Đau khổ vì vợ…không biết ghen
Lâu nay người ta vẫn thường đề cập đến vấn đề ghen tuông trong tình yêu như một “căn bệnh” khó chữa, nó khiến cho đối phương cảm thấy mệt mỏi vì bị kiểm soát, nghi ngờ. Thế nhưng, cũng có những trường hợp ngược lại, không ít người đã cảm thấy hết sức đau khổ vì… vợ không hề biết ghen tuông là gì.
Ghen một chút sẽ khiến đối phương thấy mình có cảm giác được yêu. Ảnh: T.L
Nghi ngờ tình yêu vì không được… ghen
Anh Hoàng, khách hàng của Công ty tư vấn An Việt Sơn (ở Hà Nội) cho biết, anh khá là đau khổ khi có một người vợ không biết ghen tuông. Nhiều khi anh cảm thấy khá hụt hẫng vì sự không ghen của vợ mình. Anh đi đâu, làm gì, đi với ai, vợ anh cũng chẳng bao giờ quan tâm. Một lần đi công tác ở một tỉnh phía Nam nhưng anh không cho vợ biết là mình đi bao lâu. Bình thường đi xa, anh thường gọi điện về nhà nhưng lần đó anh quyết tâm không gọi. Vậy mà đúng một tuần anh công tác xa nhà mà vợ chẳng hề gọi điện hỏi “bao giờ anh về” như anh mong muốn.
“Tôi có cảm giác vợ xem tôi như không còn tồn tại. Có lẽ cô ấy không còn yêu tôi nữa thì mới không quan tâm đến việc tôi đi đâu, làm gì như vậy. Thực tế thì tôi biết rõ vợ tôi không có người đàn ông nào khác ngoài tôi. Thế nhưng cách mà cô ấy mặc kệ tôi muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi khiến tôi cảm thấy mình chẳng quan trọng gì đối với cuộc đời cô ấy. Một lần tôi nghe lỏm được câu chuyện của vợ với một đồng nghiệp nữ. Vợ tôi nói: “Cách giữ đàn ông tốt nhất là không kiểm soát mà hãy để họ tự do”. Phải chăng vợ tôi tỏ ra không ghen tuông và để tôi thỏa thích được tự do như vậy là để “giữ chồng” hay còn vì lý do gì khác. Tôi thực sự cảm thấy không vui vẻ gì vì sự…ơ hờ của vợ mình”, anh Hoàng chia sẻ.
Cùng tâm trạng với anh Hoàng, Thanh – một người vợ trẻ tâm sự trên chương trình Cửa sổ tỉnh yêu rằng: “Vợ chồng em lấy nhau được 4 năm, cháu trai 2 tuổi, cháu gái được 10 tháng. Từ khi xây dựng gia đình đến giờ chồng em chưa bao giờ có biểu hiện ghen tuông, nghĩa là em có thể đi chơi thoải mái, có thể nói chuyện với bạn khác giới, có thể làm bất cứ điều gì, thậm chí có thể đi chơi với bạn khác giới ngay trước mặt chồng mà chồng em không có biểu hiện ghen. Đấy có phải là một trong những biểu hiện là chồng em không yêu vợ, không thương vợ không?. Em chỉ thắc mắc và cảm thấy không hiểu nổi vì sao chồng em lại không ghen. Các cụ nói “có ghen mới có yêu”, vậy mà em đã làm đủ mọi cách rồi mà chồng em chẳng ghen gì hết”.
Ghen thế nào là đủ “độ”?
Video đang HOT
Theo nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn (Hà Nội), lâu nay người ta vẫn thường đề cập đến vấn đề ghen tuông trong tình yêu như một “căn bệnh” khó chữa. Nhiều người cảm thấy như sống trong địa ngục vì bị người bạn đời ghen tuông quá đáng. Vì bị ghen tuông, nhiều người bị người bạn đời (hoặc bạn tình) kiểm soát 24/24h khiến cho họ cảm thấy cuộc sống trở nên ngột ngạt, khó thở. Không ít người vì không thể chịu đựng nổi sự ghen tuông của người yêu, của chồng, của vợ mà đã phải tìm tới biện pháp chia tay, chạy trốn khỏi mối quan hệ lấy đi sự tự do tự tại của mình…
Theo các chuyên gia tâm lý, trong tình yêu hay trong quan hệ vợ chồng, ghen tuông được xem như một loại gia vị. Nếu nêm quá tay thì món ăn sẽ bị biến dạng. Ngược lại, nếu không có nó thì món ăn cũng trở nên đơn điệu, nhạt nhẽo và nhàm chán. Đối với tình yêu cũng vậy, nếu ghen tuông quá đà thì nó sẽ trở thành thứ độc dược giết chết tình yêu, làm cho hai người yêu nhau trở nên mệt mỏi vì bị nghi ngờ, bị theo dõi, bị kiểm soát. Nhưng nếu không có chút gì gọi là hờn ghen thì mối quan hệ như vậy cũng không được gọi là hạnh phúc. Hoặc là cả hai người đã hết yêu nhau, hoặc là cả hai đều sống như để tồn tại, gá vào nhau để tồn tại một gia đình chứ không có cái gọi là yêu đương hay đam mê. Khi một người cảm thấy bất an thì người kia không hề ghen tuông là bởi họ cảm thấy mình không được yêu, cảm thấy mình không có giá trị gì trong mắt người bạn đời. Các cụ xưa nói: “Có ghen thì mới có yêu” là vì vậy. Thực tế thì một chút ghen tuông sẽ làm cho người bạn đời cảm thấy được yêu, được hãnh diện vì thấy mình có giá trị. Nhưng nếu ghen “quá tay” một chút thôi thì cũng đủ làm chết cõi lòng của người khác. Bởi con người ai cũng mang trong mình lòng tự tôn cá nhân, nếu sự hờn ghen cho thấy bạn đang thiếu tin tưởng vào người bạn đời, cho thấy bạn đang gán những điều xấu xa cho người bạn đời…thì lập tức sự hờn ghen đó đã phản tác dụng.
