cho một quốc gia phát triển hay một dân tộc sáng tạo hơn.
Chúng ta nên nhớ, luyện cho các em trở thành những cỗ máy làm bài thi và cố đoạt giải thưởng chỉ tạo ra những thế hệ máy móc và lý thuyết nhiều hơn, thậm chí không thực tế. Đây chính là điểm yếu trong cạnh tranh nguồn lực lao động của người Việt Nam trên thế giới.
Video đang HOT
Tất cả các em không phải là thiên tài trong học tập, hãy tạo sân chơi để hình thành những thiên tài trong cuộc sống với nhưng giá trị đạo đức phụng sự xã hội, đất nước nhiều hơn sự vị kỷ về phát triển cá nhân và vun vén cho bản thân.
Phần Lan là đất nước từ hơn 1 thập kỷ nay dẫn đầu thế giới về giáo dục. Phần Lan làm giáo dục không tuyển nguồn mà giáo dục lối sống cộng đồng và biết hợp tác, sáng tạo… Và Phần Lan đã cho ra nhiều công nghệ hàng đầu thế giới mà không cần những giải thưởng của HS về các môn thi thố bằng luyện nguồn… Hãy thực tế hơn và bớt chạy theo thành tích.
Theo TS. Nguyễn Thanh Tùng, phát triển tự thân là cái gốc của tài năng và hạnh phúc với đam mê đó chính là sự phát triển bền vững và đúng với tố chất của trẻ. (ảnh mang tính chất minh họa)
Vào lớp nguồn là nguyện vọng của… phụ huynh
Vào lớp nguồn thực tế phần lớn là nhu cầu của phụ huynh chứ không phải của các em HS. Chúng ta thử làm một khảo sát khoa học về nhu cầu của HS. Tôi tin chắc tỷ lệ HS mong muốn sẽ không cao. Ở các nước tiến bộ, HS cảm thấy đam mê thật sự và có tố chất về môn học nào thì trẻ thể hiện sự say mê với lĩnh vực đó để tự thân phát triển. Phát triển tự thân là cái gốc của tài năng và hạnh phúc với đam mê đó đó chính là sự phát triển bền vững và đúng với tố chất của trẻ.
Việc phụ huynh tự tạo ra “cuộc đua” (qua sự “PR” của xã hội, định hướng bởi sự háo danh) bằng chính mong muốn của bản thân mình rồi định hướng, ép thúc các con hoàn thành ước mơ của phụ huynh (nhiều khi mong muốn ấy vượt quá khả năng của các em), đó là một bi kịch cho cả hai trong tương lai: sự thất vọng và không biết mình mong muốn gì trong cuộc sống.
Một đứa trẻ khi được trao giấc mơ hơn người khác thì sẽ trở nên ích kỷ và đố kỵ – hậu quả từ quá trình “luyện” và “chọi”. Thử hỏi bản thân phụ huynh có thích những người ích kỷ và đố kỵ trong cuộc sống? Nếu không, tại sao ngay từ bây giờ chúng ta lại nuôi dưỡng điều này cho con mình qua việc “chạy đua” một vé “nguồn” hay “chuyên”?
Hãy cho trẻ có cơ hội khám phá chính bản thân mình. Một đứa trẻ giỏi thể thao cũng là một công dân mang lại niềm tự hào cho gia đình cũng như chính bản thân trẻ. Thậm chí là niềm tự hào dân tộc như: Ánh Viên, Lý Đức… Cũng như vậy một đứa trẻ giỏi âm nhạc, hội họa hay nấu ăn… chắc chắn sẽ hạnh phúc và mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội hơn những đứa trẻ cùng nhau lao vào những cuộc thi, giải thưởng mà không có giá trị sáng tạo cùng tính nhân văn trong lối sống.
