Đau đầu chuyện học trung tâm hay tại gia
Đau đầu những thành phần học nhóm chỉ để chơi
Học nhóm ở đây có nhiều dạng. Một số teen học theo lớp trên trung tâm. Số khác học nhóm tại thầy cô bộ môn trên trường, cũng không ít nhóm bạn mời gia sư về nhà dạy. Nhưng hãi nhất là chuyện học nhóm của teen. Đa số, khi không được tha hồ đùa giỡn trên lớp, nhiều nhóm bạn chọn nơi học thêm là địa điểm… giải khuây.
Như nhóm bạn học anh văn của Thảo Trinh (Phú Nhuận) lúc nào cũng tưng bừng như vậy. Hội tụ toàn con nhà khá giả, lại sành điệu, nhóm bạn 5 người của Thảo Trinh luôn mời gia sư về giảng dạy riêng cho mình.
Đầu giờ học, cả nhóm ai cũng xin bố mẹ đi học thêm sớm. Lý do bảo là để xem lại bài, nhưng thực chất chẳng phải vậy. Trong tiết học thêm, vì nghĩ là “không lấy điểm”, nên chẳng ai học hành nghiêm túc. Hôm thì nói chuyện, đùa giỡn chẳng nghe giảng. Hôm lại ăn vụng rồi tụ tập cà kê ăn hàng ăn quán.
Những giáo viên nào kinh nghiệm cũng chỉ bám trụ được vài tháng. Thay đổi gia sư xoành xoạch, cả nhóm coi đó là “xì-tai”. Phụ huynh có hỏi thì đủ thứ lí do. Nào là cô giáo trẻ thiếu kinh nghiệm, nào là cô giảng không hiểu, nào là cô bận nên không chịu dạy nữa… Học được thì ít, mà nhóm kiếm cớ tụ tập, khoe hàng hiệu, bàn về các cậu trai trong lớp thì nhiều. Do đó, dù môn nào cũng học thêm nhưng bộ 5 này chẳng tiến bộ chút nào.
Chính vì những buổi học nhóm như thế mà rất nhiều phụ huynh không thích.
Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Việc thay đổi gia sư xoành xoạch cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc học thêm của teen. Bởi khi gia sư mới bắt đầu giảng dạy, thì phải tốn một khoảng thời gian mới nắm bắt được tình hình học tập của nhóm. Mặt mạnh, mặt yếu và tính tình của từng bạn cũng đòi hỏi phải qua thời gian thì mới có thể hiểu hết để giúp các bạn tiến bộ được.
Không chỉ học gia sư tại nhà mới để chơi. Nhiều bạn tìm đến các trung tâm như nơi để thoát khỏi nhà. Mỗi người một mục đích nhưng không phải ai cũng đến để học. Tệ hơn là một số còn coi trung tâm học thêm là nơi để làm quen, yêu đương. Nhiều teen đến trung tâm chỉ để gặp người yêu và cùng ngồi bên nhau trong lớp (?).
Chẳng lạ khi thấy nhiều bạn đến trường học mà ăn mặc hở hang, lòe loẹt. Lại có những nam sinh vào lớp chỉ để chọc ghẹo các bạn nữ. Suốt ngày ngó đông ngó tây tìm “em xinh” mà chẳng học hành gì. Việc đó không chỉ ảnh hưởng đến thành tích học tập của cá nhân đó, mà còn khiến cho những bạn khác bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn đến trung tâm muốn học hành nghiêm túc nhưng lại không thể học được. Nguyên nhân do tình trạng các trung tâm học thường khá đông đúc. Học sinh nhiều bạn còn kém ý thức. Người vào người ra, giáo viên không thể kiểm soát hết tình hình lớp và không thể kèm cặp, chỉ bảo kĩ càng được.
Video đang HOT
Một kèm một liệu có hiệu quả?
