Đấu giá cổ vật là ấn tín được cho là của vua Bảo Đại ở Pháp: Khó đưa cổ vật hồi hương?
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang hết sức ‘ quan tâm’ đến việc một hãng đấu giá ở Pháp đấu giá cổ vật là ấn tín bằng vàng được cho là của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn.
Ấn vàng được cho là của vua Bảo Đại được đưa lên sàn đấu giá ở Pháp – Ảnh: MILLON.COM
Những ngày qua, dư luận và những người yêu cổ vật ở Huế đang hết sức quan tâm đến thông tin Hãng đấu giá MILLON ở Pháp sẽ cho lên sàn đấu giá 2 món cổ vật được cho là có liên quan đến triều Nguyễn.
Trong đó đáng chú ý là một ấn bằng vàng đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820 – 1841). Chiếc ấn này được hãng đấu giá đưa ra giá khởi điểm từ 2 đến 3 triệu euro (khoảng 49-73 tỉ đồng theo quy đổi ngoại tệ hiện tại).
Bảo vật quan trọng với lịch sử Việt Nam hiện đại
Theo lời giới thiệu của Hãng đấu giá MILLON, ấn vàng này cao 10,4cm, mặt ấn hình vuông nặng 10,78kg. Quai ấn đúc hình một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn về phía trước, tư thế vững vàng; trán rồng có khắc chữ 王 (vương: vua), vây lưng và đuôi rồng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước, bốn chân rồng đúc rõ năm móng.
Mặt trên của ấn, ở hai bên quai ấn, có khắc chìm hai dòng chữ 明命肆年Ũ19;月Ò21;肆日吉時 鑄造 (tạm dịch Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo: tức là đúc vào giờ tốt ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4) và ý42;成黃金重Ũ19;佰捌ý42;兩玖錢Ũ19;分 (tạm dịch Thập thành hoàng kim trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân: làm bằng vàng, nặng 280 lạng 9 chỉ 2 phân).
Mặt dưới của ấn khắc nổi bốn chữ triện 皇帝È43;寶 (tạm dịch Hoàng đế chi bảo: báu vật của hoàng đế).
Đây được cho là ấn tín của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn.
Mặt trên của chiếc ấn vàng – Ảnh: MIILON.COM
Video đang HOT
Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn – nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, chiếc kim ấn được rao bán là một bảo vật của nhà Nguyễn và là một vật chứng lịch sử rất quan trọng đối với lịch sử Việt Nam thời hiện đại.
Theo ông Sơn, chiếc ấn vàng này có thể là chiếc ấn được vua Bảo Đại trao trả cho Việt Minh cùng với thanh bảo kiếm của vua Khải Định vào chiều 30-8-1945 tại lầu Ngũ Phụng trên Ngọ Môn.
Hai bảo vật này được vị vua cuối cùng của triều Nguyễn trao cho đại diện của Việt Minh là ông Trần Huy Liệu cùng với câu nói nổi tiếng được sử sách ghi lại “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ”.
Khó đưa cổ vật hồi hương
Theo ông Trần Đức Anh Sơn, sau khi chiếc ấn được vua Bảo Đại giao lại cho chính quyền cách mạng đã được đưa ra Hà Nội trước ngày 2-9-1945. Đến cuối năm 1946, khi thực dân Pháp quay trở lại tái chiếm Hà Nội, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tiến hành rút lên Việt Bắc.
Chiếc ấn và thanh kiếm của vua Khải Định được cho là đã được bộ đội đem chôn tại một căn nhà ở Hà Nội. Sau đó căn nhà này bị phá hủy. Đến năm 1952 thì quân Pháp tìm thấy hai món bảo vật và trả lại cho vua Bảo Đại lúc này đang là quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.
Lúc này vua Bảo Đại cùng Nam Phương hoàng hậu đang ở Pháp nên đã ủy quyền cho đức bà Từ Cung và một bà Mộng Điệp (một bà phi của vua) ở Việt Nam đứng ra tiếp nhận. Đến năm 1953, chiến cuộc ở Việt Nam diễn ra căng thẳng nên vua đã yêu cầu bà Mộng Điệp đưa 2 món bảo vật cùng nhiều tư trang sang Pháp giao cho Nam Phương hoàng hậu cất giữ.
