Dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng uống thuốc tránh thai
Ưu điểm của thuốc tránh thai đã được các bác sĩ và hãng dược phẩm công bố. Tuy nhiên, khi sử dụng, phụ nữ cũng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn.
Hai vợ chồng em cưới nhau đã 6 tháng, điều kiện kinh tế chưa cho phép nên chúng em chưa muốn có con. Em đang dùng thuốc tránh thai hằng ngày. Tuy nhiên, em nghe thông tin cho rằng uống thuốc tránh thai gây nhiều tác dụng phụ. Điều này khiến em rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết thông tin này có chính xác không và sử dụng lâu có tác dụng phụ gì? Độc giả Lê Hà (25 tuổi, Bắc Giang)
Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường – Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 – t.ư v.ấn:
Ảnh minh hoạ
Từ năm 1950, thuốc tránh thai đã ra đời và hiện vẫn tiếp tục được nghiên cứu, phát triển để giúp phụ nữ có thể chủ động trong việc tránh thai.
Theo thống kê, khoảng 1/2 phụ nữ trên thế giới có dùng thuốc tránh thai. Hai loại thuốc tránh thai hay được sử dụng và bán ở hiệu thuốc mà không cần kê đơn là loại dạng vỉ 21 hoặc 28 viên. Thuốc sẽ phát huy tác dụng một cách hiệu quả nếu người sử dụng uống đều đặn và đúng cách. Loại được sử dụng nhiều nhất là thuốc viên có estrogen kết hợp với progesterone.
Đối với viên thuốc chỉ có progesterone: Thuốc uống liên tục trong 28 ngày, không có thời gian ngừng, được ưu tiên trong trường hợp tránh thai sau sinh hoặc trong những trường hợp không dung nạp hoặc có chống chỉ định với estrogen.
Cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai là “khóa” 3 điểm mấu chốt của cơ chế thụ thai:
- Làm dày, đặc lớp chất nhày cổ tử cung, ngăn cản t.inh t.rùng gặp trứng
Video đang HOT
- Làm biến đổi niêm mạc tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung.
Một số ưu điểm của thuốc tránh thai được các bác sĩ và hãng dược phẩm công bố như ngăn chặn khối u, nhanh chóng hành kinh lại sau khi ngừng dừng thuốc (không làm khó có con), giảm mất máu kinh, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thuốc tránh thai cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Trường hợp xuất hiện một số dấu hiệu sau, bạn nên xem xét ngừng sử dụng hoặc đổi loại thuốc tránh thai khác cho phù hợp:
- Buồn nôn, nhức đầu, tăng cân, bứt rứt, khó chịu, cảm giác nặng ở chân.
- Tức nhẹ ở vú, ra máu giữa chu kỳ, giảm mức độ và độ dài kỳ kinh, chậm kinh hoặc mất kinh, thay đổi ham muốn t.ình d.ục.
- Khó chịu ở mắt ở người đeo kính áp tròng.
- Một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp có thể phải ngừng thuốc như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; huyết khối tĩnh mạch (tắc mạch phổi, tắc mạch chi); tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành; rối loạn lipid máu (tăng triglyceride hoặc tăng cholesterol); đái tháo đường, đau vú nghiêm trọng, u vú lành tính, adenoma tuyến yên tiết prolactin (thường được phát hiện khi thấy tiết quá nhiều sữa); đau đầu nghiêm trọng và chóng mặt bất thường, thay đổi thị lực, rối loạn thần kinh; u gan, vàng da ứ mật, sạm da.
Thuốc tránh thai có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc không cần đơn nhưng trước khi sử dụng chúng ta cần có bước khám kiểm tra sức khỏe chung:
- Khám vú để xem có hạch hay u không.
- Khám tổng thể, đo huyết áp, kiểm tra chức năng tim mạch, kiểm tra tình trạng phân bố mỡ ở các khu vực da.
- Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Việc lựa chọn thuốc tránh thai phụ thuộc vào tuổi, tiền sử bản thân và gia đình, các yếu tố tim mạch, bệnh lý hiện có…
Việc xác định ảnh hưởng của thuốc tránh thai đến hoạt động toàn cơ thể cần được kiểm tra theo lộ trình. Lần đầu tiên phải được thực hiện thời điểm 3 tháng sau khi bắt đầu kê đơn, sau đó 6 tháng một lần (đo huyết áp và cân nặng, làm các xét nghiệm tổng thể như chức năng gan thận, mỡ máu, đường huyết, khám vú, khám phụ khoa). Sau đó, giám sát 2 năm/lần cho phụ nữ dưới 35 tuổi và 1 lần/năm cho phụ nữ trên 35 tuổi.
