Đâu là những mối đe dọa chính đến nền kinh tế Nga?
Đối với nước Nga, 30 USD cho mỗi thùng dầu thô là mức giá đáng báo động. Giá dầu ở khoảng đó đe dọa hệ thống tài chính nước này nhiều hơn cả mối nguy đến từ địa chính trị hay giá trị đồng rúp.
Nhà máy lọc dầu – Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, có đến 63% chuyên gia kinh tế được hỏi trả lời rằng diễn biến giá dầu thô là mối đe dọa lớn nhất với nền kinh tế và hệ thống tài chính Nga. Năm sau, giá dầu hạ tiếp là nguy cơ lớn nhất cho Nga, quốc gia vốn chưa kịp chuẩn bị cho một cú sốc tiếp theo trên thị trường dầu mỏ.
Tiếp sau giá dầu, địa chính trị, các căng thẳng trong ngành ngân hàng và giá trị đồng rúp (RUB) sẽ là các nguy cơ tiếp theo. Đây là dự báo đúc kết được từ kết quả khảo sát 27 chuyên gia kinh tế của Bloomberg.
“Nếu giá dầu hạ tiếp và đứng ở mức thấp trong thời gian dài, nguy cơ Nga mất ổn định tài khóa và tài chính tăng lên đáng kể”, Sergey Narkevich, chuyên gia tại PAO Promsvyazbank ở Moscow (Nga) viết.
Andreas Schwabe, chuyên gia kinh tế tại Raiffeisen Bank Internationa ở Vienna (Áo) cho biết giá dầu thấp và thấp hơn nữa vẫn đang là “mối nguy chính đối với kinh tế Nga”, mặc cho nước này đã điều chỉnh được trước cú sốc giá cả diễn ra trong năm nay. “Tình hình giá dầu giảm có thể khiến RUB yếu hơn, khởi đầu làn sóng lạm phát mới và các vấn đề ngân sách”, ông Schwabe nói.
Nga thích nghi được với 40 USD/thùng dầu thô trong thời gian qua bằng cách cắt giảm chi tiêu, song họ sẽ khó tìm ra câu trả lời cho chính sách nếu giá dầu tiếp tục đi xuống sau khi đã lao dốc 37% trong năm 2014.
Theo ngân hàng Goldman Sachs, giá dầu Brent, chuẩn giá dầu châu Âu, đang giao dịch ở mức 45 USD/thùng. Song thực tế mùa đông năm nay ấm hơn so với trung bình các năm qua sẽ hạ thấp nhu cầu nhiên liệu sưởi ấm, đủ để khiến giá dầu xuống đến 20 USD/thùng trong thời gian tới.
Một số mối nguy lớn với nền kinh tế Nga và phần trăm số chuyên gia kinh tế ủng hộ – Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Ngân hàng trung ương Nga ước tính nếu dầu rơi xuống dưới 40 USD/thùng trong các năm 2016 đến 2018, nền kinh tế đất nước sẽ sụt giảm 5% hoặc hơn. Tình hình đó sẽ đẩy cao rủi ro lạm phát và bất ổn tài chính.
Về mặt địa chính trị, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga làm phức tạp thêm tình hình, đẩy giới đầu tư vào chỗ phải bán bớt tài sản Nga. Ngoài các sự biến ở Trung Đông, Nga hiện vẫn còn chịu các lệnh trừng phạt quốc tế vì căng thẳng ở Ukraine.
Tuy vậy, mặt tích cực hiện giờ là căng thẳng giữa Nga và phương Tây cùng nguy cơ Chiến tranh lạnh trong khu vực này đã được làm dịu sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) và Ai Cập.
56% số chuyên gia được hỏi cho rằng Nga sẽ được hưởng lợi từ yếu tố tích cực trên trong 12 tháng tới, khi Liên minh châu Âu (EU) nới bớt các biện pháp trừng phạt. Hồi tháng 8, chỉ 34% chuyên gia cho rằng điều này sẽ xảy ra. 20% chuyên gia cho rằng Mỹ có thể “nhẹ tay” hơn trong các biện pháp cấm vận nước bạn.
Theo 3 nhà ngoại giao châu Âu, các nước EU có thể kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa tại cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 17 và 18.12.
“Chỉ khi hết bị áp đặt lệnh trừng phạt, GDP của Nga mới có thể đi lên”, Wolf-Fabian Hungerland, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Berenberg (Đức) nhận định.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga thừa nhận bất lực nhìn đồng Rúp lao dốc
Đồng Rúp của Nga đang là đồng tiền chủ chốt mất giá mạnh nhất thế giới từ đầu quý 3 tới nay.
