Đau đớn chuyện “giết chồng” sau khi ân ái
Thấy Cung kêu mệt và dần dần lịm trên bụng vợ, để không bị mang tiếng là giết chồng khi ân ái, cô bế chồng ra giữa nhà, dùng đoạn dây thừng xiết chặt cổ rồi lấy kéo đâm vào cổ chồng, tạo dựng hiện trường như một vụ tự tử.
Điềm trong một lớp học xóa mù chữ
Lý Thị Điềm, SN 1974 ở Cao Bằng. Nhà đông anh em nên Điềm chỉ cắp sách tới trường được 2 năm thì ở nhà, làm đủ các thứ việc như một lao động chính. Làm việc quần quật từ tờ mờ sáng đến tối mịt nhưng bữa ăn chẳng mấy khi được cơm trắng, bữa nào cũng độn hết ngô lại sắn. Cuộc sống ở vùng cao nghèo khó dường như càng tạo cho Điềm một vẻ đẹp mặn mà. Nhiều thanh niên trong thôn, bản muốn có được Điềm đành phải ngậm ngùi tiếc nuối khi biết cô được gả cho Hứa Văn Cung, một chàng trai khỏe mạnh, có tài thổi kèn lá song cùng cảnh nhà nghèo, đông anh em.
16 tuổi đã làm vợ nhưng vì lam lũ từ nhỏ nên dù có làm lụng vất vả bao nhiêu thì với Điềm, cô cũng chẳng nề hà gì. Tài sản duy nhất có giá trị của đôi vợ chồng là con trâu mà họ đã phải chắt chiu lắm mới mua được. Cuộc sống của Điềm cứ bình lặng trôi qua cho tới một ngày, chồng Điềm bỗng dưng thay đổi tính nết, suốt ngày cứ ngơ ngẩn như bị bắt mất vía.
Là người dân tộc lại sống ở vùng núi sâu, xa, Điềm đâu hiểu được chồng mình đang có biểu hiện của người tâm thần nên tìm đến hết ông thày này lại bà bói kia để hỏi. Khi được các “thày” này phán chồng bị con ma rừng “bắt vía”, Điềm chạy vạy khắp nơi tìm thuốc thang cho chồng. Hễ nghe ở đâu có thày mách chữa trị, Điềm lại tất tả bỏ công việc chạy đến tìm. Mãi sau này, khi đưa Cung ra bệnh viện tỉnh cô mới biết chồng mình mắc bệnh tâm thần. Để có tiền đưa chồng đi chữa trị, Điềm vay mượn, cóp nhặt khắp nơi, ngay cả con trâu duy nhất của nhà, cô cũng phải bán nốt.
Video đang HOT
Sau đợt điều trị dài ngày, Cung được về với vợ con nhưng cũng từ đó, anh mắc phải chứng “sợ người”, thường bỏ đi cả đêm vào rừng rồi sáng hôm sau mới mò về. Có hôm, Điềm phải lặn lội khắp nơi để tìm chồng. Vừa chăm con, Điềm phải vừa để mắt tới người chồng không còn bình thường. Mỗi khi đi làm rẫy, vào rừng kiếm củi, cô phải nhờ láng giềng canh chừng hộ chồng mình. Nhiều bà con trong bản thương cho Điềm vất vả, không được nhờ chồng, thường giúp Điềm trông chừng hộ người chồng thơ thẩn nhưng rồi số phận vẫn chưa buông tha người đàn bà bất hạnh này.
Một buổi sáng cuối năm 2006, người chồng đột ngột trở về sau một đêm lang thang. Nghe chồng bảo “ngủ với nhau một cái”, Điềm đã từ chối vì còn bận hai đứa con nhỏ nhưng rồi cô cũng mềm lòng vì lâu lắm chưa gần chồng. Theo chân chồng vào giường, Điềm không biết làm sao khi bất ngờ thấy Cung kêu mệt và dần dần lịm trên bụng vợ. Đúng lúc ấy thì đứa con đang chơi ngoài sân eo éo gọi mẹ đòi đi vệ sinh.
Sợ con gái chạy vào sẽ bắt gặp cảnh không hay, Điềm đẩy chồng nằm xuống giường rồi chạy ra ngoài lo cho con gái. Đến lúc quay lại, Điềm rụng rời chân tay vì thấy người chồng tâm thần vẫn nằm bất động. Trong lúc rối trí vì sợ hãi, Điềm chỉ còn suy nghĩ được rằng phải làm sao để mọi người không biết được việc cô ta vừa ân ái với chồng chính là nguyên nhân khiến Cung thiệt mạng. Nhận thức hạn chế và những suy nghĩ thiển cận đã đẩy Điềm từ một cô gái quê mùa chân chất đi từ sai lầm này đến sai phạm khác.
Để không bị mang tiếng là giết chồng, cô bế chồng ra giữa nhà, dùng đoạn dây thừng xiết chặt cổ rồi lấy kéo đâm vào cổ chồng, tạo dựng hiện trường như một vụ tự tử. Tuy nhiên, việc làm của Điềm làm sao qua được mắt Cơ quan điều tra. Bị buộc tội giết chồng, Điềm choáng váng, đau khổ khi được biết rằng chồng cô không chết vì quan hệ với vợ mà chỉ tạm ngất đi thôi. Nguyên nhân khiến chồng cô thiệt mạng lại chính là những hành động mà Điềm tạo ra hòng che đi quan hệ tế nhị của vợ chồng.
Nhận mức án 6 năm tù, Điềm phải vào trại giam Phú Sơn 4 cải tạo. Cô gầy gò, tiều tụy mỗi khi nghĩ tới hai đứa con nhỏ, nghĩ tới những ngày phải ở tù và nghĩ tới tương lai con cái. Cô bảo cô thương người chồng chết oan và đến giờ vẫn không hiểu tại sao lại thấy xấu hổ khi nghĩ tới cảnh mọi người biết chuyện chồng chết trên bụng vợ để rồi trở thành kẻ sát nhân. Kể về cái ngày định mệnh của đời mình cách đây ba năm, Điềm bảo cho đến bây giờ cô vẫn chưa quên được cái ngày mang tội giết chồng, ngày người chồng tâm thần vĩnh viễn ra đi cũng là ngày hai đứa con cô vừa mất bố, vừa phải xa mẹ.
Đã lâu lắm Điềm không có ai tới thăm nuôi song cô chẳng buồn về chuyện đó vì biết gia cảnh của mình quá nghèo, đường xá xa xôi chính là nguyên nhân khiến người thân của cô không thể tới thăm Điềm được. Cô bảo vừa mới nhận được lá thư của con trai gửi vào nên mừng lắm. Cái vốn chữ ít ỏi học từ ngày xa xưa đã không còn ở lại với cô sau quãng thời gian gần 20 năm vất vả với lao động chăm chồng, nuôi con nên khi nhận được thư của con gửi vào, Điềm đã phải nhờ bạn cùng buồng đọc hộ để rồi khóc òa lên vì sung sướng.
Cô bảo từ ngày vào trại giam, được cán bộ phân tích, động viên, Điềm đã vững vàng lên rất nhiều, không còn bi lụy, suy sụp như ngày mới bị bắt nữa. Cô bảo giờ đây chỉ nóng lòng được trở về để chăm sóc hai con. “Bố chết, mẹ đi tù, hai con tôi thiệt thòi lắm nên tôi phải cố gắng cải tạo thật tốt để sớm trở về”, Điềm háo hức. Cô mong mỏi về nhà hương khói cho người chồng xấu số và nuôi con dẫu biết cô sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn đang chờ đợi.
Theo Báo Công lý
Thanh niên lập mưu cướp tài sản của bà chủ lĩnh án
Giang lấy đoạn dây điện của ấm đun nước tách làm đôi rồi cắm vào ổ điện, định dí chết bà chủ. Tuy nhiên, kế hoạch bất thành, anh ta dụ bà chủ vào nhà tắm, xiết cổ...
Ngày 26/12, TAND Hà Nội đã xét xử Phạm Văn Giang (20 tuổi, quê Thanh Hóa) về tội giết người và cướp tài sản.
Theo cơ quan công tố, đầu tháng 6, Giang đến thuê trọ tại nhà bà Phan Thị Việt (72 tuổi, ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì) để đi làm thuê tại Hà Nội.
Do cần tiền ăn tiêu, chiều 8/7, thấy bà Việt người đeo đầy nữ trang bằng vàng ngồi ngoài cổng nên Giang nảy sinh ý định giết người để chiếm đoạt số tài sản.
Giang tại phiên tòa ngày 26/12. Ảnh: N.A
Giang lấy một đoạn dây điện của ấm đun nước mang về phòng trọ, cắt đầu dây điện tách lõi đồng làm đôi rồi buộc hai đầu lõi đồng vào 2 thanh tre dài bằng một sợi dây thép. Chuẩn bị xong, Giang cầm dụng cụ vừa chế này sang phòng trọ số 4 (chưa có người ở) cắm vào ổ điện, đợi đến khi bà Việt vào phòng sẽ cầm dí vào người để điện giật chết.
Do bà Việt không vào phòng trọ nên anh ta mang vứt thanh tre đi rồi lừa bà Việt vòi nước không chảy, "dụ" bà vào nhà tắm. Tưởng thật, bà Việt chạy vào liền bị Giang cầm khúc gỗ tròn đập vào gáy.
Sau một hồi giằng co khúc gỗ trên tay Giang rơi xuống nhà vệ sinh, cậu ta tiếp tục đẩy bà lão ngã ngửa trên nền nhà tắm, dùng 2 tay xiết chặt cổ bà. Nghe tiếng kêu ú ớ, hàng xóm đã chạy sang hô hoán. Giang sợ quá bỏ trốn và bị bắt giữ sau đó. Bà Việt may mắn thoát chết.
Tại phiên tòa, Giang thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Sau khi xem xét, Tòa tuyên phạt Giang mức án 11 năm về tội giết người, 3 năm về tội cướp tài sản. Tổng mức án là 14 năm.
Theo VNExpress
Bình Phước: Hành trình 7 năm đòi công lý cho "lính" của ông chủ Vườn Mít "Thấy người bị nạn mà không cứu là vi phạm pháp luật, về đạo lý thì lương tâm cắn rứt" - đó là lời tâm sự của ông Tuân, người đã lặn lội suốt 7 năm đi tìm công lý cho người làm thuê Lê Bá Mai. "Kỳ án" vườn mít, bị cáo Lê Bá Mai được tòa án Bình Phước tuyên vô...