Đau đầu – thuốc giảm đau không phải là giải pháp
Bạn bị stress vì công việc và ngủ không đủ giấc đêm qua, kết quả là bạn đã bị một cơn đau đầu kinh khủng. Vậy thì bạn sẽ làm gì?
Chẳng có gì khó, chỉ cần một viên Panadol hoặc Tylenol thì xem ra cũng cải thiện được tình hình, cơn nhức đầu biến mất, cuộc sống lại tràn đầy màu sắc.
Ngày hôm sau, khi thức dậy, bỗng dưng bạn lại cảm thấy đau đầu, lần này cơn đau không dữ dội như hôm qua nhưng cứ tái đi tái lại. Cũng lại giở trò cũ, thuốc đã mua sẵn ngày hôm qua rồi, tội gì không uống để ngăn chặn cơn đau trước khi chúng càng trở nên “tàn nhẫn”.
Thế nhưng sự đời đâu có dễ ăn như ta tưởng. Khi bạn làm điều đó có nghĩa là bạn đã “hãm tài” những “receptor đau” vốn có nhiệm vụ “đưa tin” giữa các tế bào não. Điều này cũng có nghĩa là cơn đau đầu của bạn vẫn “ăn dầm nằm dề” ở đó, nhưng vì não đã bị “cắt liên lạc” cho nên làm cho bạn không còn cảm thấy đau. Cũng có nghĩa là thay vì tìm ra nguyên nhân gây đau đầu để mà trị, bạn chỉ trị triệu chứng đau đầu.
Nhiều loại thuốc giảm đau không tốt cho cơ thể
Thêm vào đó, Tylenol hoặc Panadol (tên biệt dược của paracetamol) không hiền như ta tưởng. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng paracetamol chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc; khoảng 44% đã đọc nhãn thuốc và biết rằng mình đang sử dụng quá liều được đề nghị nhưng vẫn chấp nhận dùng để “ăn thua đủ” với cơn đau.
Nếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề. Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng có cơ hội bị dính theo hiệu ứng hồi ngược (rebound) và càng làm cho cơn đau đầu càng không còn lối thoát. Khi bạn sử dụng cùng một loại thuốc giảm đau trong một thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ bị nghiện thuốc. Điều gì sẽ xảy ra khi một loại thuốc giảm đau bị “phế võ công”? Bạn sẽ bị cơn đau đầu hành hạ bạn một cách dã man hơn và càng làm cho bạn muốn uống thêm nhiều thuốc hơn và càng nhiều thuốc hơn nữa tạo thành cái vòng luẩn quẩn.
Video đang HOT
Không phải nói ra những điều này nhằm thuyết phục bạn đừng có rớ vào mấy loại thuốc giảm đau. Không thể phủ nhận công lao của chúng, tuy nhiên đừng để chúng biến thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của bạn. Có một điều nếu nói ra tưởng là dư thừa: luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nhiều loại thuốc tuy rằng dùng khác mục đích nhưng lại có chung thành phần hoạt chất. Vì vậy, nếu dùng những loại thuốc này cùng một lúc sẽ càng làm tăng hàm lượng các thành phần hoạt chất giống nhau có mặt ở 2 thuốc khác nhau và sẽ càng làm tăng thêm độc tính. Một ví dụ rõ nhất là Tylenol trị đau đầu có chứa paracetamol, một số loại thuốc trị cảm cúm khác cũng có chứa paracetamol, nếu sử dụng 2 loại thuốc này cùng một lúc, sự quá liều paracetamol rất có thể xảy ra. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thất thường, mượn rượu giải sầu… thì càng làm tăng khả năng công phá lá gan mong manh của bạn. Điều “khó chịu” nhất là khi lá gan bị công phá ở giai đoạn sớm, những triệu chứng gặp phải rất giống cúm và làm cho bạn càng sử dụng thêm thuốc trị cúm và càng làm cho lá gan “oải chè đậu” hơn.
