Dấu hiệu làn da thiếu vitamin và cách bổ sung
Một số vitamin rất cần thiết cho sức khỏe và độ mịn màng của làn da. Vậy khi làn da ‘khát’ vitamin thì sẽ có biểu hiện thế nào, nên bổ sung ra sao?
1. Da thiếu vitamin A
Khi thiếu vitamin A, cơ thể mệt mỏi, thị lực buổi tối giảm… Riêng đối với làn da sẽ dễ mắc các bệnh như da khô, tróc vảy, làm nặng thêm tình trạng viêm da cơ địa, xuất hiện mụn nhiều ở má, cánh tay và đùi…
Để giải quyết vấn đề này, nên bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin A như: Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài… Không nên bổ sung dưới dạng thuốc liều cao nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.
Các biểu hiện thiếu vitamin A.
2. Da thiếu vitamin B
Mỗi loại vitamin nhóm B lại có tác động đến sức khỏe làn da khác nhau:
- Thiếu vitamin B2 : Vitamin B2là một trong các thành phần tham gia vào quá trình sản sinh collagen cho da. Vì thế khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2, da sẽ nhanh bị lão hóa, xuất hiện nếp nhăn sớm. Vitamin B2 có nhiều trong thịt đỏ, trứng, sữa, rong biển, mè, hạnh nhân… Nên chú ý tăng cường nhóm thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày để có thể được bổ sung đầy đủ.
- Thiếu vitamin B3: Vitamin B3 tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, do đó khi cơ thể thiếu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình này. Từ đó da và tóc sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, với các biểu hiện: Làn da bị xỉn màu, khô ráp, bóc vảy, dễ bị nhiễm phù và viêm da, nhất là những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Tóc dễ gãy rụng và khô xơ.
Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B3: Thịt lợn nạc, thịt gà tây, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, cá cơm…
Thực phẩm giàu vitamin B.
- Thiếu vitamin B6 : Sẽ có các biểu hiện như mất ngủ, gây rụng tóc nhiều và xuất hiện các vấn đề trên da: Dễ bị phát ban, ngứa da khô, bong tróc vảy, dễ bị viêm da tiết bã, nứt nẻ môi, viêm lưỡi…
Vitamn B6 có trong hầu hết các loại thực phẩm như: Cá ngừ, cá hồi, thịt bò, ức gà, gan, ngũ cốc, các loại đậu, nấm men, chuối, trái cây khô, cải bó xôi, cà rốt…
Video đang HOT
- Thiếu vitamin B12: Với biểu hiện da tái nhợt kèm theo mệt mỏi, uể oải, chán nản… Để bổ sung, cần tăng cường các loại thực phẩm: Thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, phomai…
3. Da thiếu vitamin C
Khi cơ thể thiếu vitamin C các vết thương hở hoặc gãy xương sẽ lâu lành, lâu cầm máu. Trên da xuất hiện các đốm nám, tàn nhang, dễ bị cháy nắng.
Để cung cấp vitamin C, hằng ngày nên bổ sung trái cây như cam, quýt, dâu tây, đu đủ chín, kiwi, táo, ổi, ớt, bông cải xanh…
4. Da thiếu vitamin E
Do khả năng chống oxy hóa nên vitamin E có vai trò làm mềm da, chống lão hóa. Khi thiếu vitamin E, ngoài cảm giác chân tay rã rời, mệt mỏi, da dễ đổ mồ hôi, thì còn khiến da khô, bong tróc, dễ tổn thương; tóc khô chẻ ngọn, dễ đứt gãy…
Bổ sung từ nguồn gốc tự nhiên như hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, cải bó xôi, bí đỏ, măng tây, bông cải xanh… sẽ giúp khôi phục làn da khỏe, sáng mịn, hạn chế nếp nhăn. Ngoài ra, vitamin E còn được sử dụng để hạn chế tình trạng viêm da, mụn trứng cá, vảy nến…
Các loại vitamin và thực phẩm bổ sung cho làn da căng mọng
Các loại thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của toàn bộ cơ thể trong đó có làn da.
Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ các quá trình sinh học diễn ra ở da. Dưới đây là các chất bổ sung quan trọng được các bác sĩ da liễu khuyên dùng để có làn da khỏe mạnh.
Vitamin và khoáng chất tác động đến sức khỏe làn da như thế nào?
Da là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng, đóng vai trò là rào cản khỏi các mối đe dọa sinh học, hóa học và vật lý, giúp duy trì cân bằng nước và điện giải cũng như giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Đây là lý do tại sao việc duy trì một làn da khỏe mạnh còn quan trọng hơn rất nhiều so với vẻ ngoài ưa nhìn.
Vitamin và khoáng chất tác động đến sức khỏe của da theo nhiều cách, bao gồm: Hoạt động như chất chống oxy hóa bảo vệ chống lại thiệt hại gốc tự do, bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của tia cực tím (UV), đóng vai trò chữa lành vết thương, giúp duy trì độ ẩm cho da đầy đủ.
Các vitamin và khoáng chất bổ sung tốt nhất cho sức khỏe làn da
Vitamin D
Theo Tiến sĩ Shainhouse, da tự tạo ra vitamin D để phản ứng với việc tiếp xúc với tia cực tím. Tuy nhiên, vì tia cực tím có thể gây tổn thương và ung thư da nên việc bổ sung lượng vitamin D hàng ngày thông qua chế độ ăn uống là cần thiết.
Ảnh minh họa
Rất ít thực phẩm có chứa vitamin D một cách tự nhiên, những nguồn tốt nhất bao gồm cá béo (như cá hồi và dầu gan cá..), gan bò, lòng đỏ trứng, phô mai, nấm, ngũ cốc, sữa. Lượng Vitamin D được khuyến nghị cho phép trong chế độ ăn uống (RDA) là 600 IU đối với hầu hết người lớn và 800 IU đối với người lớn trên 70 tuổi.
