Dấu hiệu cảnh báo bạn không nên tập thể dục
Để gấp rút đón năm mới hay đơn giản là đi dự tiệc cưới của cô bạn thân, bạn ra sức luyện tập để cố tống đi vài chỗ thịt mỡ thừa trên cơ thể. Tuy nhiên có một số nguyên tắc tập luyện bạn cần phải lưu ý
Ngày nay tất cả mọi người được rất nhiều cố gắng để giữ cho sức khỏe ổn định, giữ cho tim khỏe mạnh và khống chế cholesterol ở mức thấp và thỉnh thoảng bỏ qua thực tế là đôi khi bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi.
Bên cạnh những lý do phổ biến mà mọi người vẫn hay gặp phải, bạn có thể gặp những lý do thực sự cần thiết ngừng luyện tập thể dục trong một thời gian mà không phải đổ lỗi cho sự lười biếng của chính mình.
Khi bị mệt
Không tập thể dục nếu bạn không cảm thấy trong người không được khỏe, ngay cả khi bạn thấy bị lạnh trong người. Tập luyện khi bị mệt có thể làm tăng gánh nặng lên hệ thống miễn dịch của bạn và kéo dài bệnh tật. Kết quả là bạn sẽ dành nhiều thời gian để phục hồi hơn so với không tập thể dục.
Tăng cường luyện tập khi bạn đang ốm là nguyên nhân chính của các chấn thương. Vì khi bạn đang mệt mỏi bạn không thể tập trung vào việc luyện tập được. Bạn có bao giờ gặp người ngất xỉu khi luyện tập trong tình trạng bị sốt hoặc mờ mắt mà đánh vào bạn tập chưa?
Khi bạn không có đủ thời gian phục hồi sức khoẻ
Không nên vội vã quay trở lại thói quen tập luyện bình thường sau khi bị bệnh. Bắt đầu đào tạo quá sớm có thể sẽ dẫn đến việc các triệu chứng bệnh tật quay trở lại. Một khi quyết định quay trở lại phòng tập thể dục, hãy chắc chắn để bắt đầu các bài tập của bạn từ từ và cẩn thận. Thậm chí thời gian làm quen có thể một tuần hoặc lâu hơn. Có thể bạn bắt đầu với cường độ bằng một nửa so với trước khi ốm để cơ thể quen dần.
Video đang HOT
Khi bạn đang cảm thấy quá căng thẳng
Có đôi khi bạn gặp cảm giác không muốn đi đến phòng tập vì cơ thể bạn đòi hỏi cần được nghỉ ngơi. Cơ thể sẽ phục hồi lại mạnh mẽ sau khi nghỉ ngời một ngày ở lớp tập thể dục. Hãy về nhà, ăn uống lành mạnh và đừng trách móc mình là đã bỏ buổi tập. Hãy nhớ rằng tất cả các bài tập thể dục kết hợp hạnh phúc giữa tinh thần và thể xác. Đôi khi bạn cần thư giãn.
Khi bạn bị chấn thương
Bất kỳ là bạn gặp phải chấn thương nào, hãy chắc chắn là vết thương đã lành haofn toàn trước khi bạn quay lại luyện tập. Một vết thương đơn giản sẽ trở thành tồi tệ nếu bạn cố gắng luyện tập sớm. Bạn có thể làm tự làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Hãy tìm tư vấn chuyên nghiệp từ bác sĩ bất kỳ thương tích nào do luyện tập hoặc căng thẳng do thương tích sau một ngày.
Theo PNO
7 lưu ý không thể bỏ qua quanh chuyện ăn uống của bạn
Ăn uống khoa học, lành mạnh là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe của mình.
Muốn có thói quen ăn uống khoa học, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây.
1. Nên bảo quản canh trong nồi sứ
Cách bảo quản canh tốt nhất là lúc nấu đừng nên cho gia vị như muối vào canh. Nấu xong mới dùng muỗng sạch múc phần canh đủ dùng trong ngày, phần còn lại ăn không hết thì cho vào nồi sứ cất vào tủ lạnh. Lưu ý nếu đựng canh thừa trong nồi nhôm, nồi inox sẽ dễ xảy ra phản ứng hóa học.
2. Cá và hải sản để cách đêm có thể gây hại cho gan, thận
Những thức ăn ngon lành bổ dưỡng này nếu để cách đêm sẽ làm giảm protein, gây tổn hại cho chức năng gan, thận.
Đặc biệt, đối với các món gỏi từ cá hay hải sản như gỏi cá, gỏi tôm... nếu để qua ngày hôm sau sẽ dễ gây ngộ độc cho người sử dụng vì những món ăn này chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt...
3. Không nên ăn nhiều nội tạng
Ăn nội tạng động vật làm thức ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên ăn quá nhiều nội tạng động vật, bởi nó có thể gây hại cho sức khỏe.
Nội tạng động vật thường có hàm lượng cholesterol cao nên có thể là nguyên nhân tác động, gây ra các bệnh như rối loạn chuyển hóa mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gout... Nếu ăn nội tạng, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải, mỗi tuần ăn từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa.
Ảnh minh họa
4. Uống trà sau bữa ăn có thể gây thiếu máu
Uống trà sau bữa ăn là một thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe. trong trà có chứa một lượng lớn axit tanic, loại axit này lại phản ứng với chất sắt có trong thức ăn, sản sinh ra một hợp chất mới giúp cho quá trình tiêu hoá trở nên khó khăn hơn và ảnh hướng rất xấu đến hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, thường xuyên uống trà sau bữa ăn sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng sắt đáng kể. Nếu thường xuyên uống trà thậm chí có thể gây nên tình trạng thiếu máu.
5. Không ăn mộc nhĩ khi còn tươi
Bạn chỉ nên ăn mộc nhĩ đã phơi khô để loại bỏ nguy cơ hấp thụ chất độc vào cơ thể. Nếu mộc nhĩ còn tươi, các độc tố trong mộc nhĩ chưa được loại bỏ hết nên nếu ăn có thể dẫn đến mẩn ngứa phù nề và gây hại cho da khi bạn thường xuyên ra nắng.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn mộc nhĩ sau khi chế biến và để qua đêm. Mộc nhĩ dù trồng trong nhà hay cắt từ gỗ mục ngoài trời đều có chứa nhiều muối nitrat, và sau khi nấu chín nếu để cách đêm cũng sẽ tạo ra hiện tượng nitrat sẽ trở lại thành muối natri nitrit, dễ gây ra nguy cơ ung thư.
6. Nên ăn trứng chín kĩ
Trong trứng có chứa một hàm lượng albumin, avadin nhất định, nếu ăn trứng chần hay trứng chưa chín kĩ sẽ dễ khiến cơ thể bị những loại vi khuẩn gây hại này trong trứng "tấn công".
Đặc biệt, trứng nếu chưa chín hoàn toàn, để cách đêm trong tình trạng bảo quản không hợp lý thì phần lòng đỏ chưa chín dễ sinh ra vi khuẩn, gây chướng khí, nặng bụng. Tốt nhất bạn nên luộc thật chín trứng và giữ kín ở nhiệt độ thấp.
7. Không để nộm qua đêm
Món nộm thường chứa nhiều gia vị như dấm, ớt... nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.
Theo VNE
Không nên coi thường bệnh tê nhức chân tay Tê nhức chân tay là triệu chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa...