Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến cận thị học đường gia tăng nhanh chóng?
Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi học đường với tên gọi cận thị học đường. Hiện nay, xu hướng cận thị học đường ngày càng gia tăng, vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này?
Trẻ em khi bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, vì vậy trẻ thường cố gắng điều tiết mắt nhiều hơn để có thể nhìn rõ các chi tiết. Do đó, trẻ nhỏ khi mắc cận thị học đường cần đeo kính để cải thiện tầm nhìn và hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng rối loạn thị giác ở cả hai mắt.
Không những thế, cận thị học đường nặng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ như: gây bong võng mạc, lác mắt, glôcôm,…
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng cận thị học đường có xu hướng gia tăng:
1. Môi trường học tập, sinh hoạt thiếu khoa học
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cận thị học đường gia tăng do môi trường học tập và sinh hoạt của trẻ thiếu khoa học.
Khi trẻ đến trường học với cường độ cao, ngoài ra môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học không đúng, bàn ghế không phù hợp hay khi trẻ đọc sách ở cự ly quá gần trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cận thị học đường.
Ngoài môi trường học tập, sinh hoạt ở trường học. Trẻ về nhà có thói quen xem ti vi gần, thường xuyên sử dụng máy tính trong nhiều giờ liên tục, nằm ngửa đọc sách,… Thời gian sinh hoạt kéo dài, kéo theo giấc ngủ của trẻ bị thu ngắn lại. Đây là nguyên nhân chính khiến mức độ cận thị học đường ở trẻ tiến triển nhanh đặc biệt tử 7 đến 9 tuổi và từ 12 đến 14 tuổi.
Phụ huynh cần biết cách Cách lựa chọn ánh sáng phù hợp để phòng tránh cận thị hiệu quả cho trẻ.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng cận thị học đường gia tăng do môi trường học tập và sinh hoạt của trẻ thiếu khoa học – Ảnh Internet
2. Cận thị học đường xảy ra do phụ huynh cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các thiết bị công nghệ
Video đang HOT
Thực tế, khi cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá sớm đặc biệt là điện thoại thông minh kéo theo nhiều hệ lụy khác nhau. Thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh quá lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng có bước sóng ngắn, được phát ra liên tục từ màn hình của những thiết bị điện tử như: ti vi, điện thoại, máy tính,… ánh sáng xanh có khả năng xâm nhập vào mô võng mạc rất cao, điều này gây tổn hại đến biểu mô sắc tố võng mạc và gây ra các triệu chứng như khô, nhức và mờ, mỏi mắt.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh trên 3 tiếng/ngày còn có nguy cơ làm giảm thị lực lên tới 90%.
Vì vậy, việc trẻ em được sử dụng các thiết bị điện tử vượt gấp nhiều lần chuẩn cho phép được cho là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc cận thị học đường.
3. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến mắt của trẻ
Có một số loại thực phẩm, chế độ dinh dưỡng mà mẹ xây dựng có thể chưa phù hợp với trẻ. Đặc biệt đối với một số phụ huynh cho các trẻ nhỏ ăn các loại thức ăn nhanh vì sự tiện lợi và bỏ quên việc trẻ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết ở độ tuổi trẻ đang phát triển về thể chất lớn.
Khi để trẻ nhỏ ăn các loại thức ăn nhanh, không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ – Ảnh Internet
4. Cần khám mắt định kỳ cho trẻ
Việc không thăm khám mắt định kỳ cho trẻ cũng là cách khiến mẹ không kiểm soát và phát hiện trẻ gặp các vấn đề về mắt kịp thời.
Có ý thức bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh là điều cô cùng cần thiết. Vì không thăm khám định kỳ và ý thức bảo vệ mắt chưa cao. Nên chỉ khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương lên cơ quan thị giác, phụ huynh mới đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám.
Sau khi mắt có các triệu chứng rõ rệt như giảm thị lực, đau nhức mắt hoặc đến khám với tình trạng bệnh đã trở nặng thì cần điều trị. Lúc này, việc điều trị chỉ có hiệu quả giúp bệnh không phát triển hơn chứ không thể giúp mắt lấy lại thị lực như ban đầu.
Muốn kiểm soát được cận thị học đường ở trẻ, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ xây dựng những thói quen bảo vệ mắt như khi đọc sách, xem ti vi và sử dụng điện thoại, máy tính để giải trí.
Ngoài ra, phụ huynh cần tạo điều kiện phù hợp với ánh sáng đầy đủ cho trẻ. Khuyến khích trẻ thực hiện các môn thể thao ngoài trời có tác dụng làm chậm sự phát triển của cận thị. Kèm theo đó, phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, E cần thiết cho mắt như: cà rốt, bí đỏ, cà chua hay trứng, thịt và cá,… vào thực đơn hằng ngày để nuôi dưỡng đôi mắt sáng khoẻ.
Khi nào cần điều trị cận thị? Điều trị cận thị bằng biện pháp nào?
Cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị chẩn đoán cận thị, điều đó chứng tỏ căn bệnh này vô cùng phổ biến. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết khi nào cần điều trị cận thị.