Theo các chuyên gia tâm lý, ghen phải đúng cách, đúng lúc. Ghen chỉ có tác dụng làm cho tình yêu trở nên nồng cháy hơn khi sự hờn ghen đó không lớn hơn tình yêu và sự trân trọng của bạn đối với đối phương. Có người còn cho rằng, ghen tuông cũng là một nghệ thuật của sự biểu đạt cảm xúc, tình cảm. Điều này cũng rất đúng, bởi suy cho cùng, nó chỉ có tác dụng khi được sử dụng như một nghệ thuật ứng xử chứ không phải thể hiện sự phẫn nộ của cảm xúc. Vậy ghen thế nào để vừa đủ “độ” hâm nóng tình yêu?
Theo nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, “độ” vừa phải của ghen tuông được đo bằng một chút hờn giận làm cho tình yêu thêm nồng nàn, bền chặt bởi nó giúp hai người hiểu nhau hơn. Độ vừa phải của nó là khi ghen, người trong cuộc vẫn tỉnh táo, ý thức được việc làm của mình và đặc biệt khi nó xuất phát từ tình yêu, sự trân trọng và mong muốn thấu hiểu lẫn nhau để cùng vun đắp hạnh phúc lâu dài. Khi ghen bạn phải chứng tỏ cho người bạn trăm năm hiểu rằng bạn yêu mến anh ấy và không muốn chia sẻ tình yêu của anh ấy cho bất cứ ai. Nếu ghen tuông đến độ khiến cho bạn mất kiểm soát cảm xúc dẫn đến những hành vi, lời nói mang tính xúc phạm, bỡn cợt đối phương thì đó là lúc bạn đã ghen quá đà, cần phải nhận ra và lập tức dừng lại.
Theo Giadinh.net
Cô vợ 'không biết ghen' và kế sách 'chữa trị' thất bại của chồng
Biết lí do từ áo chồng tỏa ra mùi nước hoa lạ, Ngọc chỉ cười duyên thơm vào má chồng: "Em không ghen, em tin anh". Kiên nghe xong thì nghẹn họng, chẳng biết nói sao...
Ảnh minh họa
Ngọc và Kiên là một cặp vợ chồng hạnh phúc trong mắt nhiều người. Niềm tin Ngọc dành cho chồng là tuyệt đối nên cô chẳng bao giờ ghen hay tỏ thái độ đa nghi. Những tưởng Kiên sẽ vui khi có cô vợ hiểu chuyện như Ngọc nhưng không. Kiên thực chất buồn nhiều hơn là vui. Anh thích thỉnh thoảng vợ mình ghen tuông một chút cho "vui cửa vui nhà".
Có lần, Kiên về nhà khi trời đã tối muộn. Anh cởi áo, rũ phần phật ngay trong phòng ngủ cho mùi nước hoa thơm nồng của phụ nữ tản ra. Ngọc cảm nhận được mùi nước hoa lạ thoang thoảng bay ra từ áo chồng nhưng cô không tra hỏi mà lặng im chờ chồng giải thích. Kiên chột dạ trước màn kịch của mình nhưng vẫn chưa bỏ cuộc. Anh lấp lửng với vợ: "Đồng nghiệp trong công ty rủ đi ăn nhậu. Có một nhân viên nữ bị say nên anh đưa cô ấy về, em đừng ghen..."
Ngọc cười duyên thơm vào má chồng: "Em không ghen, em tin anh". Kiên nghe xong thì nghẹn họng, chẳng biết nói sao. Cái anh muốn là vợ phải ghen tuông lồng lộn lên và tra hỏi đủ kiểu. Tại sao Ngọc chẳng thèm biểu hiện chút cảm xúc nào mà từ đầu tới cuối cứ một mực tin anh như thế?
Sáng hôm sau, Kiên đến công ty trong tâm trạng ảo não. Khi Thuyết - đồng nghiệp thân thiết của anh hỏi han, Kiên mới buồn bã tâm sự về cô vợ không biết ghen của mình. Thuyết suy ngẫm một hồi rồi bày cho Kiên một kế...
