Đấu giá bộ xương khủng long hóa thạch ‘quái vật hồ Loch Ness’
Bộ xương hóa thạch của một loài thằn lằn bay với sải cánh dài 6m và một loài bò sát đầu rắn (rất giống quái vật hồ Loch Ness) sinh sống dưới nước đã được Sotheby’s công bố là sẽ bán đấu giá tại New York trong tháng này.
Hai sinh vật đều tồn tại cùng thời kì với các loài khủng long, sẽ được đặt lên bàn đấu giá vào ngày 26/7 trong giai đoạn kinh doanh hóa thạch thời tiền sử mới nhất từ một hãng đã khởi xướng kỷ nguyên đấu giá hóa thạch mới với việc bán một con Khủng long bạo chúa Tyrannosaurus tên là Sue vào năm 1997.
Cassandra Hatton, người đứng đầu bộ phận khoa học và văn hóa đại chúng của Sotheby’s, cho biết: “Hơn 25 năm kể từ thương vụ đột phá của con T.Rex tại Sotheby’s, giờ đây chúng tôi rất vui mừng khi được hướng sự chú ý của mình đến những đồng loại trên bầu trời và dưới biển của nó”.
Sotheby’s có kế hoạch bán đấu giá các bộ xương thằn lằn bay và plesiosaur với giá từ 4 đến 6 triệu USD.
Những hóa thạch sẽ được bán đấu giá trong tháng này là một con pteranodon, một loài thằn lằn bay không răng khổng lồ sống cách đây khoảng 85 triệu năm và một con plesiosaur, một loài bò sát biển dài 14m được cho là đã truyền cảm hứng cho truyền thuyết về quái vật hồ Loch Ness.
Mẫu vật pteranodon, có biệt danh là Horus được đặt theo tên vị thần Ai Cập đầu chim ưng, được phát hiện vào năm 2002 tại Kansas, nơi từng là một vùng biển nội địa chia cắt lục địa Bắc Mỹ trong Kỷ Phấn trắng, theo thông tin từ Sotheby’s. Là một trong những sinh vật có cánh lớn nhất từng tồn tại, pteranodon bay trên mặt nước và sử dụng chiếc mỏ dài của mình để tóm lấy con mồi.
Sotheby’s cho biết hầu như tất cả hóa thạch ban đầu của mẫu vật đều được bảo quản kĩ lưỡng. “Thực sự cực kì khó có thể tìm được một hóa thạch với kích thước và mức độ bảo quản tương tự vì chúng rất hiếm,” Hatton nói. “Về cơ bản, nếu bạn đến các viện bảo tàng và tìm thấy một mẫu vật được bảo quản tốt, thì nó thường sẽ nhỏ hơn.”
Video đang HOT
Một hóa thạch loài Tyrannosaurus rex hoàn chỉnh đã được bán với giá 5,3 triệu USD tại một cuộc đấu giá ở Zurich. Ảnh AP
Sotheby’s đang ước tính rằng hóa thạch pteranodon sẽ được bán với giá từ 4 triệu đến 6 triệu USD.
Loài plesiosaur dài 14m được phát hiện vào những năm 1990 ở Gloucestershire, Anh và được cho là đã sống cách đây khoảng 190 triệu năm.
Theo Sotheby’s, nhiều người đã so sánh giữa plesiosaur và quái vật hồ Loch Ness trong văn hóa dân gian Scotland, vì đặc điểm cổ dài, đầu nhỏ và hình dạng chân chèo của plesiosaur thực sự tương đồng với con quái vật truyền thuyết. Sotheby’s gọi mẫu vật plesiosaur là Nessie.
Mức đấu giá hóa thạch plesiosaur ước tính là 600.000 đến 800.000 USD.
Hóa thạch dơi tiết lộ quá trình tiến hóa của động vật có vú biết bay
Hai bộ xương dơi hóa thạch có niên đại ít nhất 52 triệu năm trước được khai quật ở bang Wyoming (Mỹ) giúp các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc về quá trình tiến hóa ban đầu của các loài động vật có vú biết bay.
Các hóa thạch được mô tả trong nghiên cứu mới là của một loài chưa từng được biết đến trước đây có tên là 'Icaronycteris gunnelli', có quan hệ họ hàng gần với hai loài được khám phá trước đó. Chúng được tìm thấy từ các tầng hóa thạch trẻ hơn ở cùng khu vực trong thời kỷ Eocene - nơi tồn tại một hệ sinh thái ẩm ướt và cận nhiệt đới tập trung hầu hết ở một hồ nước ngọt.
Nhà cổ sinh vật học Tim Rietbergen thuộc Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis ở Hà Lan, là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE, cho biết: "Loài dơi này không khác nhiều so với những loài dơi ăn côn trùng và bay lượn ngày nay."
Rietbergen nói thêm: "Nếu nó gấp đôi cánh vào sát cơ thể, nó có thể dễ dàng nằm gọn trong tay bạn. Đôi cánh của nó tương đối ngắn và rộng, phản ánh kiểu bay rung cánh. Bộ răng của nó cho thấy rõ đây là loài dơi ăn côn trùng. Nó cũng rất có thể là một con dơi định vị bằng tiếng vang". Định vị bằng tiếng vang là một dạng sonar phổ biến ở loài dơi, được sử dụng để định hướng và săn mồi.
Răng của nó có nhiều đỉnh sắc nhọn để xuyên qua lớp vỏ ngoài của côn trùng.
Điều đáng chú ý về hai hóa thạch này đó là, một loại được phát hiện vào năm 2017 và loại còn lại được đào lên vào năm 1994 và đến nay mới được công nhận là một loài mới. Điều này cho thấy những đặc điểm của loài dơi hiện đại thực chất đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của chúng.
"Loài dơi ngày nay trông khá giống loài dơi lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng bộ xương hoàn chỉnh trong ghi chép về hóa thạch." Nhà cổ sinh vật học và đồng tác giả nghiên cứu Matt Jones của Đại học bang Arizona cho biết.
Jones nói thêm: "Icaronycteris gunnelli hơi khác so với loài dơi hiện đại, nó có chân dài hơn và xương cánh tay có chiều dài hơi khác một chút. Điều đáng chú ý nhất là nó vẫn còn lưu giữ móng vuốt trên ngón trỏ. Một vài loài hóa thạch khác xung quanh thời kỳ này vẫn còn móng vuốt đó, nhưng đã biến mất ở hầu hết các loài dơi còn sống."
Loài này có họ hàng gần với hai loài dơi có hóa thạch trước đây được tìm thấy ở cùng địa điểm - Icaronycteris index và Onychonycteris finneyi. Điều này cho thấy sự đa dạng về loài trong lịch sử loài dơi đã tồn tại sớm hơn so với đánh giá trước đây.
Hai hóa thạch của bộ xương dơi lâu đời nhất được biết đến đều rất hoàn chỉnh và được bảo quản tốt. Hóa thạch dơi lâu đời hơn duy nhất là những mảnh răng và hàm rải rác những nơi như Bồ Đào Nha và Trung Quốc, có niên đại khoảng 55 đến 56 triệu năm trước.
Rietbergen nói: "Lịch sử tiến hóa ban đầu của loài dơi không rõ ràng và chúng ta không có nhiều câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi."
Thực tế là những mẫu vật xương lâu đời nhất được biết đến này rõ ràng là những con dơi hoàn chỉnh cho thấy rằng những con dơi đầu tiên đã xuất hiện hàng triệu năm trước đó.
"Chúng có lẽ đã tiến hóa trong kỷ nguyên Paleocene, khoảng thời gian 10 triệu năm giữa cuối kỷ nguyên Mesozoi và kỷ nguyên Eocene," Jones nói. Ông mô tả thời kỳ tiến hóa đáng kinh ngạc khi động vật có vú trở thành động vật thống trị trên cạn, sau hậu quả của vụ va chạm thiên thạch đã tiêu diệt loài khủng long 66 triệu năm trước.
Chỉ có hai nhóm động vật có xương sống khác đã đạt được khả năng bay bằng sức mạnh đó là loài bò sát bay được gọi là thằn lằn bay và chim, cả hai đều xuất hiện trước loài dơi. Thiên thạch đã xóa sổ loài thằn lằn bay.
Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xác định động vật có vú nào là tổ tiên của loài dơi.
Jones cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng dơi có lẽ đã tiến hóa từ một loài động vật có vú nhỏ, sống trên cây và ăn côn trùng. "Nhưng có một số hóa thạch của các loài ăn côn trùng bí ẩn từ khoảng thời gian dơi phát triển và không rõ loài nào có liên quan đến loài dơi."
Bộ xương khủng long bán được giá khủng, vì sao giới khoa học không vui? Một người mua giấu tên đã ra giá 12,4 triệu USD cho bộ xương của một con khủng long Deinonychus, được nhà Christie's đưa ra đấu giá hôm 12.5 ở New York. Nhà đấu giá Christie's cho biết mẫu hóa thạch được đấu giá có biệt danh là "Hector". Đây là lần đầu tiên hóa thạch của Deinonychus, loài khủng long hai chân...