Đâu là sự thật về HS lớp 3 không đọc thông viết thạo?
Theo thông tin từ nhà trường, em Nguyễn Thị Lê đã học đến lớp 3, có khả năng đọc viết bình thường.
Tuần trước, VTV có đưa tin về trường hợp học sinh Nguyễn Thị Lê, trường tiểu học Thanh Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An, tuy lên lớp 3 nhưng chưa đọc thông viết thạo.
Thông tin này gây bức xúc cho dư luận, khiến phóng viên báo Nghệ An vào cuộc. Và trên báo này đã có một bản tin hoàn toàn ngược lại với những gì các phương tiện truyền thông đã đưa tin.
Theo đó, em Lê vẫn hoàn thành bài tập đọc trong sách giáo khoa, việc nhận mặt chữ của em hoàn toàn bình thường. Đoạn phim quay lại cảnh Lê đọc vanh vách bài học “Hội đua voi ở Tây Nguyên”, viết chính tả đúng và làm các phép tính do phóng viên đưa ra một cách chính xác.
Em Lê vẫn đọc được như các học sinh lớp 3 khác.
Cô Trần Thị Ngoạt – giáo chủ nhiệm của Lê cho biết: “Em Lê vẫn tiếp thu được bài, có chỗ chậm so với mức độ học sinh lớp 3. Tuy nhiên, em đã tiến bộ rất nhiều. Hiện nay Lê đã viết được các bài chính tả. Chữ đầu câu, danh từ khó em vẫn gặp nhiều khó khăn. Khi đọc những từ khó em phải dịch. Báo chí phản ảnh chưa đúng thực chất, không phải em không biết gì. Em biết mệnh giá tiền, số trên bảng”.
Video đang HOT
Ông Võ Bá Phượng – Hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Vân, Thanh Chương cho biết việc đưa thông tin không đúng ảnh hưởng đến chính trị và ngành giáo dục Nghệ An… “Một thông tin phản ảnh đúng chúng tôi sẽ tiếp thu. Nhưng ở đây đưa sai sự thật. Họ nói em Lê mới chỉ đọc được chữ O, chữ C. Em không đọc được tiền 5.000, 10.000 đồng. Như thế là không đúng”, ông Phượng chia sẻ.
Tuần trước, báo chí cả nước đưa tin về trường hợp của em Lê. Theo đó, bố em đã lên trường xin phép được chuyển Lê xuống lớp 1 nhưng trường không cho, chỉ đồng ý lưu ban lớp 3B. Ngoài ra, các bài viết còn phản ánh trường còn rất nhiều em không biết đọc, viết chậm vẫn được lên lớp đều đều.
Trả lời báo chí, ông Thái Huy Vinh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An cho biết trường hợp của em Lê không giống như bản tin VTV1 đưa tin.
Ông Vinh cho biết Sở đã gửi các văn bản về phòng Giáo dục huyện Thanh Chương yêu cầu kiểm điểm các cán bộ liên quan, giáo viên chủ nhiệm của em Lê từ lớp đến lớp hai và ban quản lý của nhà trường. Ông Vinh nhấn mạnh Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An sẽ truy trách nhiệm sự việc này đến cùng.
Theo Infonet
Thay đổi thi tốt nghiệp THPT: Theo xu hướng nghề nghiệp của học sinh
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Đây là phương án thi tốt nghiệp thể hiện được việc đổi mới mạnh mẽ theo hướng giảm áp lực cho học sinh và xã hội, đã được ngành giáo dục, học sinh, phụ huynh và cả xã hội đồng tình ủng hộ.
Học sinh lớp 12 Trường phổ thông nội trú Langbiang (Lâm Đồng) trong giờ ôn tập môn hóa - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Với phương án này, Bộ GD-ĐT đã đưa ra những thay đổi căn bản, đó là: số môn thi giảm; học sinh được quyền tự chọn 2 môn và điểm xét tốt nghiệp có thêm điểm trung bình cả năm của năm lớp 12.
