Dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống quá nhiều sữa
Sữa rất giàu canxi giúp tăng cường mật độ xương và cũng hoạt động như một nguồn protein tuyệt vời, nhưng quá nhiều nó có thể gây ra mụn trứng cá, các vấn đề tiêu hóa và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Sữa cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều sữa sẽ khiến bạn đầy bụng, buồn nôn và khó chịu. Nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên thì đó có thể là vấn đề ở hệ tiêu hóa do không dung nạp được sữa, theo Eatthis.
Uống quá nhiều sữa có thể khiến bạn đầy bụng, buồn nôn và khó chịu. Ảnh: NHẬT LINH
Nổi mụn
Tiêu thụ sữa có thể khiến bạn bị dị ứng hoặc nổi mụn trên mặt. Nếu bạn bị nổi mụn hoặc ngứa da thường xuyên thì bạn nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình. Các chất bảo quản có trong sữa cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Một số ý kiến cho rằng sữa không tách béo có thể dẫn đến các vấn đề về da hoặc mụn.
Ảnh hưởng đến não bộ
Uống quá nhiều sữa có thể mắc phải các vấn đề về trí nhớ, mất tập trung… Theo các chuyên gia, hàm lượng casein xuất hiện với số lượng cao trong các sản phẩm sữa có thể đánh lừa các thụ thể của não và phát ra tín hiệu sai. Một số người cho rằng dư thừa sữa có thể góp phần vào khả năng phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần theo tuổi tác.
Bạn bị các triệu chứng của bệnh tim
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ, uống quá nhiều sữa có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong ở nam giới và bệnh tim mạch cũng như ung thư ở phụ nữ. Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người uống 3 ly sữa trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong và mắc bệnh tim mạch tăng gần gấp đôi và tăng 44% nguy cơ ung thư so với những phụ nữ uống ít hơn một ly mỗi ngày. Nguy cơ tử vong chung của nam giới tăng khoảng 10% khi họ uống ba ly sữa trở lên mỗi ngày, theo Eatthis.
Bạn nên uống bao nhiêu sữa một ngày?
Mặc dù bài viết có đề cập đến những tác hại của việc uống quá nhiều sữa nhưng bạn không nên bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Sữa và các sản phẩm từ sữa khác là nguồn tuyệt vời của canxi, phốt pho, vitamin A, vitamin D, riboflavin, vitamin B12, protein, kali, kẽm, choline, magiê và selen. Uống 1 – 2 ly sữa mỗi ngày giúp bạn đáp ứng tốt giá trị hàng ngày về canxi, riboflavin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, theo Eatthis.
'Chỉ mặt' lý do không ngờ khiến chị em dễ bị loãng xương hơn nam giới
Loãng xương có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, nhưng phụ nữ thường dễ mắc tình trạng này hơn.
Loãng xương là một bệnh về xương, trong đó xương ngày càng yếu, dễ gãy. Thậm chí bị ngã, hắt hơi hoặc do va chạm nhẹ cũng có thể khiến xương bị rạn nứt, gãy.
Để duy trì mật độ xương, mô xương liên tục được đổi mới, và xương mới thay thế xương cũ bị hỏng. Khi mắc bệnh loãng xương, mật độ xương giảm và cơ thể ngừng sản xuất nhiều xương như trước, khiến xương giòn và dễ gãy do mất mô xương.
Loãng xương có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, nhưng sự thay đổi về nội tiết tố, cấu trúc xương khiến tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương cao hơn đàn ông.
Đây là loại bệnh về xương phổ biến nhất làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở hông, cột sống và cổ tay. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến loãng xương bao gồm lão hóa, cân nặng thấp, mãn kinh, hút thuốc và một số loại thuốc.
Dưới đây là các dấu hiệu, triệu chứng và mẹo để tránh bị loãng xương:
Triệu chứng
Thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu bên ngoài. Và một người có thể không biết mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương sau một sự cố nhỏ, chẳng hạn như ngã, hoặc thậm chí ho hoặc hắt hơi. Nhưng một khi xương bị suy yếu do loãng xương thì có các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Đau lưng do gãy hoặc xẹp đốt sống
- Chiều cao giảm dần theo thời gian
- Tư thế khom lưng
- Dễ gãy xương hơn
Phòng loãng xương
Để phòng ngừa loãng xương bạn nên làm những điều dưới đây:
Bổ sung đạm
Protein là một trong những thành phần phát triển xương. Các loại thực phẩm như đậu nành, các loại hạt, các loại đậu, bơ sữa và trứng giúp cung cấp protein cần thiết cho cơ thể.
Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp
Thiếu cân hoặc thừa cân làm tăng nguy cơ mất xương và gãy xương ở cánh tay và cổ tay. Do đó, duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp vừa tốt cho xương vừa tốt cho sức khỏe.
Bổ sung canxi
Phụ nữ sau mãn kinh nên bổ sung canxi. Hãy ăn các loại thực phẩm giàu canxi như các sản phẩm từ sữa ít béo, rau lá xanh, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, ngũ cốc,...
Vitamin D
Vitamin D từ ánh sáng mặt trời giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và cải thiện sức khỏe của xương.
Tập thể dục
Tập thể dục có thể giúp xương chắc khỏe. Tập luyện sức bền giúp tăng cường cơ bắp và xương ở cánh tay và cột sống trên. Hoặc bạn có thể đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, nhảy dây.
Những cái chết thầm lặng vì nhiễm prion: Phân tử "thây ma" âm thầm biến não bộ thành bọt biển Prion gần như bất tử, nó không thể bị giết chết khi đun sôi, rửa cồn, ngâm formaldehyde hay thậm chí là chiếu phóng xạ. Khoảng đầu những năm 2000, một người phụ nữ 55 tuổi đến bệnh viện ở Hà Lan và phàn nàn với vị bác sĩ rằng đầu óc của mình dạo này có vẻ không được tốt. Cô ấy...