Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính
Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp và cách phòng ngừa, điều trị dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này.
Hen suyễn cấp tính có nguy hiểm không?
Bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, chủ yếu xảy ra vào thời điểm ban đêm và sáng sớm. Người bị hen phế quản có thể phục hồi tự nhiên hoặc dùng thuốc.
Nhiễm trùng đường hô hấp do virus parainfluenza cũng có thể gây hen phế quản
Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm tới 5% dân số, tương đương khoảng trên 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh là cao nhất và chủ yếu nằm ở nhóm tuổi 12 – 13 tuổi.
Theo thống kê mới đây, tại Hà Nội có 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành mắc hen phế quản. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, con số này cao hơn rất nhiều với tổng số 29,1% trẻ em dưới 18 tuổi bị hen phế quản.
Đặc biệt, nếu không thực hiện điều trị hen phế quản kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính
Cơn hen suyễn có thể khởi phát một cách rầm rộ, đột ngột hoặc cũng có thể diễn tiến từ từ và sau sẽ nặng dần. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính là:
Khó thở: người bệnh thường bị ngộp, không thở được, không đủ hơi để thở. Khi khó thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,…
Khò khè: là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi bệnh nhân hen suyễn thở ra. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của cơn hen suyễn cấp tính.
Ho: thường đi kèm với triệu chứng khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức. Cũng có trường hợp người bệnh hen phế quản chỉ có triệu chứng ho nên việc chẩn đoán bệnh vì thế mà gặp nhiều khó khăn.
Nặng ngực: người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây cũng là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở.
Viêm tiểu phế quản cấp: kèm theo sốt, ho khạc đờm.
Nguyên nhân hen phế quản
Video đang HOT
Hen phế quản do nhiều nguyên nhân gây nên, đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường. Một số nguyên nhân gây hen phế quản thường gặp là:
Hen phế quản do dị ứng
Các cơnhen phế quản cấp tính có thể xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, bụi nhà, bọ nhà, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng như hải sản, thịt bò,… hoặc một số thuốc như aspirin
Các yếu tố kích thích
Các yếu tố môi trường như khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, các hóa chất rửa tẩy, thay đổi độ ẩm,…
Người bệnh thường bị ngộp, không thở được, không đủ hơi để thở
Hen phế quản do vận động
Hen phế quản có thể khởi phát hoặc nặng lên sau một vận động gắn sức, trường hợp này được gọi là hen phế quản do gắng sức.
Nguyên nhân khác dẫn đến bệnh hen phế quản
Một số nguyên nhân khác gây hen phế quản là: nhiễm trùng đường hô hấp do virus parainfluenza, yếu tố di truyền, mắc bệnh trào ngược dạ dày hay các bệnh lý khác trên đường hô hấp, sử dụng một số thuốc như chẹn beta giao cảm.
Nên làm gì để kiểm soát cơn hen phế quản cấp tính?
Chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát cơn hen suyễn cấp tính theo hướng dẫn sau:
Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp như: khói thuốc lá, hóa chất có mùi nồng gắt, làm việc gắng sức, nhiễm khí lạnh,… Đồng thời, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học để cải thiện sức khỏe nói chung, chức năng hệ hô hấp nói riêng.
Sử dụng thuốc đường hít sớm và đúng cách: là cách đưa thuốc trực tiếp vào đường hô hấp bằng các dụng cụ bơm xịt, bình hít bột khô. Ưu điểm của phương pháp này là giảm bớt khó thở chỉ sau 2 – 5 phút. Các thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này là thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Salbutamol hoặc Formoterol.
Người có cơn hen suyễn nên dùng thuốc đường hít sớm ngay khi có triệu chứng đầu tiên vì để càng muộn thì khả năng cắt cơn hen càng thấp. Liều dùng phù hợp là: 2 lần xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. Nếu chưa giảm khó thở thì xịt lặp lại 2 lần cách nhau khoảng 5 – 10 phút.
Áp dụng các biện pháp hỗ trợ: nghỉ ngơi.
Nếu cơn khó thở không hết sau 3 lần xịt thuốc hoặc cơn suyễn chỉ lui tạm thời trong vài tiếng rồi trở lại thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc đến phòng cấp cứu ngay để được điều trị triệt để.
Hen phế quảncấp tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như xẹp phổi, suy hô hấp nếu không kịp thời xử lý. Vì vậy, người bệnh cần sớm thăm khám, điều trị bệnh ở những phòng khám, bệnh viện uy tín.
Và bệnh viện chính Vinmec là địa chỉ khám, điều trị hen phế quản uy tín. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, tận tình trong công việc, bạn và người thân sẽ được kiểm tra, chẩn đoán bệnh chính xác và đề xuất phương án điều trị, kiểm soát hen suyễn hiệu quả.
Căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua nụ hôn
Nhiều người lớn có thói quen hôn vào má trẻ nhỏ nhưng đây là hành động nguy hiểm nếu người đó đang nhiễm virus RSV.
