Dấu hiệu Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc
Hoạt động của tàu chiến Mỹ tuần này dường như cho thấy đã đến lúc Trung Quốc nên “tan ảo mộng” về chính sách mềm mỏng của Biden.
Tổng thống Joe Biden gửi một thông điệp tới Trung Quốc rằng đừng trông đợi Mỹ giảm các hoạt động quân sự ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Đây dường như là tuyên bố từ Washington sau khi hải quân Mỹ thực hiện “hoạt động tự do hàng hải” (FONOP) ở Biển Đông hôm 5/2 và chuyến đi qua eo biển Đài Loan một ngày trước đó, những hoạt động đầu tiên dưới thời Biden.
Với hoạt động ngày 5/2, tàu khu trục John S. McCain đã “khẳng định các quyền tự do và hàng hải” gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, “thách thức các yêu sách của Bắc Kinh” về đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã “huy động lực lượng không quân và hải quân để theo dõi, giám sát và cảnh cáo” tàu chiến Mỹ.
Một ngày trước, tàu khu trục John S. McCain cũng di chuyển qua eo biển Đài Loan, động thái mà hải quân Mỹ xem như cách thể hiện “cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Quân đội Trung Quốc lên tiếng chỉ trích Mỹ cố tình “gây căng thẳng”.
Jesse Johnson, nhà phân tích của Japan Times , nhận định hai động thái mới của Mỹ cho thấy chính quyền Tổng thống Biden có thể tiếp tục duy trì một số chiến lược của chính quyền tiền nhiệm. Dưới thời tổng thống Donald Trump, Mỹ đã tăng hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông trong hai năm gần đây khi thực hiện ít nhất 19 chiến dịch ở khu vực này. Trong khi đó, năm 2018 con số này chỉ là 6 và năm 2017 là 4.
Trong nhiệm kỳ của Trump, hải quân Mỹ cũng điều tàu chiến tới eo biển Đài Loan ít nhất 15 lần trong năm 2020, mức độ chưa từng thấy trong nhiều năm trước đó, khi Bắc Kinh gia tăng áp lực lên Đài Bắc.
Video đang HOT
Trung Quốc, quốc gia luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ và thề lấy lại bằng mọi giá kể cả bằng vũ lực, thường điều trinh sát cơ, oanh tạc cơ áp sát khu vực này gần như hàng ngày trong vài tháng gần đây.
Sĩ quan chỉ huy tàu khu trục John S. McCain của Mỹ quan sát một con tàu gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông hôm 5/2. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Các hoạt động của tàu chiến Mỹ ngày 4 và 5/2 diễn ra sau khi oanh tạc cơ và tiêm kích Trung Quốc bị tố mô phỏng hoạt động bám bắt, phóng tên lửa vào tàu sân bay Theodore Roosevelt hoạt động trên Biển Đông hôm 23/1. Quân đội Mỹ không xác nhận thông tin về cuộc mô phỏng tấn công của Trung Quốc, nhưng khẳng định tàu chiến của họ chưa từng gặp nguy hiểm.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông, nơi có dòng chảy thương mại trị giá hàng nghìn tỷ đôla mỗi năm. Trung Quốc cũng đã bồi đắp trái phép và quân sự hóa một số đảo nhân tạo trong vùng biển này, bất chấp phản đối của dư luận quốc tế.
Collin Koh, nhà nghiên cứu và chuyên gia an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nói rằng các động thái gần đây của Mỹ gần đây dường như nhằm phát đi các tín hiệu với Trung Quốc, đồng minh Mỹ và đối tác trong khu vực.
“Các chiến dịch này củng cố tuyên bố công khai trước đó của chính quyền Biden về việc đối phó với Trung Quốc, đặc biệt khi Bắc Kinh sử dụng các biện pháp áp bức ở eo biển Đài Loan và Biển Đông”, Koh nói.
Chúng cũng nhằm xua tan lo lắng của các đồng minh và đối tác Mỹ về cam kết của Washington với khu vực này. Biden và nhóm của ông đã nói rằng họ sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh trong một số vấn đề, cho thấy thay đổi so với cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Trump.
