Đau khớp có thể là dấu hiệu bệnh gút
Ngày càng nhiều bệnh nhân mắc bệnh gút ở độ tuổi 30. Bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khớp khác, khó chẩn đoán.
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến tình trạng tăng axit uric trong máu. Hậu quả của quá trình này là sự lắng đọng của tinh thể muối urat ở khớp và các mô trong cơ thể. Đa số bệnh phát sinh trong tuổi 40 đến 60, nhưng mấy năm gần đây, ngày càng có nhiều bệnh nhân ở độ tuổi 30.
Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết, khi mới được phát hiện, gút được ví von là “bệnh nhà giàu” hay “bệnh của vua”, vì bệnh nhân thường là người giàu có, nhưng quan điểm này rất sai lầm, vì trong thực tế, bất cứ thành phần kinh tế nào cũng mắc bệnh gút. Bệnh gây đau đớn, làm giảm hoặc mất năng suất lao động, chức năng vận động.
Hơn 90% các trường hợp gút là nguyên phát, tức không rõ nguyên nhân, 10% còn lại là thứ phát sau một số bệnh khác hoặc dùng thuốc. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường phát sinh sau khi sử dụng các thuốc lợi tiểu, kháng lao, aspirine… hoặc sau các bệnh suy thận, béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hoá lipid máu, bệnh ác tính cơ quan tạo máu.
Tinh thể urat trong dịch khớp gây bệnh gút qua kính hiển vi phân cực.
Bệnh thường khởi phát đột ngột ở một khớp, hay gặp nhất là khớp bàn ngón 1 bàn chân, khuỷu, gối, cổ chân. Đau thường về đêm, cường độ tăng nhanh trong 24-48 giờ, có thể kèm theo sốt lạnh run. Khớp bị ảnh hưởng sưng nóng đỏ rõ rệt. Không cần điều trị, bệnh kéo dài vài ngày rồi tự khỏi hoàn toàn, có thể có ngứa và bong vẩy ở da vùng khớp bị ảnh hưởng. Càng về sau đợt viêm khớp càng kéo dài, không tự khỏi, khoảng cách giữa các đợt ngày càng ngắn lại, các cơn viêm khớp xảy ra liên tiếp dần dần đưa đến gút mãn, biểu hiện bằng sự xuất hiện của nốt tophy, bản chất là sự lắng đọng của tinh thể urate ở phần mềm quanh khớp, kèm với di chứng cứng khớp, biến dạng khớp, mất chức năng vận động.
Bệnh đang có chiều hướng gia tăng nhanh trong mấy năm gần đây. Theo thống kê của khoa nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh gút chiếm khoảng 10% các bệnh khớp điều trị tại khoa. Do đời sống kinh tế xã hội phát triển, lối sống và thói quen ăn uống của người dân những năm gần đây có chiều hướng thay đổi, chuyển từ ăn rau củ sang ăn nhiều thịt cá, thực phẩm nấu sẵn và ít vận động. Bên cạnh đó, với lý do cần gặp gỡ đối tác, rượu bia đang trở thành thức uống thông dụng, làm cho tần suất bệnh ngày càng tăng cao.
Theo bác sĩ Thục Lan, hầu hết chẩn đoán bệnh gút hiện nay tại các cơ sở y tế tại TP HCM đều dựa vào nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp tăng axit uric trong máu là bị gút. Axit uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm, do đó khi chúng ta ăn các loại thực phẩm có đạm đều có thể làm tăng nồng độ chất này trong máu. Tuy nhiên, không chỉ tinh thể urat trong dịch khớp mới gây ra viêm khớp cấp, các loại tinh thể canxi như calcium pyrophosphate cũng gây ra các triệu chứng giống như bệnh gút được gọi là bệnh giả gút. Điều này lý giải cho các trường hợp xét nghiệm axit uric bình thường trong máu nhưng vẫn có triệu chứng của bệnh gút.
Bác sĩ Lan nhấn mạnh, hiện nay kính hiển vi phân cực là phương pháp duy nhất có thể giúp dễ dàng phát hiện ra tinh thể urat trong dịch khớp từ đó có thể đưa ra chẩn đoán một cách chính xác nhất bệnh gút.
Video đang HOT
Một số lưu ý trong điều trị bệnh
- Cũng như những bệnh rối loạn chuyển hoá khác, khâu đầu tiên trong điều trị bệnh gút là cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để giảm các yếu tố nguy cơ. Hạn chế các thức ăn nhiều đạm động vật bao gồm thịt đỏ, cá, tôm cua, tim, gan, thận, óc, hột vịt lộn…, hạn chế uống rượu bia, năng vận động, giảm cân nặng.
- Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm khống chế các đợt viêm khớp cấp, làm hạ và duy trì axit uric máu ở mức cho phép, kiểm soát tốt các bệnh kèm theo. Để giảm viêm trong điều trị đợt gút cấp có thể lựa chọn các thuốc hiện hành như colchicine, NSAIDs, corticoid toàn thân hay tại chỗ, tùy vào cơ địa mỗi người.
- Để làm hạ và duy trì axit uric máu ở mức cho phép, có thể sử dụng các thuốc có tác dụng giảm tổng hợp axit uric như allopurinol, befuxostat, pegloticase hoặc các thuốc làm tăng thải axit uric khỏi cơ thể như probenecid hoặc sulfinpyrazone.
- Luôn cần thiết kiểm soát tốt các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá lipid máu.