Hãy dạy cho trẻ đạo đức sống để làm người hữu ích và hạnh phúc trước khi đưa trẻ tham gia những “cuộc đua” để thỏa cái tôi, cái ước mơ của phụ huynh, để rồi cả hai sẽ bất hạnh khi trưởng thành cũng như xã hội không hạnh phúc hơn vì những giá trị thiếu tử tế trong đời sống văn minh nhân loại.
TS. Nguyễn Thanh Tùng
'Huy động sự tham gia của cộng đồng trong phát triển phong trào bơi lội, phòng chống đuối nước'
Nhân dịp này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thanh Tùng (ảnh), Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao về vấn đề này.
- Không chỉ là môn thể thao, bơi lội còn là một kỹ năng sinh tồn quan trọng mà nhiều người, đặc biệt trẻ nhỏ cần biết để phòng tránh tai nạn đuối nước. Ông có thể chia sẻ đôi điều về góc độ này?
Quảng Ninh là tỉnh có đường bờ biển dài hơn 250km, chia làm nhiều lớp, với hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ. Trong toàn tỉnh, ở 13 địa phương là hệ thống ao, sông, hồ khá dày, phân bố xen lẫn vào khu dân cư. Với đặc điểm địa lý này đã cho thấy tầm quan trọng của kỹ năng bơi lội đối với mỗi người dân, nhất là đối tượng thanh thiếu niên trên địa bàn.Có một thực tế vẫn luôn tồn tại trên địa bàn tỉnh, dù những năm gần đây, tình hình tai nạn thương tích trẻ em tuy có giảm về số vụ so với những năm về trước nhưng số trẻ em tử vong vẫn còn cao. Chính vì thế mỗi dịp hè về, dịp nghỉ học, học sinh không phải đến trường, nhu cầu vui chơi giải trí, dã ngoại, đặc biệt là bơi lội, tắm mát, nhất là vào những ngày hè nóng bức tăng cao. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều tai nạn thương tích, đuối nước và cũng là nỗi lo của các bậc phụ huynh, cơ quan chức năng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến là do thiếu sự giám sát, chủ quan của người lớn và một phần quan trọng là do các em không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng bảo đảm an toàn, xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
Nếu trẻ em biết kỹ năng bơi lội, cứu đuối thì hoàn toàn có thể tránh được những tai nạn thương tâm như vậy.
- Từ thực tế đó cần làm gì và triển khai ra sao để nâng cao lượng người rèn luyện những kỹ năng này, thưa ông?
Thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em nói chung và phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em nói riêng, căn cứ Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, Sở VH-TT cùng các sở, ngành chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, kế hoạch thường niên về Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em. Trong đó, quan tâm tới việc xây dựng hạ tầng, xã hội hóa các bể bơi đồng thời với việc dạy bơi, đào tạo, hướng dẫn công tác cứu đuối.
Giảng dạy kỹ năng thực tế tại bể bơi là cách làm của Đông Triều và nhiều địa phương trong tỉnh, góp phần thực hiện tốt công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Đồng thời, để tăng cường hiệu quả trên diện rộng, chúng tôi đề cao công tác phối hợp liên ngành với các ngành GD&ĐT, LĐ-TB&XH tổ chức dạy bơi, phổ cập bơi cho trẻ em; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên bơi lặn, cứu đuối; lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trong việc xây dựng gia đình văn hóa tại khu dân cư; tăng cường kiểm tra việc thực hiện cấp giấy phép và các quy định an toàn tại bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch.
Ở góc độ địa phương, phát huy mọi nguồn lực để phổ cập, giúp người dân tiếp cận dễ hơn. Cho đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh đã có hơn 150 bể bơi lớn nhỏ, tổ chức hàng trăm lớp học bơi/năm cho trẻ em. Trong đó, nổi lên một số địa phương tiêu biểu như: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái... Đặc biệt là TX Đông Triều với 21/21 xã, phường đã có bể bơi di động (đặt tại các trường THCS, tiểu học trên địa bàn); 5 bể bơi cố định, lắp ghép tại các doanh nghiệp (Khu vui chơi giải trí Tân Việt Bắc, Công viên Hà Lan - Công ty TNHH Hà Lan, Trung tâm VH-TT phường Xuân Sơn, Trung tâm VH-TT thị xã; điểm du lịch Quảng Ninh Gate).