Năm 1972, cựu hoàng Bảo Đại kết hôn với bà Monique Baudot, người Pháp. Trước khi qua đời vào tháng 8-1997, cựu hoàng để lại di chúc, trao quyền thừa kế toàn bộ tài sản của ông ở Pháp cho bà Monique Baudot.
Đến năm 2021, bà Monique Baudot qua đời. Do vậy theo ông Sơn, có thể con cháu của bà Monique Baudot đã chọn thời điểm này để nhờ Hãng MILLON đưa ấn vàng ra bán đấu giá.
Cũng theo ông Sơn, việc nhà đấu giá đưa ra số tiền khởi điểm “trên trời” như vậy là trở ngại rất lớn để các bảo tàng công lập ở Việt Nam có thể tiếp cận đưa cổ vật hồi hương.
“Một khi cổ vật đã lên sàn đấu giá công khai, thì giá cả sẽ diễn biến khôn lường, như trường hợp chiếc mũ quan nhất phẩm triều Nguyễn do Hãng Balclis ở Tây Ban Nha đưa ra đấu giá hồi tháng 10-2021 đã tăng vọt từ 600 euro giá khởi điểm lên 600.000 euro”, ông Sơn cho biết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thanh Bình – phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế – nói tỉnh đang theo dõi sát diễn biến của cuộc đấu giá này. Ông Bình cũng cho biết với số tiền khởi điểm được đưa ra như vậy là hoàn toàn “ngoài tầm với” đối với ngân sách tỉnh.
“Chúng tôi cũng hy vọng sẽ có sự chung tay của xã hội để đưa cổ vật hồi hương”, ông Bình nói.
Cục Di sản: Việt Nam cố gắng “hồi hương” 2 cổ vật
Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, nếu cổ vật được đấu giá là ấn “Hoàng đế chi bảo” (thông tin cần được xác định chính xác thông qua các đánh giá và giám định chuyên môn) thì bên cạnh những ý nghĩa về lịch sử, văn hóa… xét về khía cạnh chủ quyền sở hữu, chiếc ấn “Hoàng đế chi bảo” được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của đất nước trong suốt một giai đoạn lịch sử.
Do vậy, ngay khi nắm được thông tin về việc đấu giá hai cổ vật trên, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao, đồng thời phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp khẩn trương làm việc trực tiếp với Hãng đấu giá MILLON có trụ sở tại Paris để xác minh rõ thông tin.
Nhiều thông tin cần được làm rõ như chủ sở hữu, tính hợp pháp của hai cổ vật, giá dự kiến bán. Và đặc biệt phía các cơ quan chức năng của Việt Nam tìm kiếm khả năng đàm phán mua trực tiếp không qua đấu giá, cố gắng “hồi hương” 2 cổ vật nêu trên về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, phù hợp với pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế.
Thời gian qua, một số nước đã điều tra và hoàn trả một số cổ vật có nguồn gốc Việt Nam: Nhật Bản trao trả chuông chùa Ngũ Hộ (tỉnh Bắc Ninh năm 1978), Đức trao trả 18 cổ vật năm 2018, Mỹ trao trả cổ vật buôn bán trái phép vào Mỹ năm 2022…
Đồng thời, những năm gần đây có một số cá nhân, tổ chức đã tham gia đấu giá cổ vật có nguồn gốc Việt Nam và sau đó hiến tặng cho các bảo tàng, di tích, như xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh được đưa về Huế năm 2015, cổ vật mũ quan đại thần và áo Nhật Bình triều Nguyễn cho Huế năm 2022.
Ảnh: Người 'hồi sinh' những chiếc quạt cổ có niên đại cả trăm năm
Nhiều người biết đến ngôi nhà số 2 phố Tạ Hiện (Hà Nội) với cái tên "bảo tàng quạt cổ" bởi nơi đây sửa chữa và lưu giữ hàng trăm chiếc quạt cổ có niên đại trăm năm.
Đến với ngôi nhà số 2 phố Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người dân ngỡ ngàng vì nơi đây lưu giữ hàng trăm chiếc quạt cổ thuộc dạng "độc nhất vô nhị", có tuổi đời hàng trăm năm của nhiều thương hiệu tên tuổi trên thế giới như: Marelli của Ý, Emi - Hà Lan, Calor - Pháp, quạt tai voi của Nga, National 110 volt của Nhật...
"Ông vua quạt cổ" là cái tên người dân ở đây dành cho ông Trần Công Phúc. Ông đã ra đi hơn 5 năm, nhưng tình yêu với những chiếc quạt cổ không hề bị gián đoạn. Bởi người con trai của ông là anh Trần Hồng Đức cùng người học trò của ông Phúc là anh Nguyễn Văn Ngọc tiếp tục "thổi hồn" để hồi sinh những chiếc quạt cổ.
Trong căn nhà hơn 20 m2, anh Trần Hồng Đức đã cất giữ hàng trăm chiếc quạt cổ có niên đại cả trăm năm. Anh Đức cho biết anh là công chức đang làm việc tại một phường ở quận Hoàn Kiếm, dù công việc rất bận, nhưng để "giữ lửa" nghề truyền thống của gia đình nên anh vẫn giữ lại cửa hàng của bố mình để lại.
Theo anh Đức, dù không được học trường lớp nào đào tạo về sửa chữa quạt, thế nhưng anh có thể "bắt bệnh" được tất cả các loại quạt cổ quý. "Từ bé tôi đã được bố hướng dẫn và chỉ bảo cách sửa quạt, thế nên dù không được đào tạo về sửa quạt nhưng tôi có được nhiều bí kíp của bố tôi", anh nói.
Anh Nguyễn Văn Ngọc làm ở đây được khoảng 20 năm, khi đó anh mới 18 tuổi. "Việc phục chế một chiếc quạt tưởng như bỏ đi khiến nó sống lại gần như nguyên bản đó là một việc làm vô cùng thích thú. Nó đem lại cho tôi cảm giác chinh phục và say mê. Cũng giống như thầy, tôi có thể ngồi lì cả ngày để tìm tòi, khám phá ra cách phục chế hoàn hảo nhất", anh Ngọc tâm sự.
Được biết, để phục chế một chiếc quạt rất khó khăn. Không chỉ bởi nguyên liệu phục chế hiếm, mà tất cả các công đoạn phục chế đều phải làm thủ công. Có nhiều loại linh phụ kiện không thể phục chế được một cách hoàn hảo nên đòi hỏi phải sưu tầm thật nhiều quạt để chuyển từ cái này sang cái kia.
Công việc đòi hỏi sự khéo léo và chính xác nên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để ngồi nhiều giờ đồng hồ bên những chiếc quạt hỏng. Thế nhưng khi đã đủ đam mê thì dù phức tạp đến mấy anh Ngọc cũng quyết "hồi sinh" những chiếc quạt cổ. "Hiện tại ở Hà Nội chỉ có 2 - 3 cửa hàng sửa chữa quạt cổ. Chính vì vậy, thợ sửa chữa quạt cổ cũng rất hiếm, tôi và một người thợ ở đây do ông Phúc đào tạo", anh Ngọc chia sẻ.
Trên trần nhà anh Đức, những chiếc quạt trần được tháo bỏ cánh để tiết kiệm không gian, dưới nền nhà, không chỗ nào là không có quạt và thiết bị quạt. "Mỗi chiếc có một vẻ đẹp riêng và thiết kế độc đáo khác nhau, nhưng đều được làm rất kỹ bằng kim loại như thân đúc bằng gang, cánh bằng gỗ hoặc đồng, chính vì thế mà chúng có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm", anh Đức nói.
Với bộ sưu tập quạt cổ có một không hai này, năm 2012 ông Phúc đã từng được ghi danh trong Kỷ lục Guinness Việt Nam.
Theo anh Đức, nhiều người đặc biệt thích quạt trần cổ bởi khi sử dụng họ nhận thấy rằng làn gió do những chiếc quạt trần cổ tạo ra như gió tự nhiên và không tạo ra tiếng động. Cùng với đó, quạt được thiết kế mang đậm phong cách châu Âu với vẻ đẹp toát lên sự mềm mại, phù hợp với không gian trang trí theo phong cách tân cổ điển
Vụ 'hút máu... tình nguyện viên hiến máu': Sở Y tế TP.HCM vào cuộc khẩn xác minh Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo các đơn vị chuyên môn vào cuộc xác minh các nội dung liên quan đến câu chuyện "hút máu... tình nguyện viên hiến máu", được báo Tuổi Trẻ phản ánh xảy ra tại Viện Tim TP.HCM. Ông An trao đổi với mẹ của bé B.A. lúc chờ tình nguyện viên hỗ trợ máu phẫu thuật...