Mới đây, một người mẹ đã chia sẻ trường hợp con của mình (mới 16 ngày tuổi) mắc viêm phổi nặng khi bị người nhiễm RSV hôn.
Virus hợp bào hô hấp (RSV) gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp. Rất nhiều trẻ đã nhiễm virus này trước 2 tuổi. Virus RSV cũng có thể lây nhiễm cho người lớn.
Ở người lớn, trẻ em khỏe mạnh, các triệu chứng không rõ rệt, thường giống với cảm lạnh thông thường. Bệnh nhân có thể tự chữa tại nhà, không cần tới bệnh viện.
Tuy nhiên, RSV cũng có khả năng gây nhiễm trùng nặng ở một số người có hệ miễn dịch yếu, bị bệnh tim phổi, trẻ sơ sinh, sinh non.
Người lớn đang bị ốm sốt không nên hôn trẻ nhỏ. Ảnh minh họa: Hopscotch
Triệu chứng
Các triệu chứng của người nhiễm virus RSV thường xuất hiện sau khoảng 4-6 ngày. Người bệnh nhẹ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, đau họng, đau đầu nhẹ.
Với các ca bệnh nặng, virus RSV lây lan đến đường hô hấp dưới, gây viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Các dấu hiệu bệnh gồm sốt, ho dữ dội, thở khò khè, thở nhanh hoặc khó thở khiến trẻ muốn ngồi hơn là nằm nghỉ, da xanh do thiếu oxy.
Trẻ sơ sinh là đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của RSV. Bố mẹ có thể nhận thấy cơ ngực và da của con bị co vào theo từng nhịp thở. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang khó thở. Ngoài ra, bé còn thở ngắn, nông, ho, ăn ít, mệt mỏi, cáu gắt.
Hầu hết bệnh nhân hồi phục sau một đến hai tuần, mặc dù một số vẫn thở khò khè. Các ca nhiễm trùng nặng cần nằm viện có thể xảy ra ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, người lớn mắc các bệnh mạn tính liên quan tới tim phổi.
Đó là khi bệnh nhân khó thở, sốt cao, da màu xanh, đặc biệt là trên môi và các móng tay.
Nguyên nhân
Virus hợp bào hô hấp xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Nó dễ dàng lây lan trong không khí qua các giọt đường hô hấp của người bị nhiễm bệnh. Bạn hoặc con có thể bị nhiễm nếu ai đó bị RSV ho hoặc hắt hơi gần bạn. Virus này cũng truyền sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như bắt tay.
Virus này có thể sống hàng giờ trên các vật cứng như mặt bàn, đồ chơi. Nếu bạn chạm vào vật bị nhiễm virus rồi đưa tay lên miệng, mũi, mắt, bạn có nguy cơ nhiễm virus.
Trẻ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa: Chicago Tribune
Các đối tượng dễ mắc bệnh
Đến 2 tuổi, hầu hết trẻ em sẽ bị nhiễm virus RSV. Các bé đi nhà trẻ, mẫu giáo hoặc có anh chị em đi học có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Thời gian bùng phát dịch là mùa thu đến cuối mùa xuân.
Những người có nhiều nguy cơ bị nhiễm RSV nặng là trẻ sinh non, trẻ nhỏ mắc bệnh tim phổi, có hệ miễn dịch suy yếu, đang hóa trị, cấy ghép, ở những nơi giữ trẻ đông đúc.
Những người lớn tuổi dễ mắc RSV là bệnh nhân hen suyễn, suy tim phổi, cao tuổi, suy giảm miễn dịch (từng cấy ghép, bệnh máu, HIV).
Các biến chứng của virus hợp bào hô hấp bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa, hen suyễn, nhiễm trùng lặp lại.
Phòng ngừa
Hiện tại, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa virus RSV. Các bác sĩ khuyến cáo một số biện pháp phòng ngừa:
- Rửa tay thường xuyên.
- Hạn chế cho trẻ sơ sinh tiếp xúc (ôm, hôn, lại gần) những người bị sốt hoặc cảm lạnh. Điều này đặc biệt quan trọng nếu trẻ sinh non và trong hai tháng đầu đời của trẻ.
- Đảm bảo mặt bàn bếp và phòng tắm sạch sẽ, bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng.
- Không dùng chung cốc với người khác.
- Không để trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Rửa đồ chơi thường xuyên, đặc biệt khi con bạn hoặc bạn cùng chơi bị ốm.
Ngoài ra, còn có thuốc giúp bảo vệ cho trẻ em có nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng của RSV. Thuốc được dùng hàng tháng trong mùa cao điểm RSV. Đây là giải pháp giúp ngăn ngừa lây nhiễm RSV, không giúp điều trị khi các triệu chứng phát triển.
Cúm thường và cúm A: Phân biệt dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh Cúm thường và cúm A là hai loại cúm dễ mắc phải trong điều kiện khí hậu ẩm, nồm hiện nay. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm của cúm thường và cúm A khác nhau. Vì vậy, bạn cần phân biệt được hai loại cúm này. Bệnh cúm thường và cúm A có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên,...