Nếu được chẩn đoán mắc tật khúc xạ cận thị, bạn có thể nhìn gần và gặp khó khăn với việc nhìn mọi thứ ở khoảng cách xa. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc đọc sách và nhìn hình ảnh trên tivi. Ở trẻ em, nếu bị cận thị thì cần được điều trị để tránh tình trạng bệnh tiến triển. Thế nhưng khi nào thì nên điều trị cận thị?
Các triệu chứng chính của cận thị thường là: phải nheo mắt khi nhìn các vật thể ở xa; nhức đầu do mỏi mắt; khó nhìn hoặc lái xe vào ban đêm; trẻ em khó tập trung trong lớp học. Khi gặp các triệu chứng khác lạ ở mắt và tầm nhìn, bạn nên đi khám để có được chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ quyết định khi nào cần điều trị cận thị và phương án điều trị nào phù hợp nhất với bạn.
Nhiều người vẫn chưa biết khi nào cần điều trị cận thị - Ảnh: bfeye
1. Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án đeo kính?
Bạn nên đặt lịch khám mắt với bác sĩ đo thị lực ngay lập tức nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào gây giảm thị lực hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trước tiên, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra xem bạn có cận thị không và tình trạng bệnh nên được điều trị như thế nào là thích hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kính cận thị để giúp bạn cải thiện thị lực.
Tại sao cần khám với bác sĩ để biết được khi nào cần điều trị cận thị? Bởi có rất nhiều người gặp các triệu chứng giống với cận thị, chẳng hạn như mờ hoặc mỏi mắt nhưng họ không mắc tật khúc xạ này. Đây chỉ là kết quả của việc cố gắng tập trung nhìn các vật thể ở xa quá lâu. Tuy nhiên, nếu việc mắt bị căng thẳng quá lâu có thể gây tổn hại đến thị lực về lâu dài.
Sau khi kiểm tra, nếu độ cận thị nhẹ, bạn có thể không cần đeo kính mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo có kính điều chỉnh tầm nhìn trong một số trường hợp cần thiết. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án đeo kính:
Tại sao cần khám với bác sĩ để biết được khi nào cần điều trị cận thị? - Ảnh: wsj
- Mắt 0.25 độ: Đây là độ cận thị thấp nhất, độ cận này không gây ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn và cuộc sống nên không cần phải điều trị hay đeo kính.
- Mắt 0.50 độ: Độ cận này có thể khiến bạn nhìn xa hơi mờ tuy nhiên vẫn có thể nhìn tốt mà chưa cần đeo kính.
- Mắt 1.00 độ: Từ mức độ cận này, người bệnh đã gặp khó khăn khi nhìn các vật thể ở xa. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách kê toa kính cho người bệnh.
- Mắt 1.50 độ: Ở độ cận này, người bệnh nên đeo kính thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn được điều chỉnh chính xác.
- Mắt 2.00 độ: Từ 2 độ, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng kính để đảm bảo trong việc học tập và làm việc.
- Từ 3.00 độ trở lên: Những trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kính liên tục để ngăn ngừa cận thị tiến triển và tránh nguy cơ biến chứng xấu, chẳng hạn như thoái hóa võng mạc.
Chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách vì Biến chứng cận thị: Đục thủy tinh thể chưa phải biến chứng nguy hiểm hàng đầu. Các biến chứng cận thị vô cùng nguy hiểm.
2. Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án phẫu thuật?
Hiện nay, phẫu thuật điều trị cận thị bao gồm, phẫu thuật đặt kính nỗi nhãn, phẫu thuật lasik, phẫu thuật đặt gai giác mạc và phẫu thuật dùng laser femtosecond. Ngoài ra, hiện có phương án dùng ORTHO-K - một loại kính định dạng giác mạc được dùng vào ban đêm và thị lực được điều chỉnh suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo kính.
Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án phẫu thuật? - Ảnh: diamondvision
Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp cận thị nặng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cận thị trung bình nếu đủ điều kiện vẫn có thể thực hiện điều trị phẫu thuật. Nếu bạn cận thị dưới 8.00 độ và trên 18 tuổi, bạn có thể lựa chọn các phương án phẫu thuật phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.
Việc điều trị phẫu thuật cận thị ở mắt nhìn chung không quá phức tạp. Người bệnh chỉ cần đeo kính râm, nhỏ thuốc theo đơn và tái khám theo lịch của bác sĩ.
Khám mắt ở cửa hàng kính 'biến' trẻ viễn thị thành cận thị, bác sĩ chuyên khoa mắt giật mình "Đang được đeo kính cận 2 độ nhưng khi được kiểm tra lại bằng các phương pháp soi đồng tử, tra thuốc liệt điều tiết thì trẻ lại bị viễn thị. Điều này vô cùng nguy hiểm". Đây là chia sẻ của Ths. BS Đặng Thị Như Quỳnh, PGĐ BV Mắt Quốc tế DND với phóng viên bên lề hội thảo "Cập nhật...