Rất nhiều teen tìm gia sư để học
Chán cảnh học trung tâm đông đúc, cũng không tìm được bạn để học nhóm chung. Nhiều teen chọn cách học gia sư riêng vì cho rằng như vậy là hiệu quả nhất. Nhưng học gia sư đôi khi cũng không hẳn đã tốt.
Nhiều gia sư dạy thêm nhiệt tình cao, bài nào học trò không biết cũng … làm dùm. Thế nên đôi khi làm học sinh trở nên thụ động và tình hình học tập ngày càng tệ hơn. Nhiều bạn khi học xong cũng không biết mình đang tìm gia sư về học hay đang tìm một người về làm bài dùm. Nhưng dù nhận ra thế, ít ai lên tiếng góp ý với thầy. Chung quy cũng tại chữ… lười.
Duy Phú (trường B.T.X) cho biết: “Mình đã từng được học một gia sư rất nhiệt tình, nhưng do trẻ tuổi, nên đôi khi thầy giảng mình chẳng hiểu gì cả. Nhiều chỗ, ban đầu thấy đơn giản, mình định làm, nhưng thầy giảng xong mình đâm ra không hiểu. Đang vò đầu bứt tóc thì thầy giải luôn. Thế rồi mình chép vào. Định bụng thầy về sẽ coi lại bài, nhưng xong lười quá nên cứ khất lần khất lượt. Một thời gian sau, mẹ mình thấy càng học thêm càng sút. Thế là bắt mình tự học một mình”.
Những trường hợp thầy giảng chuyện thầy, em hiểu chuyện em… không thiếu. Lại có nhiều bạn khi học gia sư, thì tỏ thái độ rất coi thường. Nguyên nhân vì học gia sư không lấy điểm. Giáo viên chịu dạy một kèm một thường trẻ tuổi, nên đôi khi học trò quậy phá chẳng nể nang ai.
Chọn lựa như thế nào?
Nên lựa chọn thế nào…?
Có những bạn nghĩ rằng khi đi học thêm thì thầy cô có thể giảng lại toàn bộ, nên vào lớp ngồi lo ngắm trời ngắm mây chẳng chịu học. Đến khi về nhà thì cũng không học nốt. Kết quả là dù có đi học thêm, học nếm bao nhiêu nhưng điểm số vẫn chẳng tăng.
Nói vậy không có nghĩa là học thêm không hiệu quả. Nó chỉ cho thấy rằng rất nhiều bạn lựa chọn phương pháp học tập không phù hợp với mình. Hay quá ỷ lại vào việc có thể đi học thêm dẫn đến hậu quả không tốt.
Dù học thêm riêng ở nhà hay chui vào các trung tâm thì sức học của teen chỉ có thể tiến bộ nếu teen biết đưa ra cho mình quyết tâm là đến để học chứ không phải đến để gặp bạn bè hay tìm gia sư về để khỏi nghe giảng hay để có người làm bài dùm. Đừng lãng phí thời gian và tiền của vào những kiểu học thêm như trên để rồi không đem lại hiệu quả gì, bạn nhé!
Theo PLXH
Bí quyết đỗ tốt nghiệp ĐH loại xuất sắc
Đi học đầy đủ để nắm chắc kiến thức ngay trên lớp. Bên cạnh đó đừng ngại hỏi thầy cô khi chưa hiểu hoặc chưa biết... Đây là những bí quyết thành công của các sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ngày 25/6, hơn 600 sinh viên khóa 51 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội đã được cấp bằng tốt nghiệp. Trong số này có 12 gương mặt được nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, 113 sinh viên đoạt loại giỏi, 433 sinh viên đoạt loại khá và chỉ 75 sinh viên đạt loại trung bình.
Dân trí đã có cuộc gặp gỡ khá thú vị với 2 trong số 12 sinh viên đạt loại xuất sắc của trường để tìm hiểu bí quyết đạt kết quả tốt nghiệp "ấn tượng".
