Dấu hiệu F0 trở nặng tại nhà
Các triệu chứng Covid-19 chuyển nặng gồm: sốt liên tục trên 39 độ dù uống thuốc hạ sốt, mệt mỏi không thể sinh hoạt bình thường, khó thở khi thay quần áo, oxy trong máu giảm…
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, hầu hết người nhiễm virus có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện. Thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5-6 ngày từ khi người bệnh nhiễm virus. Tuy nhiên, thời gian này cũng có thể kéo dài tới 14 ngày.
Bệnh nhân mắc Covid-19 chủng Delta có dấu hiệu không điển hình, các triệu chứng không rầm rộ nên khó phát hiện cũng như nhiều bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp: sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, khó thở nhẹ hoặc đau đầu. Các triệu chứng ít gặp hơn: tiêu chảy, viêm kết mạc mắt, mất mùi, mất vị giác.
Với bệnh nhân mắc Covid-19, các triệu chứng nặng sẽ xuất hiện vào ngày thứ 7 đến thứ 10 của bệnh. Các dấu hiệu nặng trên thường xuất hiện ngay sau thời điểm bệnh nhân ho tăng liên tục, thời điểm virus phát tán mạnh nhất và nồng độ virus cao nhất.
“Đây là thời điểm các F0 cần được theo dõi sát sao nhất”, bác sĩ nói. Các dấu hiệu chuyển nặng có thể kể đến: sốt liên tục trên 39 độ mà thuốc hạ sốt không có tác dụng, mệt mỏi không thể sinh hoạt bình thường, khó thở, nồng độ oxy trong máu giảm. Ví dụ, sốt liên tục trên 39 độ mà thuốc hạ sốt không có tác dụng, mệt mỏi không thể sinh hoạt bình thường, khó thở khi thay quần áo hoặc không thể ra khỏi giường, nồng độ oxy trong máu giảm.
Quan trọng nhất là phát hiện tình trạng thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân. Bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp tuy nhiên không tương xứng với biểu hiện bên ngoài khi đó SpO2 rất thấp, thậm chí một số trường hợp nổi các vân tím.
Video đang HOT
Vì vậy các bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng không chủ quan mà cần tăng cường kiểm tra để phát hiện tình trạng thiếu oxy thầm lặng.
Trong video Hướng dẫn cách tự phát hiện các triệu chứng nặng tại nhà dưới đây , bác sĩ Nguyễn Thành Quân sẽ chỉ cách để người bệnh và người chăm sóc phát hiện các dấu hiệu diễn tiến nặng của bệnh và có cách xử trí kịp thời.
Từ lúc chẩn đoán đến khi tử vong chỉ mất nửa năm, người trẻ hãy lưu ý đến 4 triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy
Nếu vẫn cho rằng ung thư tuyến tụy là căn bệnh của người già thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm bởi giai đoạn đầu thường khó phát hiện, nhưng tiến triển cực nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
Một người đàn ông họ Vương (50 tuổi, Trung Quốc) tử vong chỉ sau nửa năm phát hiện mắc ung thư tuyến tụy, bác sĩ và người nhà đều vô cùng hối tiếc vì đã bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
Nghề nghiệp của anh Vương là công nhân, 1 năm trước anh bị đau tức ngực và sốt, chân tay có dấu hiệu sưng phù, nhưng vì tài chính eo hẹp, anh chỉ có thể đến 1 phòng khám nhỏ ở địa phương. Khi đó, bác sĩ chẩn đoán anh bị đau thắt ngực và được xuất viện sau khi tình trạng ổn định.
Hơn nửa năm sau, anh bất ngờ chuyển sang tình trạng khó thở dữ dội, da mặt ngày càng vàng, ăn không ngon, cân nặng giảm tới 20kg, thể lực xuống dốc không phanh. Cùng vợ đến bệnh viện kiểm tra, anh Vương nhận được kết quả có khối u ác tính ở đuôi tuyến tụy, chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến tụy nguyên phát.
Ảnh minh họa
Bác sĩ điều trị nói rằng anh Vương đã mất cơ hội điều trị bằng phương pháp phẫu thuật vì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Đau đớn chống chọi với bệnh tật, chỉ nửa năm sau anh Vương đã ra đi ở tuổi 50.
Qua trường hợp này, bác sĩ cảnh báo rằng mặc dù các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tụy không rõ ràng, nhưng nếu những tình trạng sau xảy ra lặp đi lặp lại, bạn cần phải cảnh giác.
1. Sốt thường xuyên
Trong giai đoạn đầu của ung thư tuyến tụy, bạn có thể bị sốt từng cơn, nhiệt độ sốt không quá cao nhưng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi gặp trường hợp này, nhiều người có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, vì vậy, nếu thường bị sốt không rõ nguyên nhân thì nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn.
2. Mệt mỏi và chán ăn
Bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể bị đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn, mất vị giác... Nếu các triệu chứng này đi kèm với các dấu hiệu bất thường về đường huyết hay nặng hơn là mắc bệnh tiểu đường thì tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện vì chức năng tuyến tụy đã bị ảnh hưởng.
3. Vàng da và nước tiểu đổi màu
Vàng da có thể là triệu chứng ban đầu của khá nhiều loại bệnh tật, nhưng nếu bạn bị vàng da nhiều ngày mà không hết, đi kèm với nước tiểu ngày càng đặc, có xu hướng chuyển màu sậm đen dần thì hãy coi chừng bệnh ung thư tuyến tụy. Nguy hiểm là ở giai đoạn này, vẫn chưa có cảm giác đau rõ ràng nên rất nhiều người thường bỏ qua.
4. Sút cân không rõ nguyên nhân
Sau khi mắc bệnh ung thư tuyến tụy, cân nặng của người bệnh sẽ liên tục rơi vào trạng thái sụt giảm mà không rõ lý do. Giai đoạn đầu, cân nặng sẽ chỉ giảm từ từ, cũng chưa có triệu chứng suy nhược cơ thể, chỉ đôi khi mệt mỏi, giảm sức bền, nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, cân nặng sẽ giảm đột ngột dù bạn có chán ăn hay không.
Ở giai đoạn này, cân nặng suy giảm liên tục sẽ khiến đường tiêu hóa gặp vấn đề, cơ thể không hấp thu được dẫn đến suy dinh dưỡng, thể lực kém, sức khỏe giảm sút nhanh chóng.
Nguồn và ảnh: QQ, Kknews, Healthline
Hậu quả của hội chứng 'Covid-19 dai dẳng' Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục. Teresa Dominguez, 55 tuổi, đang đi mua sắm hàng tuần ở gần nhà tại Collado Villalba, phía bắc Madrid, Tây Ban Nha thì chợt nhận ra bà đang...