Đau khi xuất tinh cảnh báo nhiều bệnh
Đau khi xuất tinh trong thời gian dài kéo theo nhiều hệ lụy. Cụ thể là gây lãnh cảm với chuyện chăn gối, yếu sinh lý và hiếm muộn.
Khi xuất tinh, nam giới thường hưởng thụ cảm giác cơ thể đạt cực khoái, tuy nhiên có một số trường hợp nam giới cảm thấy đau, hiện tượng đau xuất hiện nhanh chóng ở xương mu và sẽ lan tỏa sang hai bên vùng bẹn.
Đau buốt khi xuất tinh là chỉ hiện tượng bất kỳ một bộ phận nào như dương vật, niệu đạo, hội âm, bộ hạ hay phía trên âm nang phát sinh đau trong quá trình xuất tinh hay còn gọi là giao hợp đau ở nam.
Cảm giác đau thường xảy ra trong hai trường hợp:
Khi thấy đau ở phần ngoài dương vật, cảm giác đau này có thể do bị tổn thương thực thể do thủ dâm gây ra. Thủ dâm là một hiện tượng bình thường mà bất cứ một thanh niên nào khi mới bước vào độ tuổi dậy thì đều thực hiện. Tuy vậy, ở Việt Nam, do chưa có nhiều kiến thức về giới tính nên khi thủ dâm, người thực hiện hành vi này không sử dụng các sản phẩm phụ trợ như dầu bôi trơn. Chính vì vậy sẽ dễ bị tổn thương thực thể dẫn đến xước, đau dương vật.
Vị trí đau thường gặp là đau buốt ở ống niệu đạo khi xuất tinh. Thông thường, nam giới sẽ cảm thấy đau buốt ngay cả khi đi tiểu. Ngoài ra, có thể bị đau tinh hoàn. Đó có thể do bạn bị viêm hoặc có tổn thương nào đó ở tinh hoàn.
‘Thủ phạm’ gây đau buốt khi xuất tinh
Hiện tượng cảm thấy đau buốt khi xuất tinh thường do viêm nhiễm ống dẫn tinh hoặc các bộ phận khác liên quan đến quá trình xuất tinh.
Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt là một trong những bộ phận quan trọng giúp sản sinh tinh dịch, khi bị viêm hay sưng phồng sẽ gây cảm giác đau buốt khi xuất tinh. Điều trị viêm tuyến tiền liệt không phải đơn giản. Vì vậy, nam giới khi bị bệnh nên điều trị sớm để tránh những biến chứng ung thư tuyến tiền liệt sau này.
Video đang HOT
Viêm túi tinh: Khi bị viêm túi tinh, ở những giai đoạn đầu ân ái, nam giới vẫn cảm thấy bình thường, nhưng đến khi cảm xúc dâng trào, túi tinh co bóp mạnh để phóng tinh thì bị đau đớn ở mức độ cao.
Nhiễm khuẩn đường tiểu: Khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn gây viêm, nam giới sẽ có cảm giác đau đớn khi ái ân và xuất tinh, đặc biệt thấy đau buốt, khó chịu khi đi tiểu.
Do nấm: Nếu nhiễm nấm sẽ khiến tinh hoàn bị sưng, viêm tấy ở tuyết tiền liệt gây đau buốt trong khi quan hệ và xuất tinh.
Nam giới nên đi khám ngay khi triệu chứng đau mới xuất hiện (Ảnh minh họa: Internet)
Cũng có một số nguyên nhân khác gây đau cho nam giới khi xuất tinh như tắc cổ túi chứa tinh. Khi quan hệ và xuất tinh nếu như cổ túi chứa tinh bị tắc sẽ làm cho tinh trùng bị ứ trệ không thể xuất tinh được. Khi phóng tinh cũng là lúc các cơ trơn của bộ phận phóng tinh co bóp khá mạnh, việc co bóp mạnh làm cọ xát vùng viêm nhiễm, sưng tấy và gây đau.
Ngoài ra, một trường hợp khác nguy hiểm hơn đó chính là bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nguyên nhân là do ống dẫn tinh khi đưa tinh dịch vào niệu đạo thuộc vùng tuyến tiền liệt, sự phóng tinh ảnh hưởng đến phân tuyến tiền liệt, vì thế không nhữngkhả năng tình dục của bạn bị ảnh hưởng mà hiện tượng đau khi xuất tinh có thể xuất hiện.
Nguy hại do đau khi xuất tinh
Hiện tượng đau khi xuất tinh thường ít xảy ra, nhưng nguy hiểm tới sức khỏe và khả năng tình dục, sinh sản của nam giới. Nếu viêm nhiễm đường sinh dục không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đau khi xuất tinh trong thời gian dài sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Cụ thể là gây lãnh cảm với chuyện chăn gối, yếu sinh lý và hiếm muộn. Do bị đau, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh lý nên bạn thường có tâm trạng nặng nề, bứt rứt, khó chịu, giảm chất lượng sống và hiệu quả công việc.
Đau buốt khi xuất tinh cần phải làm gì?
