Đâu là ổ tham nhũng lớn nhất Trung Quốc?
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), cơ quan điều hành kinh tế vĩ mô với quyền quản lý và lập kế hoạch kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, đã trở thành ổ tham nhũng lớn nhất Trung Quốc, tuần báo Pháp Luật ở Bắc Kinh thông tin.
Từ tháng 5 đến tháng 9, có 19 cán bộ đương chức và nguyên lãnh đạo của NDRC (gồm cả Cơ quan Năng lượng Quốc gia và Văn phòng Cải cách và Phát triển Địa phương) bị bắt quả tang tham nhũng.
NDRC là cơ quan có nhiều quan tham nhất trong số 25 cơ quan trực thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả số quan tham bị điều tra tại tỉnh Sơn Tây trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” trên quy mô toàn quốc.
Quan chức cao cấp nhất của NDRC ngã ngựa là nguyên Phó chủ tịch Lưu Thiết Nam. Viện Kiểm sát buộc tội Lưu lợi dụng chức vụ để trục lợi cho người thân, và nhận những khoản tiền hối lộ rất lớn.
Với chức vụ tương đương thứ trưởng, Lưu còn lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Quốc gia. Tháng 5/2013, Lưu bị bắt cùng với vợ, bị bãi nhiệm mọi chức vụ lãnh đạo và bị khai trừ đảng. Ngày 24/9, Lưu bị xét xử về tội nhận hối lộ. Ông này là quan chức cao nhất của NDRC bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra kể từ năm 2003.
Có 7 trong số 19 quan chức NDRC bị bắt giữ trong hai tháng gần đây, bao gồm Guo Jianying – giám sát viên thuộc Cục Vật giá bị điều tra hôm 22/9. Sáu ngày sau, 3 quan chức khác của Cục Vật giá bị bắt, gồm Giám đốc Liu Zhenqiu và hai phó giám đốc Zhou Wangjun và Li Caihua.
Người tiền nhiệm của Liu Zhenqiu là Cao Changqing cũng bị bắt giam từ ngày 24/8. Cục Vật giá chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát 11 lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, bao gồm điện, nước, dịch vụ công và các sản phẩm, dịch vụ độc quyền khác.
Cục này cũng đảm trách việc xây dựng các chính sách quan trọng về giá cả, giúp thiết lập hoặc điều chỉnh tiêu chuẩn giá cho các sản phẩm và dịch vụ do chính quyền trung ương kiểm soát. Trước đó, Cục còn kiểm soát cả giá dầu và dược phẩm.
Hầu hết các nhà phân tích tin rằng, vấn đề chính yếu bắt nguồn từ thực tế quyền định giá và thông qua các quyết sách cũng như các dự án đều tập trung trong một thực thể duy nhất.
Video đang HOT
Giáo sư Ma Qingyu thuộc Trường Hành chính Quốc gia Trung Quốc cho rằng, chìa khóa để giải quyết nạn tham nhũng trong NDRC là tách biệt quyền định giá và phê duyệt, trong khi thiết lập một cơ chế giám sát minh bạch và hiệu quả sẽ tăng cường trách nhiệm giải trình.
Quốc hội cần tham gia sâu hơn vào việc giám sát những quyết sách của NDRC, các dự án và chủ trương đầu tư lớn nên được thảo luận tại phiên họp thường niên của Quốc hội, nhằm đảm bảo minh bạch hơn.
Báo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 10/10 dẫn nguồn tạp chí Trung Quốc Caixin đưa tin, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) Vương Lập Tân đã bị bắt với cáo buộc tham nhũng.
Vương phụ trách ban kỷ luật và thanh tra của tập đoàn, bị bắt giam cuối tháng 9. Kể từ cuối tháng 8/2013, hàng loạt quan chức CNPC bị điều tra do “vi phạm kỷ luật đảng”.
Đến nay đã có 10 quan chức CNPC bị bắt. Nguyên Bộ trưởng Công an, nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang từng là chủ tịch CNPC.
Truyền thông Trung Quốc hôm 9/10 đưa tin, cựu Bí thư Thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương đã bị khai trừ khỏi đảng, sau khi bị cáo buộc chiếm dụng công quỹ, tham nhũng và thường xuyên đến “các câu lạc bộ tư nhân”.
Theo Thục Ninh
SCMP, Want China Times
Chu Vĩnh Khang có thể bị giam tại nhà tù sang trọng bậc nhất Trung Quốc
Nằm ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, nhà tù Qincheng là nơi giam giữ một số cựu lãnh đạo quyền lực bị "ngã ngựa" của Trung Quốc.