Vitamin C
Bác sĩ da liễu Elaine F. Kung cho biết vitamin C rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể của da. Đây là một chất chống oxy hóa và bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím, đồng thời giúp tăng cường cấu trúc và chức năng của da như một rào cản, ngăn ngừa mất nước và chất điện giải. Theo Tiến sĩ Kung, vitamin C cũng là một trong những chất thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, điều quan trọng đối với độ đàn hồi của da.
Ảnh minh họa
Vitamin C cũng có thể giúp làm đều màu da. Vì vitamin C dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao, nên điều quan trọng là phải chọn công thức serum vitamin C ổn định.
Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất. Trong khi trái cây họ cam quýt được biết đến nhiều nhất với hàm lượng vitamin C cao thì ớt chuông đỏ, kiwi, bông cải xanh, dâu tây và nhiều loại trái cây và rau quả tươi khác cũng rất giàu chất chống oxy hóa mạnh này.
Vitamin E
Bác sĩ da liễu Dr. Kemmy chia sẻ, giống như vitamin C, vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do do bức xạ tia cực tím và ô nhiễm. Nó đóng vai trò trong quá trình tổng hợp collagen và elastin, giúp bảo vệ lớp trên cùng của da và giảm sự phát triển của mẩn đỏ do tiếp xúc với tia cực tím.
Ảnh minh họa
Thuật ngữ "vitamin E" thực sự đề cập đến một nhóm các hợp chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo. Vitamin E được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, nhưng nguồn tốt nhất bao gồm các loại hạt và dầu thực vật. Rau lá xanh và ngũ cốc tăng cường cũng là những nguồn tốt.
Vitamin B3
Tiến sĩ Zito lưu ý rằng niacinamide hoặc vitamin B3 là một dạng niacin thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da. Nó cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da bằng cách tăng sản xuất ceramides, một loại lipid giúp giữ nước và bảo vệ da. Là một chất chống oxy hóa, niacinamide cũng có thể giúp làm dịu da bị viêm và giảm mẩn đỏ, kích ứng và mụn trứng cá. Nó hoạt động bằng cách ức chế việc sản xuất các cytokine gây viêm và giảm hoạt động của các enzym gây viêm.
Ảnh minh họa
Vitamin B3 cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư da. Trong một nghiên cứu, việc bổ sung vitamin B3 bằng đường uống giúp giảm 23% tỷ lệ mắc ung thư da tế bào vảy và tế bào đáy mới ở những người có nguy cơ mắc ung thư da cao.
Vitamin B3 hay niacinamide là loại vitamin tan trong nước có trong nhiều loại thực phẩm. Các nguồn tốt bao gồm thịt bò, thịt gia cầm, cá, quả hạch, hạt, các loại đậu và ngũ cốc. Vì cơ thể có thể chuyển đổi axit amin tryptophan thành niacin nên thực phẩm giàu tryptophan, như gà tây, cũng là nguồn cung cấp vitamin này.
Vitamin A
Theo bác sĩ da liễu Arash Akhavan, MD vitamin A ở cả dạng thoa và uống là loại vitamin mạnh nhất đối với sức khỏe của da. Ông giải thích "Nó thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, làm gián đoạn quá trình phá vỡ collagen, giúp ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời và điều chỉnh quá trình sản xuất dầu, từ đó có thể cải thiện mụn trứng cá. Các nghiên cứu cho thấy vitamin A giúp cải thiện kết cấu, làm giảm đáng kể nếp nhăn và tăng nồng độ axit hyaluronic".
Ảnh minh họa
Vitamin A cũng có thể làm đều màu da và mang lại cho bạn làn da rạng rỡ hơn bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu trên da. Các dẫn xuất của vitamin A thường được sử dụng làm thành phần trong kem dưỡng da dưới dạng retinol, axit retinoic và retinaldehyd.
Các nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp vitamin A bao gồm gan, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa và các loại rau có màu cam và vàng như khoai lang, bí ngô, cà rốt, dưa đỏ, ớt chuông và xoài.
Kẽm
Theo Tiến sĩ Akhavan, kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng nhất đối với làn da của bạn. Nó có nhiều đặc tính chống viêm, giúp giảm bớt các triệu chứng của các tình trạng da như bệnh hồng ban, mụn trứng cá, chàm và viêm da. Không nhận đủ kẽm có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là viêm da đầu chi, "được đặc trưng bởi các vết phát ban không ngừng tái phát quanh miệng, vùng sinh dục, cánh tay và chân, cũng như rụng tóc và tiêu chảy. Bên cạnh đó, thiếu kẽm cũng được biết là nguyên nhân khiến vết thương kém lành" - bác sĩ Kung lưu ý.
Ảnh minh họa
Thịt, cá và hải sản là một trong những nguồn thực phẩm giàu kẽm nhất, đặc biệt là hàu. Bạn cũng có thể nhận được một số kẽm từ trứng và các sản phẩm từ sữa. Mặc dù đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt có chứa kẽm nhưng cơ thể
Cần tây và những công dụng làm đẹp ít người biết Không chỉ là một loại rau vô cùng quen thuộc trong nhà bếp, có tác dụng tốt cho sức khỏe mà cần tây còn được biết đến như một loại mỹ phẩm để làm đẹp cực kỳ hiệu quả, mang đến cho chị em một làn da sáng bóng, mịn màng, đặc biệt giảm nám, tàn nhang và trị mụn. Cần tây cũng...