Dấu hiệu trẻ bị đột quỵ
Thời gian qua, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đã tiếp nhận vài trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch mà trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Kết quả chụp CT scan cho thấy những trẻ này bị đột quỵ do vỡ dị dạng mạch máu não gây xuất huyết não.
Cảnh giác khi trẻ gắng sức
Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông của máu ở não bị tắc nghẽn làm chết những tế bào não ngay tại vùng bị tắc, còn những tế bào não ở vùng kế cận sẽ bị giảm lượng máu đến nuôi chúng. Ở trẻ em, đột quỵ tương đối hiếm, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não và khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.
Khoa tim mạch bệnh viện Nhi đồng 1 từng tiếp nhận hai trẻ là anh em bị đột quỵ do gắng sức khi chơi thể thao. Cả hai cháu này trước đó đều được chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Trẻ bị đột quỵ khi chơi thể thao đa phần là do các bệnh về tim mạch. Những trẻ trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ có nguy cơ đột quỵ rất cao, nhất là khi chơi những môn thể thao gắng sức nhiều. Ngoài ra, khi trẻ có những triệu chứng báo động như khi gắng sức thấy đau ngực, ù tai, chóng mặt thì cần khám sức khoẻ trước khi chơi thể thao để tránh bị đột quỵ.
Rất nhiều trẻ đột quỵ do chơi thể thao gắng sức. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu báo động
Video đang HOT
Ở trẻ em, dấu hiệu báo động không giống người lớn, trẻ có thể có triệu chứng co giật, nhức đầu, sốt. Tuỳ theo vùng não bị tổn thương mà trẻ sẽ có các triệu chứng như: cơn mất ý thức ngắn, hành động vụng về, liệt một bên mặt, tay hoặc chân, nói ngọng hoặc khó diễn đạt ngôn ngữ. Nếu những mạch máu ở vùng mắt bị tổn thương, trẻ có thể bị mất thị lực một hoặc hai bên mắt.
Các nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp nhất bao gồm: bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng trong hộp sọ, dị dạng mạch máu não, chấn thương đầu… Sau cơn đột quỵ, não bộ trẻ em có khuynh hướng phục hồi tốt hơn người lớn. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng trẻ có thể tử vong hoặc sống sót nhưng chịu một số di chứng như: động kinh, rối loạn vận động, khiếm khuyết học tập, chậm phát triển thể chất…
Xử trí ra sao?
Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu, nên khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ thường có các triệu chứng như co giật, yếu liệt thì phải đưa đi khám ngay.
Đột quỵ ở người lớn có thể phòng ngừa được, còn ở trẻ em rất khó. Chỉ có thể phòng ngừa được một số nguyên nhân mắc phải như điều trị tốt bệnh lý tim, rối loạn đông máu hoặc có kế hoạch theo dõi tốt bệnh nhân khi đã phát hiện có bất thường ở mạch máu não trước đó.
Theo SGTT
Đột quỵ lúc tuổi còn thơ
Thời gian qua, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) đã tiếp nhận vài trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch mà trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Kết quả chụp CT cho thấy xuất huyết não vì vỡ dị dạng mạch máu não.
Tuy hiếm nhưng trẻ vẫn có thể đột quỵ khi gắng sức. Ảnh: Lê Kiên
Cảnh giác khi trẻ gắng sức
Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông của máu ở não bị tắc nghẽn làm chết những tế bào não ngay tại vùng bị tắc, còn những tế bào não ở vùng kế cận sẽ bị giảm lượng máu đến nuôi chúng. Ở trẻ em, đột quỵ tương đối hiếm, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não và khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.
Khoa tim mạch bệnh viện Nhi đồng 1 từng tiếp nhận hai trẻ là anh em bị đột quỵ do gắng sức khi chơi thể thao. Cả hai cháu này trước đó đều được chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Trẻ bị đột quỵ khi chơi thể thao đa phần là do các bệnh về tim mạch. Những trẻ trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ có nguy cơ đột quỵ rất cao, nhất là khi chơi những môn thể thao gắng sức nhiều. Ngoài ra, khi trẻ có những triệu chứng báo động như khi gắng sức thấy đau ngực, ù tai, chóng mặt thì cần khám sức khoẻ trước khi chơi thể thao để tránh bị đột quỵ.