Một nhân viên bảo vệ ngăn cản trở chụp ảnh tại cổng nhà tù Qincheng ở ngoại ô Bắc Kinh.
Nhà tù Qincheng, nằm tại quận Xương Bình ở ngoại ô Bắc Kinh, được canh gác rất nhiêm ngặt, nơi vài cựu quan chức cấp cao đang thụ án. Tù nhân tiếng tăm nhất cùa nhà tù này cho tới nay là Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh từng bị kết án về tội tham nhũng.
Giờ đây, dường như ông Bạc sẽ sớm hối nghộ với Chu Vĩnh Khang, cựu giám đốc công an, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc.
Hồi tuần trước, giới chức Trung Quốc đã chính thức thông báo điều tra ông Chu, 71 tuổi, vì các cáo buộc tham nhũng khi ông còn điều hành Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC).
CNPC đã trở thành "điểm nóng" tham nhũng sau khi cựu chủ tịch của tập đoàn này là Tưởng Khiết Mẫn bị khai trừ khỏi đảng hồi tháng trước vì các cáo buộc tham nhũng.
Các cáo buộc nhằm vào ông Chu, chính trị gia cấp cao nhất từng bị điều tra tại Trung Quốc, đã gây xôn xao báo chí thế giới. Vụ việc cũng gây bất ngờ cho nhiều người tại Trung Quốc, vốn nghi ngờ rằng liệu Chủ tịch Tập Cận Bình - người đã phát động cuộc truy quét tham nhũng khi lên năm quyền hồi tháng 3 năm ngoái - có đủ sự kiên cường chính trị để truy tố ông Chu hay không.
Ông Tập đã nhận được sự ủng hộ từ những người tiền nhiệm là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân để điều tra ông Chu.
Bản chất ồn ào của vụ việc đồng nghĩa với việc nhiều khả năng ông Chu sẽ ngồi tù tại nhà tù Qincheng, nơi ông sẽ bị cách ly do thân thế và vị trí của ông.
Nhà tù Qincheng được cho là giống một nhà khách quốc gia sang trọng hơn là một nhà tù và hiện có ít nhất 100 quan chức bị kết án về tội tham nhũng đang thụ án tại đây.
Ông Chu Vĩnh Khang nhiều khả năng sẽ bị giam tại nhà tù Qincheng.
Người vợ cũ của lãnh đạo Mao Trạch Đông, bà Giang Thanh, từng bị giam tại nhà tù Qincheng trước khi tự sát.
He Diankui, 80 tuổi, một cựu giám sát viên tại nhà tù, cho hay là nhà tù này rất sang trọng, đặc biệt khi so sánh với các điều kiện sống thông thường trên khắp Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa.
Cũng tại nhà tù Qincheng, ông He lần đầu tiên nhìn thấy và được thử món súp vây cá mập, một món ăn đắt đỏ thường xuất hiện tại các nhà hàng sang trọng ở Trung Quốc.
"Có các nhà vệ sinh riêng biệt được trải thảm và các giường sofa. Khi tôi còn làm việc ở đó, các bữa ăn tại nhà tù do một đầu bếp tại Khách sạn Bắc Kinh, chuẩn bị", ông He cho biết.
"Các tù nhân được uống sữa, ăn súp và 2 món khác cho bữa trưa và tối. Họ cũng được phục vụ hoa quả tươi và cà phê. Thâm chí khi Trung Quốc trải qua những giai đoạn rất khó khăn, các điều kiện sống tại nhà tù không bao giờ thay đổi", ông He nói thêm.
Nữ nhà văn Đới Tình, người từng tham gia biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn, đã thụ án 10 tháng tại nhà tù Qincheng sau vụ việc năm 1989, vốn làm hàng trăm người thiệt mạng.
"Khi vào nhà tù, tôi đã rất bất ngờ. Trần nhà rất cao, buồng tắm đẹp và thậm chí các nhân viên bảo vệ rất chu đáo và tử tế với chúng tôi", bà Đới Tình cho hay.
Nhà nghiên cứu của Tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) Nicholas Bequelin cho hay các tù nhân tại nhà tù Qincheng sống trong điều kiện sang trọng so với các nhà tù nhà nước khác của Trung Quốc.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc đưa tàu lặn Giao Long ra Thái Bình Dương Giao Long, tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của Trung Quốc, sẽ lên đường thực hiện chuyến thám hiểm ở tây bắc Thái Bình Dương vào ngày 25/6 tới, báo chí Trung Quốc ngày 21/6 dẫn giới chức hải dương nước này. Tàu lặn Giao Long. Xinhua đưa tin, Xiangyanghong 09, tàu mẹ của Giao Long, hôm qua đã rời...