Trong bối cảnh tỷ giá hối đoái đồng nội tệ Nga ngày 17/8 đã giảm còn 65,6 Rúp/USD, chạm đáy thấp nhất kể từ hồi tháng 2/2015, Trợ lý Tổng thống Nga, ông Andrei Belousov tối cùng ngày thừa nhận dự trữ ngoại hối hiện tại của Nga không cho phép nước này nâng đỡ đồng Rúp và Ngân hàng Trung ương Nga chỉ còn đòn bẩy tác động duy nhất là lãi suất cơ bản.
Đồng Rúp Nga đứng trước nguy cơ giảm giá kỷ lục
Ông Belousov lưu ý hiện tỷ giá đồng Rúp vẫn được thả nổi.
Ông nói: "Hiện chúng tôi không đủ dự trữ vàng-ngoại hối, hay dự trữ ngoại hối để có thể hỗ trợ đồng Rúp như năm 2013".
Ông cho biết dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, không tính tới vàng, hiện ở mức trên 300 tỷ USD một chút.
Tuy nhiên trong số này có hơn 120 tỷ USD là dự trữ của chính phủ - đó là Quỹ dự trữ và Quỹ phúc lợi quốc gia, được lưu giữ bằng ngoại tệ.
Phần còn lại của dự trữ đủ cho chín tháng nhập khẩu hàng hóa, vốn được xem như là hằng số tối thiểu.
Ông Belousov nhận định tại một diễn đàn thanh niên diễn ra ở Klyazm rằng nếu không cải cách cơ cấu, tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ chỉ ở mức 1-2% mỗi năm.
Theo ông, để đảm bảo sự cân bằng và vượt qua "hẫng hụt liên quan đến ngân sách và tỷ giá hối đoái", Nga cần tăng trưởng kinh tế không dưới 4%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này là một trong những thách thức chính đối với chính phủ Moscow.
Tuyên bố của Trợ lý Tổng thống Nga được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên dương nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách nước này trong việc giữ ổn định tỷ giá đồng Rúp. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cũng "khoe" rằng cán cân vãng lai của Nga vẫn sẽ thặng dư cho dù giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng.
Tình hình trở nên bi đát hơn khi Ngân hàng Citigroup dự báo đồng Rúp sẽ tiếp tục rớt giá xuống gần mức thấp nhất trong lịch sử trong thời gian từ nay đến cuối tháng 9/2015.
Dự báo này làm giảm triển vọng Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) tiếp tục cắt giảm lãi suất, cho dù kinh tế Nga đang suy thoái.
"Đồng Rúp mất giá sẽ là một trở ngại đối với nới lỏng tiền tệ. CBR ít nhất sẽ phải giữ nguyên lãi suất", chuyên gia kinh tế Ivan Tchakarov thuộc Citigroup tại Moscow nhận định.
Suy thoái
Nền kinh tế Nga suy giảm 4,6% trong quý 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Cú giảm mạnh nhất trong 6 năm này đánh dấu cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên ở Nga kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009.
"Các triển vọng kinh tế trong những quý tới đây tỏ ra khá khắc nghiệt", Liza Ermolenko - nhà kinh tế chuyên về các thị trường mới nổi tại Capital Economics, nhận định.
Bà cho biết, trong khi tất cả các thành phần của nền kinh tế Nga thu hẹp trong quý 2 thì sự suy giảm trong lĩnh vực công nghiệp là gây tổn hại hơn cả. Sản xuất công nghiệp đã giảm trong 5 tháng qua.
Nga hứng chịu nhiều đòn trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Việc Moscow trả đũa bằng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp phương Tây khiến cho giá thực phẩm ở nước này leo thang, đẩy 3 triệu người Nga vào cảnh nghèo đói.
Tình hình hiện nay đang xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào nền kinh tế Nga. Một cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích do Bloomberg thực hiện dự báo Nga - quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới - sẽ chứng kiến mức suy giảm kinh tế 3,6% trong năm nay do giá dầu giảm và lệnh trừng phạt quốc tế.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cả thế giới không ai thắng, chỉ có nhân dân Ukraina thua Ukraina vừa kỷ niệm một năm cuộc cách mạng đường phố lật đổ Chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych. Nhiều người gọi đó là cuộc cách mạng hướng tới tự do, nhiều người coi đó là thảm họa quốc gia. Chung cuộc lại, không có nước nào thắng trong cuộc chiến đã được quốc tế hóa, còn Ukraina chính xác là người...