Nếu bạn bị hiệu ứng đau đầu hồi ngược khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, điều duy nhất bạn có thể làm để xoay chuyển tình thế là… ngưng ngay tất cả các loại thuốc giảm đau và thay thế bằng những liệu pháp tự nhiên khác. Những liệu pháp tự nhiên này đã được dùng từ lâu đời và đôi lúc còn nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau. Những liệu pháp này bao gồm thủy liệu pháp (hydrotherapy), hương liệu pháp (aromatherapy), châm cứu, massage, yoga… Trị những cơn đau đầu đúng phương pháp sẽ làm bạn tiết kiệm tiền bạc chi tiêu vào những loại thuốc giảm đau vốn hay gây… “nhức đầu” cho túi tiền của bạn.
DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
(Khoa Dược – ĐH Murdoch – Úc)
Theo SK&ĐS
7 sai lầm khi dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy tác dụng và không gây phản ứng phụ khi bạn không phạm những sai lầm dưới đây.
Dùng thuốc quá liều
Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Đặc biệt với thuốc giảm đau bạn chỉ nên dùng đúng chỉ định của bác sĩ (BS). Thật sai lầm nếu bạn cho rằng dùng càng nhiều thuốc giảm đau thì sẽ giúp "đánh đuổi" cách cơn đau một cách tuyệt đối và dễ dàng hơn. Trái lại, dùng nhiều thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc làm mất tác dụng của nó và thậm chí còn gây hại đến chức năng gan.
Uống thuốc bằng loại thức uống bạn thích
Có những người do sợ vị đắng mà uống thuốc bằng nước ngọt, đồ uống có chất kích thích, có chứa caffeine... Tuy nhiên điều này rất phản khoa học. Đặc biệt việc dùng những đồ uống có cồn để uống thuốc sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm độc cơ thể, đi ngược lại lợi ích của thuốc. Trên thực tế đã có những trường hợp dùng những loại đồ uống khác nhau mà không phải là nước lọc uống thuốc giảm đau ibuprofen gây nên tình trạng chảy máu. Hơn nữa thói quen uống thuốc sai cách này còn rất có hại cho gan. Các BS khuyến cáo bạn chỉ nên uống thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng bằng nước lọc thông thường.
Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên uống thuốc bằng nước lọc thông thường.
Uống thuốc khi lái xe
Các minh chứng cho rằng thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng ngủ gà, mơ màng, mặc dù mức độ của nó ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, giữ cho tinh thần được thư giãn thoải mái, bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau khi lái xe.
Không quan tâm đến tương tác thuốc
Bạn đọc toa thuốc nhưng chỉ chú ý đến cách dùng và công dụng mà bỏ qua sự tương tác của thuốc với các loại thuốc khác. Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuộc có thể gây nên hiện tượng tương tác thuốc với loại thuốc giảm đau và ngược lại. Ví dụ như thuốc aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc tiểu đường.
Dùng thuốc giảm đau chung với người khác
Việc kê đơn cho bạn loại thuốc giảm đau nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người. Chính vì thế, không thể dùng chung lẫn lộn loại thuốc giảm đau dành cho người này đối với người khác.
Quên kiểm tra hạn dùng của thuốc
Hãy nhanh chóng cho vào sọt rác những viên thuốc giảm đau đã hết hạn sử dụng. Tốt nhất, trước khi dùng thuốc bạn cần kiểm tra hạn dùng của nó để tránh mang họa vào thân.
Bẻ thuốc
Không nên tự ý bẻ thuốc hay chia nhỏ thuốc thành nhiều phần trước khi dùng nếu không có chỉ dẫn cụ thể của BS. Việc làm này sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng và thậm chí gây nên tác dụng "phản chủ".
Theo Báo Đất Việt
Những thói quen khiến thận kiệt sức Quả thận khoẻ mạnh giúp cơ thể hoạt động tốt hơn nhưng những thói quen hằng ngày dưới đây có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của thận. 1. Không thích uống nước Lượng chất thải thận phải tiếp nhận luôn nhiều hơn so với các cơ quan khác. Thận có chức năng cân bằng lượng nước và các chất điện giải...