Theo VNE
Các loại bệnh trở nặng vào lúc sáng sớm
Hầu hết chúng ta đều mong đợi buổi sáng khỏe khoắn và sẵn sàng cho ngày mới. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy ngược lại, họ bị các vấn đề về sức khỏe khiến cho buổi sáng trở nên tồi tệ nhất ngày. Các chuyên gia xác định các loại bệnh tồi tệ nhất khi sáng sớm, và cách để giảm tránh các triệu chứng đó.
Ho
Trạng thái kích thích do trào ngược axit là một nguyên nhân phổ biến của ho vào buổi sáng sớm. Khi nằm ngủ, lượng axit từ dạ dày đã trào ngược vào thực quản và đường hô hấp trên. Đây là yếu tố kích thích gây nên ho.
Theo tiến sĩ Louise Selby ở trung tâm GP Surrey thì "cần tránh ăn no vào buổi tối, chỉ nên ăn nhẹ". Bởi vì thức ăn trong dạ dày gây áp lực lên van thực quản.
Nếu bạn bị ho buổi sáng thì cần đến gặp bác sĩ vì triệu chứng trào ngược thực quản quá dài là dấu hiệu cho thấy van thực quản hoạt động không tốt. Đây có thể dẫn đến triệu chứng tiền ung thư.
Một giả thuyết cho rằng loại thuốc dừng phân hủy một loại protein được gọi là bradykinin, có thể làm cho phản xạ ho nhạy cảm hơn. Ho có thể phát triển một vài tháng sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc. Theo tiến sĩ Selby "nếu bạn ngưng dùng thuốc, ho sẽ biến mất trong vòng hai tháng, nhưng cần phải thảo luận về phương pháp điều trị thay thế với bác sĩ".
Người hút thuốc dễ bị ho buổi sáng, vì các lông mao trong đường hô hấp để loại bỏ chất nhầy và các hạt có hại - đã bị tổn thương, và trong khi ngủ phổi hít phải các hạt này vì vậy khi thức dậy phản xạ đầu tiên là ho.
Nguyên nhân khác gây ho buổi sáng là do sổ mũi. Khi chất nhầy xuống cổ họng do cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng hoặc thậm chí mang thai cũng gây nên hiện tượng ho.
Dị ứng với bụi nhà - được tìm thấy trong nệm, giường và thảm - cũng có thể gây ho buổi sáng, vì điều này gây ra một tích tụ chất nhầy dư thừa trong đêm, dẫn đến ho dữ dội vào sáng sớm.
Hen suyễn có thể gây ho dai dẳng buổi sáng, đặc biệt là vào mùa đông, khi thay đổi nhiệt độ và độ ẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng. "Nếu được điều trị thường xuyên, gồm thuốc hít phòng ngừa, chúng ta có thể kiểm soát các triệu chứng này" Tiến sĩ Selby nói.
Bệnh Gút
Khoảng 800.000 người ở Anh bị bệnh gút. Nó xảy ra khi axit uric - được tạo ra bởi sự phân hủy của các chất được gọi là purines, trong một số loại thực phẩm và đồ uống - hình thành các tinh thể kim đân vào khớp làm nó đau và sưng.
Nghiên cứu cho thấy bệnh gút trở nặng hơn vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm.
"Khớp trở nên viêm nặng hơn vào ban đêm khi bị lạnh" Chris Deighton, một chuyên gia tư vấn trị bệnh thấp khớp tại Bệnh viện Hoàng gia nói. "Điều này có thể khuyến khích phát triển của triệu chứng gút".
Mức độ cortisol, một loại chống viêm tự nhiên, có xu hướng xuống ở mức thấp nhất trước khi bình minh, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng buổi sáng.
Để giúp ngăn chặn một cuộc tấn công của gút vào buổi sáng, người bênh nên uống một ly nước trước khi đi ngủ và giữ một ly nước cạnh giường. "Những người bị thiếu nước dễ bị bệnh gút," Tiến sĩ Deighton giải thích.
Đây có lẽ do việc mất nước làm tăng nồng độ acid uric trong máu, làm cho việc hình thành các các cơn đau trong khớp nhiều hơn. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm giảm đau và viêm. Tuy nhiên, việc điều trị dài chính là một chế độ ăn ít đạm, và sử dụng các loại thuốc giảm acid uric máu.
Hội chứng kích thích ruột
Bệnh đường ruột này ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số. Đây là triệu chứng gồm có đau bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Cái gọi là "cao điểm buổi sáng" - tiêu chảy cấp khi bạn thức - là một vấn đề phổ biến.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Trung tâm Bắc Carolina về chức năng tiêu hóa và rối loạn vận động đã phát hiện ra những người bị bệnh đường ruột có nồng độ hormone cortisol cao vào buổi sáng hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh, có thể bằng cách nào đó làm cho các triệu chứng xấu hơn.
Các triệu chứng này có thể được giảm bớt bằng cách tránh rượu và uống đồ uống có ga vào ban đêm. Chế độ ăn ít chất béo và giảm lượng caffeine cũng có thể có tác dụng.
Một số người bị rối loạn đường ruột mà ăn chất béo vào sẽ làm triệu chứng này trầm trọng thêm. Còn caffeine là chất kích thích gây co bóp của đường tiêu hóa.
Theo VNE
Bệnh nhân gút đối mặt với nguy cơ bị tàn phế. Bệnh nhân gút nếu không điều trị dứt điểm hoặc không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như suy thận, tổn thương xương khớp, hoại tử các chi và bị liệt. Theo thống kê, ở Việt Nam, bệnh gút đứng thứ tư trong số 15 bệnh về khớp hay gặp. Bệnh khởi phát cấp tính, thường vào nửa...