Dấu hiệu ở chân cảnh báo căn bệnh chết người
Khi xuất hiện những cơn đau ở ngực, ta thường nghĩ đến các vấn đề về tim mà không biết rằng bệnh này phát tín hiệu ở nhiều bộ phận cơ thể khác nhau, ở cả bàn chân.
Theo NHS ( Dịch vụ Y tế Quốc gia Chính phủ Anh), nếu bạn thấy mắt cá chân và bàn chân bị sưng tấy, bạn nên đi khám ngay, vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị suy tim.
Tình trạng sưng tấy ở mắt cá chân (hay còn gọi là phù nề) là do chất lỏng tích tụ. Tình trạng này đỡ vào buổi sáng nhưng có thể trở nên tồi tệ hơn vào các thời điểm khác trong ngày.
Theo Tổ chức Tim mạch Anh (BHF), suy tim nghĩa là tim của bạn không hoạt động tốt như bình thường và cần dùng thuốc để hỗ trợ. Khi tim bị suy, máu không được bơm đến thận đúng cách khiến cơ quan này bị giữ muối và nước. Đây chính là nguyên nhân khiến mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân, thậm chí là cả vùng bụng của bạn bị phù nề.
Sự tích tụ muối và nước trong cơ thể do suy tim còn có thể gây ra các triệu chứng khác như tăng cân đột ngột hoặc khó thở (nếu chất lỏng tích tụ đi ngược vào phổi).
Theo NHS, mệt mỏi, khó vận động cũng là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim. Ngoài ra, một số dấu hiệu ít phổ biến hơn như:
Ho dai dẳng, có thể ho nặng hơn vào ban đêmThở khò khèBụng đầy hơiĂn không có cảm giác ngon miệngTăng cân hoặc giảm cânThiếu minh mẫnNhịp tim nhanhNhịp tim đập mạnh, nhanh và không đều
Video đang HOT
Một số triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh tim:
1. Cảm thấy mệt mỏi
Mệt mỏi là cảm giác ai cũng có thể gặp phải và không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh tim. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kèm theo cảm giác buồn nôn và đau ở ngực thì đây là điều thực sự cần lo lắng.
Giáo sư David Newby – giáo sư tim mạch tại Tổ chức Nghiên cứu Tim mạch (BHF) thuộc Đại học Edinburgh – cảnh báo: “Nếu bạn bị đau ngực dữ dội ngay cả khi bạn không làm gì, đồng thời cảm thấy buồn nôn, bạn nên gọi ngay xe cứu thương hoặc gọi ngay cho tổng đài cấp cứu y tế”.
Chuyên gia khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có “cảm giác như bị kẹp, chuột rút ở bắp chân khi đi bộ”. (Ảnh minh họa)
2. Đau chân
Ai cũng đều có thể bị chuột rút, nhưng giáo sư Newby khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có “cảm giác như bị kẹp, chuột rút ở bắp chân khi đi bộ”.
Đây có thể là triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên – tình trạng phổ biến khi chất béo tích tụ trong động mạch hạn chế việc cung cấp máu cho cơ chân.
3. Đau cánh tay
Đau cánh tay có thể là triệu chứng cảnh báo vấn đề ở tim, nhưng điều đó không quá chắc chắn. Trong một số trường hợp, các cơn đau tim có thể gây đau lan xuống cánh tay trái hoặc cả 2 bên cánh tay. Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị đau tim, hãy gọi cho tổng đài cấp cứu y tế.
4. Đau hàm và lưng
Theo giáo sư Newby, đau hàm và đau lưng là những triệu chứng có thể do cơn đau tim gây ra. Nếu cơn đau không biến mất, hãy đi khám ngay.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh thấp hơn trung bình cả nước
Theo khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) được công bố vào ngày 02/6/2023, hiện có 1,8 triệu trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thấp còi, tức là cứ 5 trẻ thì có một em ở tình trạng này.
Trong đó, 230.000 trẻ suy dinh dưỡng (SDD) cấp tính có nguy cơ tử vong vì các bệnh thông thường cao gấp ít nhất 12 lần, chưa kể chi phí cho y tế khi bị bệnh phải nhập viện, đến 90% các em chưa được chẩn đoán và điều trị.
Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng hợp lý 1.000 ngày đầu đời giúp trẻ hoàn thiện về tầm vóc và trí tuệ
Suy dinh dưỡng cấp tính là tình trạng cơ thể không nhận đủ năng lượng và đạm theo nhu cầu, có thể gây còi cọc hoặc phù. Trẻ bị SDD cấp tính có nguy cơ tử vong cao gấp 5-20 lần so với trẻ bình thường.
Thấp còi, còn gọi SDD mạn tính đang là mối quan ngại sâu sắc tại Việt Nam, ảnh hưởng đến tầm vóc và sức khỏe trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Trên 47% cha mẹ không nhận thấy sự liên hệ giữa SDD và 10 triệu chứng của nó theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới và Dịch vụ Y tế Quốc gia, ví dụ giảm cảm giác thèm ăn, luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu hơn,...
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 97.569 trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) là 5,69% (giảm 0,2% so cùng kỳ năm 2022); trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi (chiều cao/tuổi) là 7,35% (giảm 0,3% so cùng kỳ năm 2022). Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2,5kg chiếm 0,52% (giảm 0,1% so cùng kỳ năm 2022).
Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 39% (tăng 8% so cùng kỳ năm 2022). 100% bà mẹ sau sinh uống vitamin A và 100% trẻ nguy cơ uống vitamin A dự phòng.
Theo kết quả điều tra đầu vào tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2021 ở Long An, các yếu tố làm gia tăng tỷ lệ SDD ở trẻ là trẻ cân nặng lúc sinh dưới 2,5kg, nam SDD nhiều hơn nữ; trẻ từ 1 tuổi trở lên; mẹ làm nội trợ hoặc làm nông, học vấn thấp, đẻ nhiều, tăng dưới 7kg khi mang thai, không uống viên sắt khi mang thai; tuổi thai khi sinh trẻ dưới 37 tuần; trẻ không được bổ sung thêm sữa ngoài; trẻ thuộc hộ nghèo.
Các yếu tố làm gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì là cân nặng lúc sinh trên 4kg, nam béo phì thừa cân nhiều hơn nữ, trẻ từ 1 tuổi trở lên, gia đình ít anh chị em, trẻ ngậm bắt vú lần đầu sau 2 giờ sinh, cai sữa mẹ dưới 6 tháng, bú thêm sữa ngoài càng sớm thì tỷ lệ thừa cân béo phì càng cao, trẻ thường mắc bệnh, người chăm sóc là cha hoặc ông bà; mẹ là công nhân viên, học vấn từ trung học chuyên nghiệp trở lên, khám thai 4 lần trở lên, tăng cân trên 12kg khi mang thai./.
Món rau làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, nhiều người Việt vẫn ăn hàng ngày Các loại rau dưa muối chứa lượng muối dư thừa so với nhu cầu hằng ngày, làm tăng khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm. Sự phát triển của ung thư có liên quan đến các lựa chọn trong lối sống ví dụ như hút thuốc, uống nhiều rượu, thực phẩm thiếu lành mạnh. Mới đây, một đánh giá tổng hợp dựa trên...