Dấu hiệu báo động
Ở trẻ em, dấu hiệu báo động không giống người lớn, trẻ có thể có triệu chứng co giật, nhức đầu, sốt. Tuỳ theo vùng não bị tổn thương mà trẻ sẽ có các triệu chứng như: cơn mất ý thức ngắn, hành động vụng về, liệt một bên mặt, tay hoặc chân, nói ngọng hoặc khó diễn đạt ngôn ngữ. Nếu những mạch máu ở vùng mắt bị tổn thương, trẻ có thể bị mất thị lực một hoặc hai bên mắt.
Các nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp nhất bao gồm: bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng trong hộp sọ, dị dạng mạch máu não, chấn thương đầu... Sau cơn đột quỵ, não bộ trẻ em có khuynh hướng phục hồi tốt hơn người lớn. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng trẻ có thể tử vong hoặc sống sót nhưng chịu một số di chứng như: động kinh, rối loạn vận động, khiếm khuyết học tập, chậm phát triển thể chất...
Xử trí ra sao?
Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu, nên khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ thường có các triệu chứng như co giật, yếu liệt thì phải đưa đi khám ngay.
Đột quỵ ở người lớn có thể phòng ngừa được, còn ở trẻ em rất khó. Chỉ có thể phòng ngừa được một số nguyên nhân mắc phải như điều trị tốt bệnh lý tim, rối loạn đông máu hoặc có kế hoạch theo dõi tốt bệnh nhân khi đã phát hiện có bất thường ở mạch máu não trước đó.
Ngày càng nhiều trẻ 5 - 10 tuổi đột quỵ Ghi nhận tại bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM cũng cho thấy ngày càng có nhiều trẻ bị đột quỵ. ThS.BS Đặng Đỗ Thanh Cần, phó khoa ngoại thần kinh cho biết: mỗi năm trung bình có 10 - 15 trẻ đột quỵ nhập viện. Tỷ lệ tử vong ở trẻ bị đột quỵ là 10%, di chứng thần kinh vĩnh viễn 30 - 40%. Lứa tuổi thường gặp đột quỵ là 5 - 10. Đối với nhóm trẻ trên 4 tuổi, triệu chứng đột quỵ giống như người lớn: khởi đầu bệnh nhi sẽ nhức đầu đột ngột, dữ dội, nôn ói, kèm thiếu sót thần kinh (yếu liệt nửa người, nói đớ, mỗi mắt chỉ nhìn thấy một nửa...). Trường hợp nặng, trẻ có thể bị rối loạn tri giác, thậm chí hôn mê sâu, giãn đồng tử, thoát vị não (não bị chảy sang vị trí khác). Ở trẻ dưới 4 tuổi, do chưa có khả năng diễn đạt nên trẻ sẽ quấy khóc liên tục, ọc sữa, bú kém. Nếu trẻ còn thóp sẽ dễ dàng thấy thóp căng phồng và không đập. Nếu nặng hơn, trẻ sẽ li bì, hôn mê và liệt người... Hai thể đột quỵ này khởi bệnh khá giống nhau, có thể nhận biết sớm dựa vào khám lâm sàng và chụp CT não. Đối với trẻ bị tắc nghẽn - nhồi máu não, thời gian điều trị tối ưu để sử dụng thuốc tiêu sợi huyết là 8 giờ kể từ khi khởi phát. Đối với trẻ bị xuất huyết não, ban đầu sẽ được điều trị tăng áp lực nội sọ. Những trường hợp xuất huyết lớn, đe doạ tính mạng sẽ được phẫu thuật mở sọ giải áp, kết hợp lấy máu tụ...
Theo BS Đỗ Nguyễn Như Huỳnh
Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM/Sài Gòn tiếp thị
4 thói quen giúp giảm cơn đột quỵ Mọi người đều có nguy cơ bị đột quỵ, trong đó, tỷ lệ phụ nữ bị đột quỵ cao gấp 2,5 lần nam giới. Vậy phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào? Nắm mở bàn tay Một nghiên cứu phát hiện rằng, hiện tượng xuất huyết não có quan hệ với phương thức vận động và thói quen sinh hoạt của người mắc...