- Rõ ràng từ số liệu, thực tế trên cho thấy, Đông Triều và một số ít địa phương tiêu biểu có cách làm hay, khác biệt thu hút trẻ nhỏ, học sinh và nhiều thành phần tham gia. Ông có thể chia sẻ vài kinh nghiệm, cách làm hay từ cơ sở?
Ngoài các địa phương như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí..., Đông Triều là địa phương phát triển, phổ cập môn bơi ở góc độ giáo dục kỹ năng và phát triển môn thể thao. Môn bơi từ lâu đã trở thành truyền thống và hàng năm địa phương duy trì tổ chức giải bơi truyền thống. Cả 2 yếu tố này bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
Đặc biệt gần đây, TX Đông Triều đã linh hoạt, có cách làm hay trong huy động tối đa mọi nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực để bộ môn bơi phát triển, trong đó nổi bật là xã hội hóa, gắn giáo dục với rèn luyện kỹ năng môn thể thao này.
Hằng năm, Đông Triều đều tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên về Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em. Thị xã đã triển khai các quy hoạch dành quỹ đất và nguồn lực đầu tư cho các công trình văn hóa, thể thao, trong đó đặc biệt quan tâm hệ thống bể bơi phục vụ nhu cầu bơi cho các em học sinh vào dịp hè. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có khu Trung tâm VH-TT thị xã có diện tích quy hoạch 130.579m2, tổng mức đầu tư kinh phí trên 100 tỷ đồng (tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách thị xã 50%). Đặc biệt năm 2017, phát động xã hội hóa 21 "bể bơi cho em" trên địa bàn toàn thị xã, trị giá trên 7 tỷ đồng.
Hiện nay, các bể bơi lắp ghép được đặt tại các trường THCS, tiểu học trên địa bàn và đưa vào sử dụng việc dạy học, tập bơi cho học sinh và thiếu niên nhi đồng trong toàn thị xã. Vừa dạy kỹ năng, phát triển môn thể thao, chính người học bơi, VĐV bán chuyên này được thể hiện khả năng ở các giải bơi truyền thống địa phương và cả cấp tỉnh tổ chức thường niên. Điều này vừa tạo khí thế vui tươi, đoàn kết trong nhân dân vừa góp phần thúc đẩy môn bơi, phát lộ nhiều tài năng thể thao. Có thể nói, từ kỹ năng tới môn thể thao, không ít VĐV đã được thể hiện mình, đem về vinh quang từ các giải trong nước và quốc tế.
- Cùng với việc rèn các kỹ năng bơi lội, tổ chức giải bơi phong trào được coi là "đòn bẩy" trong việc lan tỏa phong trào bơi lội và phòng chống đuối nước. Ông đánh giá sao về vấn đề này?
Quả thật vậy! Hàng năm, UBND tỉnh luôn có những văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tham gia những hội bơi, khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của phong trào bơi. Điều này cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, chỉ đạo của cấp ủy, sở, ban, ngành trong toàn tỉnh. Từ động lực then chốt ấy mà những giải bơi phong trào có thế mạnh, lâu đời như: Hội bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng được khôi phục và duy trì thường niên.
Bên cạnh những địa phương có thế mạnh về bơi lội như: Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều thì hiện nay một số địa phương đã và đang làm tốt công tác dạy bơi cho thanh thiếu niên như: Ba Chẽ, Cẩm Phả. Đồng thời, một số đơn vị, doanh nghiệp đã và đang có cách làm riêng để thúc đẩy những giải bơi phong trào phát triển trong khối cơ quan, LLVT và toàn dân.