“Các hoạt động quân sự của Mỹ cũng nên được nhìn nhận dưới góc độ các bình luận trước đó của Washington rằng các vấn đề gây tranh cãi với Trung Quốc, như Biển Đông, sẽ không bị đánh đổi để có được hợp tác về biến đổi khí hậu, dù chính quyền Biden bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh trong một số lĩnh vực có chung lợi ích”, Koh cho hay.
Nhưng trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng có nhiều động thái quyết liệt, lo ngại về xung đột quân sự trên Biển Đông hay đánh giá sai lầm về Đài Loan ngày càng gia tăng.
Tàu chiến Mỹ và Trung Quốc thường xuyên hoạt động ở Biển Đông và không ít lần suýt đụng độ nhau. Trong khi đó, quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington liên quan tới vấn đề Đài Loan đã rẽ sang hướng mới dưới thời Trump, người đã ký nhiều thỏa thuận bán vũ khí với hòn đảo này và cử quan chức cấp cao công khai tới thăm.
Dù mới nhậm chức hai tuần, chính quyền Biden đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan, khi chỉ trích Bắc Kinh “tìm cách đe dọa các láng giềng”, đồng thời xem mối quan hệ giữa Mỹ với hòn đảo là “vững chắc”. Động thái này làm dấy lên những bình luận “nảy lửa” từ các quan chức chính phủ và trên truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Một bài xã luận đăng trên China Daily hôm 4/2 cảnh báo Washington rằng Bắc Kinh sẽ “không bao giờ cho phép vượt quá giới hạn” trong vấn đề Đài Loan.
“Bất kỳ nỗ lực nào thách thức giới hạn của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, như chính quyền trước đó từng làm, không chỉ gây tổn thất nghiêm trọng cho quan hệ Mỹ – Trung mà còn làm leo thang căng thẳng ở eo biển Đài Loan tới mức nguy hiểm”, bài viết có đoạn.
Tàu chiến Mỹ lần đầu qua eo biển Đài Loan thời Biden
Khu trục hạm USS John McCain của Hạm đội 7 Mỹ hôm nay thực hiện hành trình qua eo biển Đài Loan đầu tiên kể từ khi Biden nhậm chức.
"Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain thuộc lớp Arleigh Burke tiến hành di chuyển theo thường lệ qua eo biển Đài Loan ngày 4/2 theo luật pháp quốc tế", Hạm đội 7 của hải quân Mỹ cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Hành trình của tàu USS John McCain "thể hiện cam kết của Mỹ đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", Hạm đội 7 cho biết, đồng thời khẳng định "quân đội Mỹ sẽ tiếp tục điều máy bay, tàu hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép".
Khu trục hạm USS John McCain (phải) trong một nhiệm vụ trên biển năm 2017. Ảnh: AFP .
Cơ quan phòng vệ Đài Loan xác nhận tàu chiến Mỹ đi qua eo biển, nhưng không nêu tên tàu. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.
Động thái của hải quân Mỹ diễn ra sau khi hai máy bay trinh sát và một máy bay tiếp dầu của Mỹ bay gần vùng trời Đài Loan hôm 1/2. Cơ quan phòng vệ Đài Loan không tiết lộ hành trình của những máy bay này.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Bắc Kinh coi bất kỳ tàu nào đi qua eo biển về cơ bản đều vi phạm chủ quyền của họ, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia khác coi tuyến đường này là vùng biển quốc tế.
Trung Quốc tăng cường sức ép quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan từ khi lãnh đạo Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", đắc cử năm 2016. Năm ngoái, các máy bay quân sự Trung Quốc thực hiện kỷ lục 380 lần áp sát Đài Loan. Một số nhà phân tích cảnh báo căng thẳng giữa hai bên đã ở mức cao nhất kể từ giữa những năm 1990.
Lý do Biden bỏ qua Triều Tiên trong phát biểu đối ngoại đầu tiên Biden không đề cập đến Triều Tiên khi lần đầu công bố chính sách đối ngoại, dường như bởi chưa tìm được phương án giải quyết hợp lý. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/2 tới phát biểu tại Bộ Ngoại giao, cơ quan chính phủ đầu tiên ông đến thăm sau khi nhậm chức, nhằm công bố tầm nhìn mới về chính...