Dấu hiệu lượng đường trong máu quá cao
Mệt mỏi sau khi ăn, hay khát nước, đi tiểu nhiều… là biểu hiện bạn có vấn đề về đường huyết.
Đường huyết cao, hoặc tăng đường huyết, là tình trạng sức khỏe nguy hiểm thường liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim, mù lòa…
Theo Eatthis, bác sĩ Rita Rastogi Kalyani, Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), thông tin: “Có kiến thức và tự kiểm soát tốt sẽ giúp những người mắc bệnh tiểu đường sống lâu và khỏe mạnh. Chất lượng cuộc sống của họ sẽ không bị ảnh hưởng nếu có một số điều chỉnh trong thói quen hằng ngày”.
Bởi vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy, lượng đường trong máu của một người đang quá cao.
Người có vấn đề đường huyết thường có nhu cầu uống nhiều nước, đi tiểu liên tục. (Ảnh minh họa)
Mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là sau khi ăn xong, là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao.
“Những người có nguy cơ sẽ muốn chợp mắt sau bữa trưa hoặc không thể mở mắt sau bữa tối với nhiều mì ống, khoai tây hoặc đồ ngọt”, Tiến sĩ Deena Adimoolam, chuyên về Nội tiết ở Trường Y Icahn ở Mount Sinai (Mỹ), chia sẻ.
Cần đi tiểu liên tục
Nhận thấy bản thân cần đi vệ sinh nhiều hơn bình thường là dấu hiệu của lượng đường trong máu đang ở mức nguy hiểm. Tiến sĩ Adimoolam cho biết: “Thận của bạn bắt đầu cố gắng tiết ra nhiều đường hơn. Khi đào thải đường ra ngoài, cơ thể cũng mất đi một lượng nước”.
Khát nước
Các bác sĩ giải thích, tình trạng khát quá mức có liên quan đến việc đi tiểu thường xuyên. Bác sĩ James Norman nói: “Cơ thể có thể cảm nhận được rằng lượng nước dư thừa đang bị mất đi do đi tiểu thường xuyên và phản ứng bình thường là trở nên khát nước”.
Thị giác có vấn đề
Video đang HOT
Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Mỹ. Bác sĩ Cindy Xinji Cai cho hay: “Chúng tôi có những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh võng mạc tiểu đường”.
“Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đi khám mắt thường xuyên để bác sĩ có thể đưa ra cách chữa ngay khi bạn có thể cần đến. Ngoài việc kiểm tra mắt, kiểm soát lượng đường trong máu cũng rất quan trọng. không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho mắt của bạn”.
Liên tục đói
Tiến sĩ Norman cho biết: “ Triệu chứng thường xuyên đói bắt nguồn từ thực tế một người mắc bệnh tiểu đường không thể sử dụng glucose (đường) hiệu quả như một nguồn năng lượng trong các tế bào”.
“Glucose đang có trong máu, nhưng các tế bào không thể hấp thụ để sử dụng làm nhiên liệu”.
Loại rau tốt bậc nhất cho người mắc bệnh tiểu đường Súp lơ xanh chứa hợp chất có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin.
Loại rau tốt bậc nhất cho người mắc bệnh tiểu đường
Súp lơ xanh chứa hợp chất có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin.
Bác sĩ: 5 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh tiểu đường
Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2019, trên thế giới có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường (tiểu đường) và dự kiến đến năm 2030 trên thế giới có khoảng 578 triệu người mắc bệnh này.
Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này.
"Nhiều người không biết họ có lượng đường huyết cao cho đến khi họ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thông thường vào lúc này, họ đã mắc bệnh tiểu đường một thời gian", bác sĩ nội tiết ở Mỹ Athena Philis-Tsimikas cho biết, theo Eat This, Not That!
"Biết các yếu tố nguy cơ của bạn và các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2 có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người này"
Theo các chuyên gia, đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
1. Nhiễm trùng và chậm lành vết thương
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiễm trùng liên tục và vết thương chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
"Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường loại 2 khiến cơ thể bạn khó chống lại nhiễm trùng, vì vậy bạn có thể bị nhiễm trùng thường xuyên", hai chuyên gia Amy Hess-Fischl và Lisa M. Leontis cho biết, theo Eat This, Not That!
Cũng theo hai chuyên gia này, phụ nữ có thể bị nhiễm trùng âm đạo (nấm men) và/hoặc bàng quang thường xuyên. Đó là bởi vì vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở khi có lượng glucose cao trong máu.
Tương tự như việc cơ thể không có khả năng chống lại nhiễm trùng, có thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành các vết thương (ngay cả những vết cắt nhỏ).
Mức đường huyết cao ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của các tế bào bạch cầu (phụ trách chữa lành vết thương).
2. Nhìn mờ
Nhìn mờ, đặc biệt là sau khi ăn, có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhìn mờ, đặc biệt là sau khi ăn, có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Tiến sĩ Russel Lazarus, B.Optom cho biết: "Lượng đường trong máu cao có thể khiến chất lỏng di chuyển vào và ra khỏi các bộ phận của mắt, thường dẫn đến sưng thủy tinh thể của mắt".
"Thủy tinh thể có nhiệm vụ tập trung ánh sáng vào võng mạc ở phía sau mắt của bạn.
Khi thủy tinh thể phồng lên, hình dạng của thủy tinh thể bị ảnh hưởng, do đó ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ của bạn.
Khi nhìn mờ do tăng đường huyết, tầm nhìn rõ ràng thường sẽ trở lại khi lượng đường trong máu giảm xuống mức bình thường...
Theo thời gian, bệnh tiểu đường không kiểm soát được hoặc tăng đường huyết mạn tính có thể gây tổn thương các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả những mạch máu trong mắt của bạn", tiến sĩ Russel Lazarus cho biết thêm, theo Eat This, Not That!
3. Cực đói
Các bác sĩ cảnh báo rằng đói liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bạn có cảm thấy cồn cào bất kể bạn ăn bao nhiêu thức ăn không? Các bác sĩ cảnh báo rằng đói liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
Hai chuyên gia Hess-Fischl và Leontis nói: "Ngay cả sau khi ăn xong, bạn vẫn có thể cảm thấy rất đói. Đó là bởi vì cơ bắp của bạn không nhận được năng lượng cần thiết từ thức ăn; sự kháng insulin của cơ thể bạn khiến glucose không thể đi vào cơ bắp và cung cấp năng lượng.
Do đó, các cơ và các mô khác gửi thông điệp 'đói', cố gắng nạp thêm năng lượng vào cơ thể".
4. Đi tiểu thường xuyên
Bác sĩ James Salem cho biết: "Đi vệ sinh nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm, là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao.
Bệnh tiểu đường khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu của bạn.
Khi thận của bạn không thể theo kịp, chúng sẽ đổ lượng đường dư thừa vào nước tiểu của bạn, dẫn đến tình trạng đi tiểu thường xuyên hơn".
5. Thay đổi về da
Các bác sĩ cảnh báo không bao giờ được bỏ qua những thay đổi không rõ nguyên nhân trên da.
"Bệnh tiểu đường có thể gây ra những mảng da sẫm màu, mịn như nhung ở các nếp gấp của cổ, nách hoặc bẹn do lượng insulin trong máu dư thừa", bác sĩ Salem nói, theo Eat This, Not That!
Nhìn móng tay có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến mức đường huyết cao mạn tính, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Nhưng các triệu chứng tiểu đường không phải lúc nào cũng xuất hiện cùng một lúc. Các chuyên gia y tế khuyên nên để ý đến bất kỳ thay đổi nào trên móng tay. Móng tay có thể tiết...