Dấu hiệu Trung Quốc muốn hòa hoãn với Mỹ
Bất chấp những động thái cạnh tranh, Trung Quốc được cho là không muốn thêm căng thẳng với Mỹ, khi ông Tập hướng đến các vấn đề trong nước.
Quan hệ Mỹ – Trung trong nửa sau của tháng 9 chứng kiến một số biến động lớn. Ngày 16/9, Mỹ, Anh và Australia bất ngờ công bố thỏa thuận AUKUS, giúp Canberra đóng 8 tàu ngầm hạt nhân, nỗ lực được cho là nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương.
Chỉ vài giờ sau, Bắc Kinh nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một thỏa thuận thương mại quy mô lớn ban đầu được Mỹ đề ra để ứng phó Trung Quốc. Động thái này được cho là nhằm phát đi thông điệp tới Mỹ rằng Trung Quốc sẽ không thể bị tẩy chay.
Tuần trước, nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên tại Nhà Trắng, củng cố hợp tác về phân phối vaccine, phát triển mạng 5G, các chuỗi cung ứng và lĩnh vực không gian. Tất cả được cho là đều nhằm đối đầu với tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Giới chuyên gia cho rằng những diễn biến trên cho thấy quan hệ Mỹ – Trung sẽ khó hạ nhiệt căng thẳng, ít nhất là bề ngoài. Tuy nhiên, bình luận viên Hiroyuki Akita của Nikkei cho rằng bên dưới vẻ ngoài đó, Bắc Kinh có những dấu hiệu không hoàn toàn theo đuổi lập trường cứng rắn và dường như cũng muốn tránh gia tăng căng thẳng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tại Thiên Tân, Trung Quốc, hôm 26/7. Ảnh: Xinhua .
Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 10/9 điện đàm 90 phút, đánh dấu cuộc trò chuyện đầu tiên trong khoảng 7 tháng. Ông chủ Nhà Trắng khi đó cho biết Washington sẽ tăng cường hiện diện tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhấn mạnh các nước nên xây dựng một khuôn khổ để tránh đụng độ quân sự, theo các nguồn tin am hiểu vấn đề.
Ông Tập đã bày tỏ phản đối chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, nhưng đồng ý thúc đẩy đối thoại song phương. Cuộc trò chuyện này được cho là không còn dữ dội như khi hai lãnh đạo điện đàm hồi tháng hai.
Video đang HOT
Lãnh đạo Mỹ – Trung đã biết nhau khoảng 10 năm, kể từ khi ông Biden còn là phó tổng thống Mỹ và ông Tập giữ chức phó chủ tịch Trung Quốc. Các nguồn tin cho biết trong cuộc điện đàm mới nhất, hai người đã đề cập tới những chuyến đi cùng nhau đến các thành phố ở Mỹ và Trung Quốc.
Bình luận viên Akita cho rằng xét đến tình hình trong nước, ông Tập không thể tiếp tục đối đầu toàn diện với Mỹ, bởi bất ổn sẽ xảy ra nếu nền kinh tế Trung Quốc bị tổn hại vì cuộc cạnh tranh này. “Trong thâm tâm, ông Tập muốn tránh đối đầu toàn diện với Mỹ”, cựu đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Yuji Miyamoto cho hay.
Miyamoto còn chỉ ra rằng Chủ tịch Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy mục tiêu “thịnh vượng chung”, tập trung giải quyết một loạt vấn đề xã hội trong nước, dường như không thể xử lý thêm những vấn đề phức tạp khác và giới chức Trung Quốc “cũng nhận thức được tình hình”.
Mặc dù còn lưỡng lự về việc tham vấn qua điện thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, quân đội Trung Quốc đã đồng ý đối thoại bằng cách tổ chức những cuộc thảo luận ở hậu trường với một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc vào cuối tháng trước.
Trong bài phát biểu qua video trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 21/9, ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ không xây thêm nhà máy điện than ở nước ngoài, nhằm góp phần chống biến đổi khí hậu.
Giới quan sát cho rằng động thái này rõ ràng nhằm thu hút phản ứng tích cực từ Mỹ. Trong khi đó, Biden cũng nói trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng Mỹ “không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.
Ba ngày sau, giới chức Mỹ sắp xếp một thỏa thuận để trả tự do cho Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, người bị bắt tại Canada hồi tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ. Bà Mạnh đã trở về Trung Quốc hôm 24/9 sau gần ba năm bị quản thúc tại gia.
Theo bình luận viên Akita, Mỹ – Trung đã mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh quyền lực quy mô lớn quá lâu, nên vấn đề không thể được giải quyết nhanh chóng. “Tuy nhiên, có thể căng thẳng sẽ dần dịu đi”, Akita kết luận.
Nhận diện chiến lược của Trung Quốc qua cuộc gặp với Taliban ở Thiên Tân
Cả Trung Quốc và lực lượng Taliban tại Afghanistan đều có những tính toán riêng khi gặp nhau hồi tuần trước, trong bối cảnh Mỹ bắt đầu rút quân khỏi quốc gia nằm ở Trung Á.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) gặp phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar Akhund hôm 28/7 (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc).
Chiến lược của Trung Quốc
Hai ngày sau khi phái đoàn của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman rời Thiên Tân, Trung Quốc, một nhóm đại diện của Taliban ngày 28/7 đã tới thành phố này để gặp đại diện của Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị. Phía Taliban cho hay, đoàn đại diện của nhóm do phó thủ lĩnh Mullah Baradar Akhund dẫn đầu đến Trung Quốc theo lời mời của giới chức quốc gia Đông Á.
Theo giới quan sát, đây có thể được xem là một thông điệp rõ ràng từ Bắc Kinh rằng họ sẽ xây dựng chiến lược của riêng mình với nước láng giềng Afghanistan.
Trong bối cảnh hạn chót tháng 9 để Mỹ rút quân sắp tới gần, quan hệ giữa Trung Quốc và Taliban dường như đã được nâng cấp lên, với việc Bắc Kinh bảo đảm sẽ ủng hộ vai trò của Taliban trong nền an ninh và công cuộc tái kiến thiết Afghanistan.
"Taliban là lực lượng chính trị và quân sự nòng cốt ở Afghanistan, và có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải và tái thiết ở Afghanistan", Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết trong cuộc hội đàm với lãnh đạo Taliban.
Cuộc hội đàm diễn ra tại ở chính khách sạn ở Thiên Tân, nơi Thứ trưởng Sherman đã gặp Ngoại trưởng Vương Nghị 2 ngày trước đó. Bà Sherman khi đó đã kêu gọi Bắc Kinh hợp tác với Mỹ trong các vấn đề khu vực, bao gồm Afghanistan và Iran.
"Việc Mỹ và NATO rút quân cơ bản là thể hiện chính sách của Mỹ ở Afghanistan đã không thành công", ông Vương nói, nhấn mạnh quan điểm của Trung Quốc với tình hình Afghanistan là duy trì các nguyên tắc "do Afghanistan làm chủ" và "do Afghanistan lãnh đạo", đồng thời phản đối sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài.
Giới chuyên gia ngoại giao Trung Quốc nhận định rằng, nước này còn cách rất xa viễn cảnh thừa nhận Taliban là chính phủ hợp lệ tại Afghanistan, nhưng Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị cho khả năng Taliban sẽ tiếp quản đất nước nếu nỗ lực hòa giải dân tộc với chính phủ Afghanistan không thành. Việc duy trì quan hệ gần gũi với Taliban được Trung Quốc xem là rất quan trọng trong việc thực hiện nỗ lực chống khủng bố và duy trì lợi ích kinh tế trong khu vực.
Gu Dingguo, chuyên gia từ đại học Sư phạm Hoa Đông, cho rằng: "Taliban có thể giữ vai trò đặc biệt nhằm kiềm chế mối đe dọa an ninh gây ra bởi Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) với Trung Quốc, do mối quan hệ giữa Taliban và ETIM".
Trung Quốc cáo buộc ETIM là nhóm đứng sau các vụ tấn công ở Tân Cương. Tại Thiên Tân, ông Wang đã đề nghị Taliban cắt đứt quan hệ với ETIM. Phát ngôn viên Taliban Mohammad Naeem cho biết, lãnh đạo Baradar của họ đã cam kết rằng lãnh thổ của Afghanistan sẽ không được dùng để thực hiện các kế hoạch gây đe dọa tới an ninh quốc gia Trung Quốc.
Ngoài ra, theo chuyên gia Gu, việc Taliban và chính phủ Afghanistan có thể hòa giải là mục tiêu quan trọng mà Bắc Kinh hướng tới vì nó sẽ giúp ích cho sáng kiến "Một vành đai, một con đường" mà Trung Quốc triển khai ở Trung Á. Nếu tình hình bất ổn ở Afghanistan lan sang khác nước khác, điều đó sẽ trở thành mối đe dọa với kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc.
Mục đích của Taliban
Với Taliban, việc xây dựng quan hệ với Trung Quốc là một trong những bước đi nhằm thiết lập tính chính danh của lực lượng này.
Trong khi đó, Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng tại tổ chức RAND (Mỹ), nhận định rằng Trung Quốc sẽ mong muốn một kết cục thỏa mãn được 2 lợi ích quốc gia của họ, bao gồm duy trì ổn định ở Tân Cương và tiếp cận được nguồn tài nguyên tự nhiên ở Afghanistan. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, lượng tài nguyên thiên nhiên dưới các ngọn núi ở Afghanistan ước tính vào khoảng gần 1.000 tỷ USD.
Ông Grossman cho rằng, việc Taliban tăng cường quan hệ với Trung Quốc là vì họ không muốn Bắc Kinh bắt tay với bên khác, ví dụ như Pakistan, trong nỗ lực nhằm kiềm tỏa Taliban.
Ngoài ra, chuyên gia Gu cho rằng, Taliban cần Trung Quốc hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các cuộc đối thoại hòa giải dân tộc với chính phủ Afghanistan và công cuộc tái thiết kinh tế nếu Taliban lên nắm quyền.
Yan Wei, chuyên gia tại đại học Tây Bắc Trung Quốc, nhấn mạnh rằng việc Bắc Kinh và Taliban xây dựng quan hệ là cần thiết với cả đôi bên, vì tầm ảnh hưởng của Taliban ở Afghanistan. Tuy nhiên, ông Yan cho rằng, Trung Quốc vẫn đang có sự thận trọng nhất định về Taliban và sự kết nối giữa 2 bên vẫn còn hạn chế.
Cả chuyên gia Yan và Gu đều nhận định, mong muốn lớn nhất của Trung Quốc với Afghanistan không phải là Taliban lên nắm quyền lực tuyệt đối, mà là sự hòa hợp dân tộc giữa Taliban và bên đối lập. Điều này được xem sẽ mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực giáp Trung Quốc.
Trung Quốc tố Mỹ coi mình là 'kẻ thù' Trung Quốc cho rằng Mỹ khiến quan hệ song phương bế tắc khi coi nước này là "kẻ thù", yêu cầu Washington chấm dứt "chính sách nguy hiểm" này. "Phía Mỹ có lẽ hy vọng bằng cách bôi xấu hình ảnh Trung Quốc, họ có thể bằng cách nào đó đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề mang tính cấu trúc...