Thay đổi lối suy nghĩ cũ
Việc Bộ GD-ĐT quyết định chỉ còn 4 môn thi thực sự là một đổi mới về quan điểm. Cách đây gần 10 năm Bộ GD-ĐT có chủ trương "học gì thi nấy" và dự kiến sẽ tăng dần từ 4 môn thi năm 2004 lên 5 môn năm 2005, rồi 6 môn năm 2006 và dự kiến sẽ tăng tiếp môn thi những năm sau. Tuy nhiên, quan điểm này đã không được chấp thuận vì thi cử quá nặng nề, tốn kém nên ngành giáo dục cũng đã xác định dừng lại 6 môn. Hình thức thi cũng thay đổi bao gồm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Cho học sinh tự chọn môn thi cũng là một đột phá vì đây là thay đổi cả một lối tư duy. Tư duy cũ xác định muốn học sinh phát triển toàn diện phải tránh hiện tượng học lệch, học tủ và để làm được điều đó thì Bộ phải chọn môn thi. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh nơm nớp lo lắng, cũng như không công bằng đối với tất cả học sinh. Không tôn trọng nguyện vọng chính đáng của học sinh, và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong thi cử. Một số học sinh chấp nhận sử dụng "phao thi" đối với những môn mà mình không thích học.
Tại hội thảo khoa học "Tổng kết nghiên cứu giáo dục phổ thông Việt Nam và một số nước trên thế giới đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo về đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Việt Nam", do Bộ GD-ĐT tổ chức tháng 11.2012, PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đã đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thi (3 môn bắt buộc là toán, văn và ngoại ngữ), môn còn lại cho học sinh tự chọn theo khả năng, xu hướng nghề nghiệp của các em. Một số đại biểu tham dự phản đối vì cho rằng nếu để học sinh tự chọn môn thi sẽ dẫn đến tình trạng học lệch.
Quay cóp giảm, chạy điểm tăng
Với phương án thi năm nay sẽ có một số vấn đề nảy sinh sau: Học sinh chọn môn thi như sử, địa chắc chắn là ít vì tỷ lệ học sinh thi đại học khối C thấp. Hiện tượng quay cóp tài liệu sẽ giảm (vì các em được thi những môn hợp với sở trường), nhưng hiện tượng chạy điểm lớp 12 sẽ tăng.
Việc chạy điểm, nâng điểm cũng đã từng xảy ra cách đây hơn chục năm, khi Bộ GD-ĐT có chủ trương tuyển thẳng đại học những học sinh đỗ tốt nghiệp loại giỏi và có bình quân điểm thi trên 9. Tuy nhiên, thực hiện sau 3 năm, Bộ GD-ĐT phải dừng chủ trương này do tiêu cực nảy sinh. Đây chính là điều cảnh báo cho các nhà trường. Việc tổ chức thi năm nay sẽ phức tạp hơn vì các em phải thay đổi phòng trong quá trình thi.
Để giảm tình trạng học lệch và việc chạy điểm, nâng điểm, về lâu dài, đối với THPT nên xây dựng chương trình theo học chế tín chỉ như kinh nghiệm một số nước trên thế giới. Trước mắt cần xét điều kiện dự thi là các môn không thi phải có điểm trung bình môn từ 5 trở lên. Em nào chưa đạt, nhà trường phải tổ chức thi lại khi nào đạt mới đủ điều kiện dự thi. Như vậy, đối với những môn không thi, học sinh cũng nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản.
Việc tổ chức coi thi cũng như chấm thi năm nay sẽ phức tạp hơn, do đó quy chế thi tốt nghiệp phải được quy định một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu và phần mềm quản lý thi tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT phải thực hiện tốt các khâu từ sắp xếp danh sách phòng thi cũng như ráp phách, lên điểm, xét tốt nghiệp...
Phương án thi tốt nghiệp mới đã được sự đồng thuận của học sinh, giáo viên, ngành giáo dục và toàn xã hội. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ nói lên được nhiều vấn đề, và hy vọng đây chính là khâu đột phá để ngành giáo dục vững tin trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh
(Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
Theo TNO
Trẻ mầm non học ngoại ngữ: Sao phải cấm? Theo ý kiến của nhiều chuyên gia ngôn ngữ và tâm lý, 4-7 tuổi là giai đoạn vàng để kích hoạt tiềm năng học ngôn ngữ cho trẻ. Bộ GD&ĐT vừa có công văn yêu cầu tuyệt đối không tổ chức dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non để tránh ảnh hưởng tới việc học tập...