Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
Giun đường ruột có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, chán ăn, buồn nôn và nhiều triệu chứng tiêu hóa khác.
Vệ sinh kém, ăn uống không sạch có thể là nguyên nhân gây nhiễm giun đường ruột. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Một trong những dạng ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất ở người là giun, thường được gọi là giun ký sinh. Nhiễm giun xảy ra khi giun lây nhiễm vào ruột và các bộ phận khác trên cơ thể bạn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuố.c.
Chia sẻ với Health Shots, Prashant Moralwar, bác sĩ tư vấn nhi khoa, Bệnh viện Phụ sản Kharghar (Ấn Độ), cho biết các triệu chứng phổ biến của nhiễm giun bao gồm khó chịu, sụt cân, đau bụng, đái dầm và có má.u trong phân. Ngoài ra, mỗi trường hợp nhiễm giun có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau:
- Nhiễm sán dây gây vàng da, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn quá nhiều và thậm chí là suy dinh dưỡng.
- Tiêu chảy, đi ngoài có giun trong phân, ho khan và sốt đều là những triệu chứng của nhiễm giun đũa.
- Nhiễm giun kim gây ngứa quanh hậ.u mô.n, khó ngủ và đi tiểu khó chịu.
Video đang HOT
- Khò khè, ho, kiệt sức và thiếu má.u đều là những triệu chứng của nhiễm giun móc.
Làm thế nào để ngăn ngừa giun đường ruột?
Cách tốt nhất để tránh giun là thực hành vệ sinh tay tốt và giữ móng tay ngắn. Chúng phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Để tránh nhiễm giun, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu, ăn, chơi, thay tã, đi vệ sinh và xử lý động vật hoặc phân động vật
Không ăn thịt, cá hoặc gia cầm sống hoặc chưa nấu chín
Rửa sạch rau củ quả bằng nước sạch
Nước uống sạch, an toàn
Khử trùng đồ chơi, quần áo cho trẻ
Giặt và phơi đồ vải thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời
Tránh đi chân trần
Khử trùng khu vực và làm sạch phân động vật
Giữ thú cưng của bạn luôn sạch sẽ.
Nếu không may bị nhiễm giun, bạn nên uống thuố.c tẩy giun, dễ tìm thấy ở các hiệu thuố.c. Ngay cả khi không có triệu chứng nào, các gia đình vẫn nên điều trị để phòng ngừa giun kim và nhớ tẩy giun đều đặn 6 tháng/lần. Bạn cũng nên duy trì các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt trong khi dùng thuố.c để tránh tái nhiễm.
Các phương pháp điều trị nhiễm giun đường ruột khác có thể bao gồm albendazole, mebendazole, ivermectin và praziquantel, tiê.u diệ.t ký sinh trùng mà không ảnh hưởng đến người bệnh. Trước khi dùng thuố.c tẩy giun, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuố.c và liều lượng tốt nhất.
Loài côn trùng có phần tổ 'quý như vàng', ở Việt Nam có khắp nơi
Tang phiêu tiêu là cái tổ bọc các quả trứng của con bọ ngựa sống trên cây dâu tằm. Theo y học cổ truyền, tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận.
Theo thông tin được bác sĩ Hoàng Tuấn Linh chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống, bọ ngựa còn gọi là con bù cào hoặc ngựa trời hay đường lang. Bộ phận dùng làm thuố.c là toàn bộ con bọ ngựa (tên thuố.c là đường lang) và tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm (còn gọi là tang phiêu tiêu). Người ta thường bắt bọ ngựa còn sống, bỏ đầu, cánh, chân và ruột rồi đem rang chín và tán thành bột, đựng trong lọ kín dùng dần.
Đông y cho rằng, bọ ngựa có vị ngọt mặn, tính ấm, không độc, có công dụng bổ thận cố tinh, tư âm sáp niệu, giải độc trấn kinh; thường được dùng để chữa các chứng di tinh, di niệu..., đi tiểu nhiều lần, hầu họng sưng đau, trĩ hạ, viêm loét, kinh giảm...
Tang phiêu tiêu là cái tổ bọc các quả trứng của con bọ ngựa sống trên cây dâu tằm. Tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận, có công dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, sáp niệu, an thần, định chí...
Tang phiêu tiêu được thu hoạch dùng làm thuố.c và lấy tổ vào tháng 10 đến tháng 1 hằng năm, lấy về phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín dùng. Khi dùng thì đậ.p giập rồi sắc cùng các vị thuố.c khác hoặc sao giòn, tán bột uống. Liều dùng chung của tang phiêu tiêu là từ 6 - 20g/ngày.
Thông tin với Sức khỏe & Đời sống, GS.TS. Phạm Xuân Sinh cho biết tang phiêu tiêu được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trị chứng liệt dương, tảo tiết: Dùng 10 tổ bọ ngựa, sao vàng sém cạnh, nghiền thành bột, trộn với bột mẫu lệ (đồng lượng), ngày một liều, uống trước khi đi ngủ. Uống 3 ngày liền. Hoặc dùng tang phiêu tiêu 40g, tỏa dương 40g, long cốt 40g, nhục thung dung 40g, bạch phục linh 40g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Đem các vị thuố.c tán thành bột mịn rồi trộn kỹ với mật ong, làm hoàn, mỗi lần uống 9g, ngày 2 lần, sáng và tối. Dùng cho các chứng bệnh thận hư, di tinh, dương nuy, bất khởi.
- Trị chứng di tinh, hoạt tinh: Lấy bột tổ bọ ngựa đã sao chế như trên, thêm bột long cốt, đồng lượng, uống ngày 2 lần. Uống liền một tuần lễ.
- Trị đái dầm, đái són: tang phiêu tiêu 10g, long cốt 15g. Dùng dưới dạng nước sắc. Trị tiểu dầm và tiểu không cầm được, không nín được hoặc dùng tang phiêu tiêu (sao vàng), ích trí nhân (sao qua), kim anh (bỏ hạt, sao vàng hoặc chưng với rượu). Các vị thuố.c đem tán thành bột, đồng lượng, trộn đều, ngày uống 2 - 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 8 - 10g, chiêu với rượu hoặc nước ấm.
- Trị chứng đi tiểu ra chất sánh váng như mỡ (chứng cao lâm), đi tiểu đau buốt: Đem tổ bọ ngựa sao vàng, tán bột mịn, mỗi lần uống 1 cái với nước ấm hoặc với rượu, uống lúc đói.
- Phụ nữ đi tiểu khó cầm: Tang phiêu tiêu sao với rượu, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước gừng.
- Khi có thai, tiểu són, không cầm: Dùng tổ bọ ngựa 10 cái sao vàng tán nhỏ thành bột, chia 2 lần uống với nước cơm vào lúc đói.
Kiêng kỵ: Đối với những người ở thể âm hư hỏa vượng, người nhiệt, đầu bốc nóng, đau, hoa mắt, chóng mặt hoặc bàng quang thấp nhiệt, không nên dùng.
Dấu hiệu của viêm túi mật theo từng giai đoạn Viêm túi mật là tình trạng nhiễ.m trùn.g ở túi mật. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến thủng túi mật. Theo các nghiên cứu, nguyên nhân chính gây ra viêm túi mật là do sỏi mật bị kẹt trong ống dẫn từ túi mật đến ruột. Khi sỏi bị kẹt lại ở cổ túi mật, vi...