Dùng thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn "yêu" không?
Sử dụng thuốc tránh thai để an toàn khi "yêu" là cách được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên việc làm này về lâu dài có khiến phái nữ giảm muốn hay không?
Trong rất nhiều trường hợp, phái đẹp thường chọn thuốc tránh thai để tận hưởng "cuộc vui" một cách trọn vẹn nhất mà không sợ tình trạng mang bầu ngoài ý muốn. Thế nhưng lại có không ít thông tin cho rằng phương pháp này gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới tâm sinh lý của chị em.
Vậy thực hư câu chuyện thế nào, uống thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn hay không?
Sử dụng thuốc tránh thai là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn khi "yêu" (Ảnh minh họa)
Uống thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn ở nữ giới?
Trao đổi về vấn đề này, ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, đây là chủ đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.
Tránh thai là nghĩa vụ quan trọng khi tham gia quan hệ tình dục mà không muốn "có sản phẩm" và một trong những cách cơ bản mà nhiều bạn gái lựa chọn là sử dụng thuốc tránh thai.
"Hầu hết các bạn gái dùng thuốc tránh thai đều có đời sống tình dục khá thăng hoa, viên mãn. Bởi lẽ, các bạn yên tâm là mình không lo mang thai ngoài ý muốn khi "ái ân"", bác sĩ Thành chia sẻ.
Lợi ích của thuốc tránh thai, có lẽ không ai có thể phủ nhận. Ngoài việc hiệu quả đến 99% trong việc ngừa thai (khi được uống đúng liều), nó còn giúp giảm rủi ro mắc một số bệnh ung thư, giúp kỳ kinh của chị em nhẹ nhàng và ổn định hơn, một số loại thậm chí còn giúp làm đẹp da.
Nhưng đúng như một số người sử dụng thuốc tránh thai nghi ngại, có một điểm hạn chế không mong muốn của thuốc tránh thai, đó là nó có thể làm giảm hứng thú tình dục.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát hơn 8.400 phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong 33 năm và ghi nhận có 22% số người cảm thấy tăng ham muốn, 15% thì cảm thấy ngược lại, giảm ham muốn hơn trước và 63% thì không hề nhận thấy có sự thay đổi nào.
Thuốc tránh thai có thể làm giảm hứng thú tình dục (Ảnh minh họa)
Thực tế, thời gian gần đây bác sĩ Thành có gặp một số trường hợp chị em phụ nữ còn trẻ tuổi nhưng sau khoảng 5-6 năm dùng thuốc tránh thai thì gần như không còn ham muốn tình dục, không còn thiết tha "chuyện ấy".
Lý giải nguyên nhân, bác sĩ Thành phân tích: "Khi chúng ta dùng thuốc tránh thai kéo dài sẽ gây ức chế quá trình rụng trứng. Mà buồng trứng có 2 chức năng là rụng trứng và tạo ra nội tiết tố.
Do đó, nếu thuốc tránh thai ức chế quá trình rụng trứng thì cũng ức chế nền nội tiết của chị em xuống mức khá thấp, gây ra tình trạng giảm ham muốn".
Làm gì khi nhận thấy giảm ham muốn?
Việc sử dụng thuốc tránh thai có tác động đến hứng thú của chị em hay không là điều mà chỉ mỗi mình chị em có thể kiểm nghiệm và xác định.
Bác sĩ Thành bật mí, nếu phái nữ dùng thuốc tránh thai mà giảm ham muốn thì có 2 biện pháp:
Thứ nhất, chị em nên thăm khám bác sĩ và thảo luận về việc chuyển sang dùng một loại thuốc tránh thai khác ít ảnh hưởng lên việc ức chế nội tiết tố.
Thứ hai, bác sĩ có thể bổ sung thêm một số nội tiết cho các chị em để phục hồi lại nhu cầu và tăng ham muốn "chuyện ấy".
Đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau 'chuyện ấy' nhưng vẫn dính bầu, vì sao? Không ít cô gái trẻ không tin vào kết luận có thai 8 tuần bởi cho rằng đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau quan hệ. Vì sao, việc có thai ngoài ý muốn xảy ra? Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sai cách BS. Vũ Thị Hằng - chuyên ngành Sản phụ khoa cho biết, có nhiều người mang thai ngoài...