Khi có cảm giác đau buốt lúc xuất tinh, nên chú ý xem hiện tượng này đã xảy ra lần nào hay chưa? Nếu là lần đầu tiên và không kèm theo cảm giác đau buốt khi đi tiểu thì có thể nam giới đang bị thương tổn bên ngoài. Việc cần làm là nên để ‘cậu nhỏ’ trong trạng thái thả lỏng và tránh các va chạm, thậm chí nên tránh quan hệ trong một tuần, cảm giác đau sẽ qua nhanh. Nam giới cũng lưu ý cần giữ vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, không nên mặc quần lót và quần dài quá chật sẽ khiến dương vật luôn ở trong trạng thái bị đè nén, nên khi quan hệ dễ gặp cảm giác đau.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau buốt khi đi tiểu, sốt, nôn mửa… nam giới cần phải đi kiểm tra và làm xét nghiệm, phân tích nước tiểu, siêu âm tinh hoàn, túi tinh, xét nghiệm tinh dịch đồ, tuyến tiền liệt… để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Nam giới nên đi khám ngay khi triệu chứng đau mới xuất hiện vì càng để lâu, phản xạ đau sẽ càng ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, nhiều khi bệnh đã chữa xong mà vẫn cứ… sợ và tránh ‘yêu’.
Theo BS. Tâm Anh/Suckhoedoisong.vn
Nguyên nhân quý ông không thể xuất tinh
Khi quan hệ tình dục, nam giới đạt cực khoái nhưng không thể xuất tinh. Tuy nhiên đa số quý ông đều thấy căng thẳng, ngại đi khám.
Rối loạn xuất tinh là một bệnh lý phổ biến ở nam giới, bệnh không những ảnh hưởng đến đời sống tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn.
Hội chứng rối loạn xuất tinh bao gồm: xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng... Triệu chứng không xuất tinh được có thể do những nguyên nhân sau:
Tổn thương thoái hóa ở thần kinh tiểu khung và tủy sống: Tuy vẫn có cương dương và ham muốn tình dục nhưng xuất tinh chậm, sự dẫn truyền của thần kinh cảm giác yếu đi (giảm cảm giác tại chỗ) hoặc liệt chức năng của thần kinh vận động (chậm hay không có xuất tinh). Việc sử dụng một số thuốc an thần, thuốc chẹn alpha cũng có thể là nguyên nhân gây mất xuất tinh, khi ngừng thuốc, khả năng xuất tinh sẽ phục hồi dần dần.
Xuất tinh ngược lên bàng quang: Phần niệu đạo nằm trong dương vật là niệu đạo trước. Niệu đạo sau vừa có nước tiểu vừa có cả tinh dịch đi qua. Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo sau. Tại vùng này có những cơ quan rất nhỏ điều chỉnh sự bài tiết hoặc kìm giữ nước tiểu và tinh dịch, sao cho chúng không chảy ra cùng lúc. Khikhoái cảm lên đến cực điểm, lỗ bàng quang bị đóng chặt trong khi cơ thắt vân và ống niệu đạo giãn ra để phóng tinh. Nếu sự điều phối thần kinh này bị rối loạn, sự đóng mở các cơ quan nói trên sẽ mất nhịp nhàng, gây ra hiện tượng xuất tinh ngược vào bàng quang.
Chị em cần chia sẻ và động viên bạn tình vượt qua mặc cảm bệnh tật (Ảnh minh họa: Internet)
Ống phóng tinh bị tắc: Thường do hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn và viêm nhiễm ở niệu đạo sau, rất hiếm khi do dị tật bẩm sinh. Người đàn ông không thể xuất tinh dù đã có kích thích và đạt cực khoái.
Không xuất tinh còn có thể liên quan đến một số bệnh nội khoa (như tổn thương thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường, hay dùng thuốc ức chế giao cảm). Kiểm soát đường huyết ổn định ở các bệnh nhân bị đái tháo đường góp phần cải thiện tình trạng xuất tinh muộn.
Đa số nam giới lâm cảnh không xuất tinh được đều cảm thấy căng thẳng tinh thần, nhưng ngại đi khám. Trong khi đó việc tiên quyết khi gặp rắc rối này là quý ông cần đi khám nam khoa để được chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh mới có hướng điều trị đúng và hiệu quả.
Điều trị theo nguyên nhân: Khi đã chẩn đoán chứng không xuất tinh do nguyên nhân nào thì sẽ điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, theo từng trường hợp cụ thể.
Điều trị triệu chứng: Bằng phương pháp kích thích dương vật bằng điện, kích thích rung dương vật, xoa bóp tiền liệt tuyến, cho thấy cũng hiệu quả cho một số trường hợp xuất tinh muộn hoặc không xuất tinh.
Hơn nữa, bạn tình cần cởi mở chia sẻ và động viên người đàn ông của mình vượt qua mặc cảm bệnh tật. Khi tâm lý thoải mái, việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn.
Theo SKĐS
"Chuyện ấy" Đừng từ chối hiệp 2 Nếu từ trước đến nay bạn luôn từ chối mỗi khi chồng đề nghị "hiệp 2" thì đã đến lúc thay đổi ngay tư tưởng đó để "nâng cấp" đời sống gối chăn, khiến lửa yêu trội dậy, bùng cháy. Chị M. A (30 tuổi, Q. Tân Bình) thường xuyên "trả nợ quỷ thần" mỗi khi chồng muốn "gần gũi". Nếu anh đòi...