Trưa hôm ấy, tranh thủ giờ ăn trưa trên công ty, Thuyết gọi taxi rồi ngoắc Kiên lên xe. Chiếc xe lăn bánh rồi đỗ xịch trước một quán karaoke. Kiên xuống xe mà toát mồ hôi hột. Mặc dù muốn khiến vợ ghen nhưng anh chưa từng nghĩ sẽ đẩy mọi chuyện đi quá xa khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ.
Thuyết thấy vẻ lưỡng lự trên khuôn mặt đồng nghiệp liền vỗ vai Kiên, bảo: "Sợ rồi sao? Không phải cậu muốn chọc tức vợ sao?". Lời khiêu khích của đồng nghiệp khiến Kiên mạnh dạn hơn. Anh bước xộc vào trong còn Thuyết đứng ngoài rủ rỉ gì đó với nhân viên phục vụ.
Một lát sau, hai cô gái xinh tươi bước vào phòng Kiên. Thuyết ra hiệu cho hai cô nàng ngồi xuống. Rất thành thạo và tự nhiên, hai ả xích lại gần vuốt ve ôm ấp Kiên. Dù rất chán ghét trước sự lẳng lơ của những cô gái làm tiền nhưng anh vẫn cố nhịn để có "bằng chứng" chọc tức vợ.
Thuyết quay được một đoạn clip ngắn rồi gửi thẳng cho Ngọc xem. số anh lấy từ máy Kiên. Mọi chuyện xong xuôi, anh chàng cười khoái chí: "Tớ dám cá vợ cậu sẽ ghen sau vụ này, cậu phải cảm ơn tớ đấy nhé!".
Kiên nghe đồng nghiệp nói thì vừa hồi hộp vừa háo hức nghĩ đến phản ứng của vợ. Thế nhưng đã 15 phút trôi qua mà vẫn chẳng có điều gì xảy ra: không cuộc gọi chất vấn, không tin nhắn hỏi han...
Kiên bồn chồn rời khỏi quán karaoke. Anh muốn về thẳng nhà giải thích rõ ràng cho vợ hiểu, nhưng Thuyết đã bám theo ngăn cản. Thuyết hất hàm bảo: "Nếu cậu nóng vội thì công sức của tớ sẽ thành công cốc. Cậu không thắc mắc cảm xúc của Ngọc khi đối diện với chuyện này hay sao?".
Kiên ngẫm thấy đúng đành quay về công ty. Dù vậy, nội tâm anh vẫn giằng co giữa hai mong muốn giải thích cho vợ hiểu và im lặng để vợ suy diễn mọi chuyện. Kiên sợ hôn nhân tan vỡ nhưng anh cũng muốn thử đánh cược một lần.
Tan sở, Kiên lập tức về nhà. Vừa bước vào, anh đã thấy Ngọc ngồi trầm tư nơi phòng khách. Ngọc ngước nhìn Kiên rồi hỏi: "Có người gửi cho em một đoạn clip, anh có muốn giải thích gì với em không?".
Kiên lẳng lặng đặt cặp táp trên bàn rồi đến ngồi sát bên vợ, dè dặt hỏi: "Em tin anh hay tin đoạn clip ấy?". Ngọc mở điện thoại, bật lại đoạn clip Thuyết gửi đến rồi hỏi chồng: "Trông vẻ mặt anh lúc này có hơi miễn cưỡng, khó chịu. Lúc ấy anh nghĩ gì thế?".
Kiên toát mồ hôi hột đáp lời: "Nếu anh nói anh nghĩ về em, em có tin không?". Ngọc mỉm cười ngọt ngào: "Em tin". Kiên trố mắt nhìn vợ, giọng lắp bắp: "Em không... ghen sao?". Ngọc lúc bất giờ mới mỉm cười. Cô nhéo đùi chồng thật đau rồi trách: "Em không muốn anh lặp lại chuyện này lần nữa, nếu không em sẽ không bao giờ tha thứ".
Cái nhéo của vợ tuy đau điếng nhưng Kiên cũng rất vui. Thì ra Ngọc cũng biết ghen đấy chứ! Chỉ là cô dù ghen nhưng vẫn lý trí, tỉnh táo nhìn nhận sự việc. Thế nên Ngọc không tru tréo hay đập phá đồ đạc như những cô vợ khác khi phát hiện chồng thân mật với người phụ nữ khác. Kiên cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi cưới được Ngọc.
Theo Afamily
Tôi đau khổ vì dính vào tình yêu đồng tính Tôi như người mất hồn cả tháng, suy nghĩ việc mình sinh ra để làm gì, mình không có hạnh phúc, chỉ muốn giải thoát cho nhẹ. Tôi 26 tuổi, sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo thuộc miền Trung, trong quá trình học tôi luôn bị tâm lý đè nặng nên ra trường muộn mất 2 năm. Tính cách tôi...