Đứng trên góc độ là người có chuyên môn, cá nhân tôi nhận thấy các giải đấu là sân chơi để phát hiện những VĐV tài năng cho tỉnh nhà. Bên cạnh đó, hội bơi phong trào còn là "chất xúc tác" mạnh mẽ trong việc lan tỏa phong trào bơi lội và phòng chống đuối nước một cách hiệu quả.
Tổ chức các giải bơi cấp tỉnh và cấp địa phường thường xuyên là cách làm hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phong trào bơi lội, phòng chống đuối nước.
- Ngoài yếu tố then chốt là cơ sở vật chất, cơ quan quản lý hay các địa phương có cách nào để thu hút trẻ nhỏ, nâng cao ý thức và tiếp cận môn bơi nhiều hơn so với những trò chơi, thú vui khác?
Thời đại công nghệ số, trẻ em có rất nhiều thú vui bên cạnh những hoạt động thể chất. Để hướng các em vào những chương trình học thể thao, hay học bơi vào mỗi dịp hè, cá nhân tôi nghĩ cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường. Chính cha mẹ, giáo viên sẽ là người truyền thụ cho các em về lý do, ích lợi, sự bổ ích mà các bộ môn thể thao nói chung và môn bơi nói riêng mang lại.
Song song với đó, địa phương cần xây dựng nhiều bể bơi, tổ chức nhiều lớp học bơi để khuyến khích học sinh tham gia luyện tập môn thể thao bổ ích này. Sự ra đời của những bể bơi công cộng, lớp học bơi hè sẽ tạo "đòn bẩy" để thanh thiếu niên hào hứng tham gia phong trào bơi lội.
- Trên cơ sở các thành quả trên, thời gian tới cơ quan quản lý có giải pháp, cách làm nào để thúc đẩy hơn nữa phong trào?
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng công tác tuyên truyền vận động tại các khu dân cư, phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể để tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em.
Tiếp tục tham mưu cho tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, Kế hoạch về dạy bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 và đến năm 2030. Mở các lớp tập huấn bơi, phòng chống cứu đuối cho các cán bộ cơ sở, hướng dẫn viên, cộng tác viên, nhân viên và người dân tại các địa phương, các tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp, người dân có các ngành nghề kinh doanh gắn với môi trường nước. Từ đó, họ là những hạt nhân tích cực trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng, lắp đặt bể bơi tại các trường học, khách sạn, nơi công cộng; dạy bơi cho trẻ em. Xác định rõ công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi gia đình và toàn xã hội.
Cùng với đó, mỗi địa phương ngoài nguồn lực của nhà nước, cần đẩy mạnh việc xã hội hóa, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất, con người cho công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Đó là những công việc phải triển khai tốt trong hiện tại và tương lai để đưa bơi lội được phổ cập đến mọi đối tượng học sinh, hạn chế tối đa những tai nạn đuối nước thương tâm, nhất là trong dịp hè khi học sinh có thời gian dài tham gia rất nhiều hoạt động, vui chơi dưới nước.
- Xin cảm ơn ông!
Lên phương án khảo sát năng lực vào lớp 6 Nhiều trường THCS tại TP HCM mong muốn được thực hiện khảo sát năng lực để tuyển sinh vào lớp 6, thay vì thực hiện tuyển sinh theo địa bàn phân tuyến như trước đây Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, sở này đang đề nghị phòng GD-ĐT các quận, huyện và TP Thủ Đức căn cứ vào tình...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
22:56:11 31/03/2025
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sao châu á
22:50:06 31/03/2025
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
22:47:13 31/03/2025
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
22:42:25 31/03/2025
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
22:42:25 31/03/2025
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
22:02:23 31/03/2025
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
21:33:40 31/03/2025
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
21:24:03 31/03/2025
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
21:10:53 31/03/2025
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
20:36:40 31/03/2025