Đâu là những thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ?
TS-BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng khoa Thần Kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, lưu ý: Khi thời tiết thay đổi thất thường, có những thói quen sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Cụ thể, khi thời tiết nắng nóng, việc đi ngoài nắng kéo dài, không bù nước hay có các biện pháp che chắn, cơ thể sẽ bị mất nước mất nhiệt, dẫn đến thay đổi huyết áp, gia tăng nguy cơ đột quỵ. Khi ở trong phòng máy lạnh, để chế độ nhiệt độ thấp, đặc biệt nếu cơ thể nằm lạnh một đêm dài, sẽ dẫn đến các thay đổi về co giãn mạch máu, yếu tố huyết áp, thay đổi nhịp tim. Nếu đột xuất đi từ ngoài trời nóng vào phòng lạnh hoặc ngược lại, sẽ rất nguy hiểm vì chức năng đáp ứng tim mạch của cơ thể bị thay đổi đột ngột.
Mọi người cần tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, tránh ngồi nhiều một chỗ, để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý khác. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người bình thường khỏe mạnh thì có thể chỉ khó chịu, mệt, hoặc dễ cảm nhưng đối với những người đang mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường, hoặc mạch máu có hẹp, xơ vữa hay mạch máu đang yếu, có túi phình, thì rất dễ xảy ra đột quỵ, nhồi máu hoặc xuất huyết.
Bác sĩ Thắng cho hay: Đột quỵ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng xuất hiện những triệu chứng giống nhau. Trong đó, 3 triệu chứng phổ biến nhất là: miệng méo xệch qua một bên; yếu tay, chân; rối loạn lời nói, nói không rõ, như bị ngọng. Bác sĩ khuyến cáo chỉ cần có ít nhất 1 triệu chứng trên, phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, đặc biệt nếu các tình trạng này xảy ra đột ngột.
Theo bác sĩ, tất cả mọi người đều có nguy cơ đột quỵ. Người càng lớn tuổi nguy cơ càng cao. Nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới. Có những yếu tố nguy cơ chúng ta có thể điều chỉnh được, trong đó quan trọng nhất là tăng huyết áp, nếu điều trị tốt sẽ giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm soát tốt các bệnh như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tim mạch đặc biệt là rung nhĩ. Thói quen ít vận động, ngồi nhiều một chỗ, chế độ ăn mặn, nhiều chất béo, thiếu rau xanh cũng làm tăng nhanh nguy cơ đột quỵ.
Vì sao nữ giới có nguy cơ bị đột nguy cao hơn nhiều lần nam giới?
Phụ nữ từ 20 đến 39 tuổi có tỷ lệ bị đột quỵ cao gấp đôi so với nam giới và có nguy cơ đột quỵ lần 2 cao.
Video đang HOT
Khi nghe thấy từ đột quỵ, nhiều người có thể lập tức hình dung tới một bệnh nhân nam. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phụ nữ bị đột quỵ hơn nam giới. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 ở phụ nữ.
Phụ nữ từ 20 đến 39 tuổi bị đột quỵ cao gấp đôi so với nam giới. Phụ nữ cũng có khả năng bị đột quỵ lần thứ 2 trong vòng 5 năm kể từ lần đầu tiên gặp biến chứng.
Theo Providence, nam giới và phụ nữ có nhiều yếu tố nguy cơ giống nhau. Tuy nhiên, có một yếu tố xảy ra ở riêng phụ nữ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu hormone là một phần của phương pháp điều trị vô sinh, biện pháp tránh thai có chứa estrogen hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hormone để kiểm soát các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
(Ảnh minh họa: Focus)
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ xảy ra khi dòng máu đến não bị cản trở hoặc các mạch máu trong não bị vỡ. Nếu không có oxy trong máu, các tế bào não sẽ chết, các chức năng của não bị hỏng.
Khi đó, người bệnh có thể mất khả năng di chuyển, nói, ghi nhớ, suy nghĩ rõ ràng, ăn uống hoặc kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể.
Tại Mỹ, cứ sau 40 giây lại có người bị đột quỵ và cứ sau 3 phút rưỡi lại có người chết vì sự cố này. Khoảng 795.000 người bị đột quỵ hằng năm, trong đó phụ nữ chiếm 60% số ca tử vong.
Hai loại đột quỵ
Thiếu máu cục bộ: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 87% số ca bệnh. Một mạch máu chính trong não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc sự tích tụ của chất béo hoặc cholesterol, còn được gọi là mảng bám.
Xuất huyết: Tình trạng này này xảy ra khi các mạch máu não bị vỡ. Khi máu tiếp tục chảy, áp lực tích tụ lên mô não, dần gây ra nhiều tổn thương hơn.
Các triệu chứng
Yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay, chân hoặc một bên của cơ thể
Khó nói và chậm hiểu
Chóng mặt, gặp các vấn đề về thăng bằng hoặc phối hợp
Mất hoặc mờ thị lực
Ngất hoặc co giật.
Phụ nữ có thể gặp thêm các dấu hiệu như:
Đau đầu không có nguyên nhân.
Sương mù não.
Kiệt sức.
Buồn nôn và ói mửa.
Đối tượng nguy cơ
Nguy cơ đột quỵ có thể tăng cao hơn nếu bạn hút thuốc, huyết áp cao, có tiền sử đột quỵ hoặc cục máu đông, thừa cân, dùng một số loại thuốc (thuốc kháng sinh và điều trị bệnh động kinh, bệnh lao hoặc HIV), đau nửa đầu nghiêm trọng, tiểu đường, bất thường về tim...
Các phương pháp điều trị hormone và liệu pháp thay thế hormone cũng có khả năng dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Những thay đổi về mức độ hormone có thể xảy ra với cả các phương pháp điều trị sinh sản và các liệu pháp để giảm triệu chứng mãn kinh.
6 nhóm người dễ có nguy cơ bị đột quỵ - nên phòng tránh cẩn thận để tránh rủi ro Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đây là những nhóm người cần cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này. Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm...