Dấu hiệu trẻ sở hữu trí tuệ cảm xúc cao
Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao biểu đạt qua vốn từ phong phú, biết đặt mình vào vị trí của người khác và thích giúp đỡ mọi người.
Nhiều phụ huynh tập trung vào thành tích học tập của con nhiều hơn là trí tuệ cảm xúc (còn gọi là EQ) vì cho rằng EQ được tạo thành từ sự tự nhận thức, tự học hỏi. Tuy nhiên, nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba, tác giả cuốn sách UnSelfie: Why Empathetic Kids Succeed in Our All-About-Me World cho rằng trí tuệ cảm xúc không phải món quà.
EQ là kỹ năng có thể đào tạo cho trẻ từ khi mới biết đi. Cha mẹ có thể làm gương, khuyến khích con phát triển EQ tại nhà. Dưới đây là bảy dấu hiệu trẻ có trí tuệ cảm xúc cao.
1. Sử dụng vốn từ để biểu đạt cảm xúc
Trẻ sở hữu EQ cao rất giỏi trong việc nhận biết và biểu đạt cảm xúc cá nhân thông qua ngôn từ ngoài các tính từ phổ biến như “tốt, không tốt”. Các em cũng có thể nắm bắt được nguyên nhân những cảm xúc của mình.
Chẳng hạn, trẻ sở hữu EQ cao thường nói: “Con cảm thấy buồn vì không thể đi chơi với bạn bè”, “Con thấy rất phấn khích khi có xe đạp mới”, “Con thực sự rất giận cô giáo”, “Con cảm thấy sợ hãi khi bố không về nhà tối qua”.
2. Hiểu cảm xúc của người khác
Những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc cũng cảm nhận tương đối chính xác cảm giác của mọi người xung quanh. Các em có thể đoán được qua các tín hiệu phi ngôn ngữ như từ ánh mắt, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt.
Bởi vì trẻ sở hữu EQ cao có khả năng đồng cảm tốt hơn bạn bè đồng trang lứa. Để xây dựng tính cách này, các em phải có khả năng đọc được cảm xúc của người khác.
Phụ huynh hãy quan sát khi con chơi với bạn bè. Trẻ EQ cao có thể nói: “Bạn ấy đang cười. Con đoán bạn ấy đang rất vui”, “Bạn ấy ngồi sụp xuống. Chắc bạn ấy đang mệt”, “Bạn ấy đang khóc. Có lẽ con nên giúp bạn”.
Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
3. Nhìn vấn đề qua lăng kính của người khác
Trẻ EQ cao có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để từ đó đánh giá mọi vấn đề theo lăng kính của họ hoặc cảm nhận những điều người khác đang trải qua. Việc đặt mình vào vị trí của người khác giúp tạo mối liên kết sâu sắc và thể hiện sự quan tâm tới cộng đồng. Đây cũng là kỹ năng trẻ em nói chung cần được xây dựng trong cuộc sống để xử lý những vấn đề từ tranh chấp trong sân chơi đến bất đồng khi làm việc nhóm.
Khi hiểu được quan điểm, cảm nhận của người khác, trẻ đồng cảm tốt hơn, xử lý bất đồng theo hướng hòa bình, ít phán xét, tôn trọng sự khác biệt. Các em có thể lên tiếng bảo vệ những người yếu thế, làm việc giúp đỡ mọi người xung quanh.
4. Giúp đỡ mọi người
Trí tuệ cảm xúc cao khiến trẻ quan tâm đến mọi người xung quanh nhiều hơn và tìm cách giúp đỡ khi thấy người khác gặp khó khăn. Đó có thể là giúp bố mẹ làm việc nhà, chủ động làm quen với bạn mới trong lớp hoặc tham gia hoạt động tình nguyện. Các em tập trung nhiều hơn vào “chúng tôi” thay vì “tôi”.
Việc giúp đỡ mọi người nên được làm một cách tự nhiên, thay vì vì mục đích cá nhân. Ngoài giúp đỡ người khác, trẻ có EQ cao thường thích trở thành một phần của nhóm thay vì làm việc cá nhân.
5. Biết cách quản lý cảm xúc
Nhiều người lớn gặp khó khăn trong việc lấy lại bình tĩnh khi gặp căng thẳng, bực bội. Nhưng trẻ EQ cao có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc để không bị mất kiểm soát.
Khi gặp vấn đề khó chịu, các em có thể áp dụng một số phương pháp điều hòa cảm xúc như hít thở sâu, chuyển hướng mối quan tâm và nói: “Con muốn nghỉ ngơi” thay vì la hét, tức giận.
Trẻ EQ cao thường kiểm soát phản ứng tiêu cực, hành động bốc đồng tốt hơn bạn bè đồng trang lứa. Các em có thể kiềm chế không hành động theo cảm xúc.
6. Thoải mái nói “không”
Trí tuệ cảm xúc cao giúp trẻ thiết lập và tổ chức tốt các ranh giới cá nhân. Ví dụ, khi không muốn tắm chung với bố mẹ, trẻ có thể nói lên suy nghĩ, bày tỏ mong muốn đó một cách kiên quyết nhưng chân thành. Dù giỏi lắng nghe cảm xúc của người khác, các em cũng nắm rất rõ cảm xúc cá nhân để từ đó tôn trọng và bảo vệ cảm xúc cá nhân. Vì vậy, khi gặp tình huống khiến bản thân khó xử, các em có thể thoải mái từ chối hành động.
7. Bày tỏ lòng biết ơn
Trẻ EQ cao luôn cảm thấy biết ơn những gì mình đang có. Các em không chỉ nói cảm ơn theo phép lịch sự mà còn hiểu rõ tại sao lại thấy biết ơn. Khi nói chuyện với mọi người, trẻ EQ cao có thể chia sẻ về những điều cảm thấy trân trọng như món ăn mẹ nấu, được sang chơi nhà bạn.
Muốn con lớn lên thành công, bố mẹ cần tích cực bồi dưỡng yếu tố này mỗi ngày, nó thậm chí quan trọng hơn cả IQ
EQ là một trong những yếu tố quan trọng để giúp con có thể thành công trong cuộc sống. Vì vậy, bố mẹ cần bồi dưỡng điều này cho con ngay từ nhỏ.
Tiến sĩ - chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ Donna Housman đã thực hiện một số nghiên cứu và nhận thấy trí thông minh cảm xúc (EQ) giúp trẻ rất nhiều trong việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột với người xung quanh. Khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và nhận biết cảm xúc của đối phương giúp trẻ phát triển được sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, chấp nhận sự khác biệt giữa mỗi cá nhân - từ đó có lòng bao dung hơn.
Bên cạnh đó, EQ cũng liên quan đến thành tích học tập, kỹ năng giao tiếp, nền móng cho các mối quan hệ, sức khỏe tinh thần và nhiều vấn đề khác. Có thể nói, EQ chính là tiền đề để trẻ thành công trong cuộc sống sau này. Do đó, bố mẹ cần có biện pháp giúp con bồi dưỡng EQ. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bố mẹ có thể thực hành hàng ngày:
Giúp con xác định cảm xúc của bản thân
Việc xác định được chính xác cảm xúc của bản thân sẽ giúp trẻ thoải mái hơn khi đối diện với chúng. Để rèn điều này cho con, bố mẹ có thể bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản mỗi ngày như: "Hôm nay con có cảm xúc/cảm nhận gì?". Nếu hỏi chung chung: "Hôm này con thế nào?" - thì trẻ thường sẽ trả lời: "Con ổn", dù thực tế đôi khi không phải vậy.
Một câu hỏi cụ thể, mang tính chất gợi mở sẽ giúp trẻ dễ bộc lộ cảm xúc của mình hơn, từ đó có thêm nhận thức và sự tự tin. Một cách nữa để dạy trẻ xác định cảm xúc của mình, đó là giúp trẻ nhận biết cảm xúc của những nhân vật trong sách báo, phim ảnh,... Chẳng hạn như hỏi trẻ: "Con nghĩ nhân vật này đang vui hay buồn?".
Vẽ tranh hoặc viết nhật ký
Các hoạt động như vẽ tranh và viết nhật ký cũng giúp ích rất nhiều cho việc phát triển EQ của con. Vào cuối ngày, bố mẹ có thể dành thời gian chơi đùa cùng và khuyến khích con viết nhật ký về những điều đã xảy ra trong ngày, cảm xúc của con ra sao trước những điều đó.
Bố mẹ sau đó có thể yêu cầu con xem lại những dòng nhật ký của mình vào các mốc thời gian định kỳ để nhìn nhận lại xem mình có những hành vi, cảm xúc thái quá nào hay không? Những điều khiến con cảm thấy hối hận sau đó. Bằng cách này, bố mẹ giúp con xác định và điều chỉnh được cảm xúc của mình.
Bố mẹ tự nói về cảm xúc của mình
Muốn con xác định được cảm xúc của mình thì chính bố mẹ phải làm gương trước. Bắt đầu bằng việc bố mẹ cũng thoải mái thảo luận về cảm xúc của mình với con. Hàng ngày, bạn có thể mô tả, gọi tên cảm xúc của mình với con bằng những việc làm đơn giản.
Chẳng hạn khi đăng gặp một vấn đề khó giải quyết nào đó, bố mẹ có thể nói: "Chà mẹ bực mình quá. Có lẽ mẹ sẽ dừng việc này lại, nghỉ ngơi một lúc rồi tiếp tục làm sau".
Cố gắng bình thường hóa các cảm xúc tiêu cực
Không một bậc cha mẹ nào mong muốn có những trải nghiệm, cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên việc cố gắng bảo vệ con khỏi những cảm xúc này đôi khi lại gây hại. Thay vì che giấu, bố mẹ hãy dạy con biết, tất cả các cảm xúc là tự nhiên và bình thường. Quan trọng nhất là cách chúng ta đối phó với nó.
Dạy con cách bày tỏ và quản lý cảm xúc đúng đắn
Một trong những khía cạnh quan trọng của EQ là biết cách giải quyết vấn đề. Theo đó, các bước phát triển toàn diện trí tuệ cảm xúc bao gồm: nhận biết cảm xúc, gọi tên cảm xúc và biết giải quyết vấn đề như thế nào. Ví dụ khi con tức giận, bố mẹ nên hỏi xem con định làm gì để giải tỏa cảm xúc. Sau đó, bố mẹ hướng dẫn con những cách lành mạnh để giải tỏa như nghe một bản nhạc, đi dạo ngoài vườn, chơi thể thao,...
Bố mẹ thẳng thắn thừa nhận sai lầm
Bốn mẹ cần thẳng thắn thừa nhận, chính bản thân mình cũng có những lúc bộc phát cơn giận và xử lý cảm xúc căng thẳng một cách không lành mạnh. Bên cạnh đó, hãy cho con biết, bạn đã làm gì để sửa chữa sai lầm của mình. Điều này giúp con hiểu được việc trau dồi EQ cần có nhiều thời gian và là cả một quá trình.
Ngoài ra, việc bố mẹ thằng thắn thừa nhận sai lầm cũng là cách tốt để khuyến khích con không trốn tránh khi mắc lỗi. Bên cạnh đó, khi con quản lý tốt cảm xúc của mình, bố mẹ đừng ngại dành những lời khen hay phần thưởng.
Cho con tham gia các hoạt động và tiếp xúc thêm với nhiều người
Bố mẹ nên tạo điều kiện để con tham gia nhiều hoạt động cộng đồng và tiếp xúc với những môi trường mới, con người mới. Có thể bắt đầu bằng những hoạt động đơn giản như cùng nhau đọc sách, xem phim tài liệu, thử một môn thể thao mới,... Dần dần các hoạt động được nâng cấp rộng hơn như cùng đi làm tình nguyện,... Những trải nghiệm này sẽ giúp con có thêm nhiều kỹ năng sống và mở rộng tư duy, quan điểm.
Ngoài ra, bố mẹ nên khuyến khích con đặt mình vào vị trí của người khác, khuyến khích con nói chuyện với mọi người theo cách cởi mở, bình đẳng và không phán xét. Bố mẹ cũng cần làm gương cho con. Khi bố mẹ đối tốt với những người xung quanh, con cũng sẽ tự giác học theo đức tính tốt này.
Thực hiện CTSGK mới lớp 1: Học sinh tự tin, vốn từ phong phú Dù bắt đầu năm học muộn hơn các địa phương khác nhưng trường tiểu học ở Đà Nẵng đã tổ chức sơ kết học kỳ I. Có một số trường, tùy theo điều kiện tiếp thu thực tế của HS, chương trình dạy học ở khối Một chậm hơn Giờ học Toán của HS lớp Một Trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải...