“Đau đầu” vì thi cử
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, nhiều học sinh đã tự đến hoặc được cha mẹ đưa đến các bệnh viện, trung tâm tham vấn tâm lý vì có biểu hiện stress kéo dài, suy nhược thần kinh, cơ thể, rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh lý tâm thần.
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bác sĩ Lê Minh Công, Phó trưởng khoa Tâm lý – Lâm sàng (BV Tâm thần TƯ 2).
Áp lực vì ý nghĩ “phải đỗ”
Em A.T ở TP Biên Hòa, vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT đã điện thoại đến Trung tâm tham vấn tâm lý Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 nhờ giúp đỡ. Em hết sức mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng quá mức cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. A.T cho biết, suốt mấy năm học THPT em đều là học sinh khá. Gia đình có hai chị em, chị gái T hiện đang là sinh viên của một trường đại học có uy tín ở TPHCM nên gia đình rất kỳ vọng vào A.T. Do áp lực căng thẳng của quá trình ôn thi tốt nghiệp vừa qua, cộng với sự kỳ vọng quá mức của gia đình và chính bản thân mình nên A.T dần rơi vào trạng thái stress, không thể tập trung học tập, mệt mỏi và có những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ.
Còn H.Y 11 tuổi, nhà ở TPHCM, học sinh vừa học xong tiểu học, chuẩn bị bước vào lớp 6. H.Y là một học sinh ngoan, giỏi suốt 5 năm học tiểu học. Mục tiêu của cha mẹ là em phải vào được một trường nổi tiếng của thành phố. Do vậy, cha mẹ H.Y cho rằng đây là giai đoạn rất quan trọng, không những em phải đạt kết quả cuối năm thật giỏi mà cần phải chuẩn bị kỹ hành trang cho các năm học tiếp theo.
Học xong lớp 5, H.Y vẫn không được nghỉ hè, miệt mài đến các lớp học thêm và tự ôn tập ở nhà dưới sự giám sát của mẹ. Cường độ và thời gian học cao cộng với việc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý khiến em rơi vào trạng thái chán ăn, mệt mỏi, đêm hay ngủ mơ… Gần đây, em xuất hiện tình trạng lo âu quá mức.
Video đang HOT
Áp lực quá căng thẳng trong thi cử có thể khiến các em bị suy nhược cơ thể (ảnh chỉ có tính minh họa).
Không nên lo lắng, kì vọng
Sau kỳ thi là lúc các em vắt kiệt sức, rơi vào trạng thái căng thẳng và suy nhược. Vì thế, các em hãy loại bỏ lo lắng về kết quả, về sự kỳ vọng. Các em đừng quá quan tâm đến điều đó nữa. Tâm lý được giải tỏa và hết lo lắng sẽ giúp các em lấy lại tinh thần, thoát khỏi các áp lực quá căng thẳng. Con đường đi của các em còn dài, không chỉ có mỗi kỳ thi mà các em vừa trải qua. Vì vậy, các em nên tĩnh tâm và ổn định tinh thần để bước tiếp con đường của mình.
Đối với các em vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và chuẩn bị thi ĐH, hãy có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và củng cố lại tinh thần cho mùa thi tiếp theo. Chúng tôi đã từng gặp trường hợp có em suốt ngày học ôn trên lớp luyện thi, tối lại về học bài đến 2-3 giờ sáng. Như vậy, không những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mình, mà nhiều em còn rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, stress. Việc học như vậy còn ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi mà các em đang chuẩn bị trải qua. Bên cạnh việc ôn thi, các em cần có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Chính yếu tố thoải mái mới là chất xúc tác giúp các em có năng lượng ổn định tinh thần cho kỳ thi tiếp theo.
Trước và sau kỳ thi, dù có quá kỳ vọng vào con cái, các bậc cha mẹ cũng không nên bộc lộ những kỳ vọng đó một cách mạnh mẽ quá. Nếu bộc lộ, vô tình điều đó sẽ chuyển thành những áp lực cho các em. Nhiều bậc cha mẹ khi con cái không làm được bài lại chì chiết hoặc mắng chửi các em. Điều đó tạo cho các em nhiều áp lực vì đã không hoàn thành được kỳ thi, lại mất chỗ dựa tinh thần là cha mẹ mình. Đã có những em rơi vào trạng thái phản ứng stress và khủng hoảng với ý nghĩ tự tử bởi cha mẹ la mắng khi không thành công trong học tập hoặc kết quả thi cử không tốt.
– Các em đừng bao giờ ngồi một chỗ lo lắng về những gì đã xảy ra. Điều đó rất có hại và càng tạo cho các em nhiều áp lực. Các trạng thái rối loạn lo âu, trầm cảm thường chờ đến giai đoạn này là khởi phát. Hãy hoạt động! Khi lao vào các hoạt động xã hội và vui chơi…, các em sẽ lấy lại được năng lượng tinh thần đã mất quá nhiều vào thời gian ôn thi. – Nhiều cha mẹ thường so sánh con mình với bạn nọ bạn kia, điều này càng tạo cho các em mặc cảm và chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Cha mẹ hãy tạo ra một môi trường gia đình hòa thuận và vui vẻ, luôn thoải mái, giúp các em tự lựa chọn con đường của mình. – Với các em đang chuẩn bị thi đại học, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến các em nhiều hơn, đặc biệt là chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp cho các em có một sức khỏe tốt, một tinh thần minh mẫn. Đừng ép buộc các em ôn thi quá nhiều. Các em đã trải qua 3 năm học THPT miệt mài, thời gian này là lúc ôn tập lại kiến thức. Nếu ép buộc các em học tập căng thẳng quá sẽ không hiệu quả.
Theo Gia đình & xã hội
Cẩn thận với "tự thỏa mãn"
Một cô gái bị một đoạn củ đậu gọt tròn thành hình ống gãy đôi nằm trong người, loay hoay hàng giờ mà không thể lấy ra được, cô gái này đã phải đến nhờ bác sĩ gắp ra.
"Có 9/10 cô gái đến khám phụ khoa tại trung tâm do hậu quả của thủ dâm" - bác sĩ Lê Thị Kim Dung, phòng Khám bệnh Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội, cảnh báo.
Một cô gái khác bị cái bóng đèn vỡ tan, máu chảy nhiều, phải đến trung tâm y tế cấp cứu.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, đó chỉ là những sự cố bất ngờ. Quan niệm xã hội hiện nay chưa thông cảm với hành vi này, thậm chí có những ngộ nhận như: Thường thường người ta cho thủ dâm là nguyên nhân đưa đến tình trạng suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, suy nhược thần kinh là một vấn đề tâm lý như sự sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, thất bại, yếm thế, một stress mà cá nhân không thể thích nghi được hay do mất ngủ..., không phải là hậu quả thủ dâm. Có người đổ tội thủ dâm khiến phụ nữ mắc một số bệnh liên quan đến đường tình dục. Điều này không chính xác, thủ dâm thậm chí còn là tình dục an toàn vì phần lớn người mắc bệnh liên quan đến tình dục chủ yếu do lây từ người khác.
Theo bác sĩ Dung, chị em phụ nữ vẫn không thoát khỏi tâm lý lo lắng và tội lỗi khi phải tự giải quyết nhu cầu. Với quan điểm một thầy thuốc, bác sĩ Dung cho rằng không nên quá nặng nề. "Đơn giản đó là cách để tự thỏa mãn bản thân mình khi không thể cùng người ấy "yêu". Các minh chứng khoa học đã chỉ ra rằng cách làm này có tác dụng như liều thuốc giảm đau đối với chị em phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh" - bác sĩ Dung cho hay. Mới đây nhất, bác sĩ phải đi mua cho một khách hàng nữ dụng cụ giải quyết nhu cầu tình dục khi chồng đi công tác như là giải pháp tránh ngoại tình.
Theo bác sĩ Dung, bình thường thủ dâm 2-3 lần/tuần sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản cũng như tình dục. Tuy nhiên, nhiều hơn một lần/ngày được coi là lạm dụng. Với đàn ông, lạm dụng thủ dâm có thể dẫn đến phản xạ xuất tinh sớm hoặc gây khó thụ tinh trong thời điểm đó do không đủ số lượng và chất lượng tinh trùng. Với phụ nữ, có thể gây suy nhược cơ thể do phải tiêu tốn năng lượng và ảnh hưởng đến tâm lý vì cảm giác tội lỗi với chính bản thân và xấu hổ với bạn tình.
Theo Pháp luật TPHCM
Sân khấu cười Cười sân khấu Sân khấu cười - Cười sân khấu "Vậy bài hát mà hắn đang hát là ca khúc nổi tiếng?". "Nó từng nổi tiếng trước khi hắn bắt đầu hát bài ấy". Một ca sĩ chưa có sao biểu diễn ở một phòng trà. Khi hát đến đoạn: "Em sẽ hát thật hay khi anh đến...", bên dưới có tiếng hét: - Thì đi...