Nên đi học đầy đủ
Với điểm tổng kết 3,64/4 (theo hình thức đào tạo tín chỉ), Ngô Thị Huyền Trang, quê ở Đăk Lăc, đã tốt nghiệp loại xuất sắc của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG HN. Cầm tấm bằng khen trên tay, Trang xúc động nói: "Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc, đó là kết quả sau 4 năm mình đã cố gắng".
Huyền Trang và mẹ trong ngày lễ nhận bằng.
Tuy việc chọn ngành Công nghệ Sinh học là do mẹ Trang chọn và định hướng nhưng Trang cũng sớm tỏ ra khá thích thú với ngành học của mình. Trang cho biết mình thích nhất những môn học về hóa sinh, sinh vật học phân tử và vi sinh vật, nhưng đối với Trang thì mỗi môn học đều là một trải nghiệm thú vị.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Trang nói: "Đi học đầy đủ là một điều vô cùng quan trọng. Mình luôn cố gắng nắm bắt bài học trên lớp một cách tốt nhất, không hiểu gì thì còn có thể hỏi trực tiếp thầy cô.
Khi thấy hứng thú với một phần nào đó, mình sẽ tự tìm tài liệu đọc thêm. Ngoài ra, việc kết hợp các tài liệu tiếng Anh trên mạng mà thầy cô giới thiệu cũng giúp mình rất nhiều. Ban đầu thì còn hơi bỡ ngỡ vì các từ chuyên ngành khá là khó đối với mình, nhưng sau rồi thì cũng quen dần, đến năm thứ 2, thứ 3 thì việc đọc tài liệu cũng dễ hơn vì kiến thức chuyên ngành của mình cũng tương đối, vốn từ cũng khá hơn".
Nói về dự định trong tương lai, Trang vui vẻ: "Trước mắt thì mình muốn tiếp tục học tập và nghiên cứu nhiều hơn nữa. Mình đang cố gắng kiếm một học bổng để đi du học châu Âu. Sinh học là một ngành rất thực tế, với lại cái cảm giác khám phá ra một cái gì đó mới thật là hay, nó khiến cho mình thực sự muốn gắn bó với ngành học này".
Học tín chỉ: cần chịu khó và tự học
Chu Hoàng Lan, 22 tuổi, cô cử nhân tài năng trẻ của khoa Sinh học có điểm tổng kết khá ấn tượng 3,61/4.
Sinh viên xuất sắc Chu Hoàng Lan.
Trong gia đình Lan, cả hai bố mẹ đều là giảng viên Trường ĐH Thái Nguyên. Ngay từ hồi nhỏ, Lan được bố "truyền" cho niềm say mê môn Sinh học. Lan đã học tập nỗ lực trong suốt 3 năm học chuyên Sinh trường chuyên Thái Nguyên. Năm 2006, Lan giành giải Nhì quốc gia môn Sinh. Giải thưởng đó giúp Lan được tuyển thẳng vào lớp Tài năng cử nhân Sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên.
Trong suốt 4 năm học đại học, Lan luôn giành được thành tích cao. Cô cử nhân trẻ tuổi đã chia sẻ với Dân trí về "bí kíp" học của mình khi nhà trường chuyển sang chương trình học tín chỉ.
Lan cho biết: Năm thứ hai, trường bắt đầu thực hiện chương trình học tín chỉ. Cử nhân tài năng học nhiều tín chỉ hơn, nên khá vất vả. Ban đầu có hơi bỡ ngỡ. Về sau, thời gian lên lớp ít hơn, vì thế Lan tự học ở nhà là chính.
Niềm đam mê nghiên cứu sinh học đã thôi thúc Lan tiếp tục học cao hơn nữa. Cô tâm sự rằng thời gian tới sẽ tìm kiếm cơ hội du học để tiếp tục nghiên cứu thêm ngành Sinh học.
Không trở thành giảng viên đại học, không kiếm tìm việc làm với tấm bằng xuất sắc, Lan chọn cho mình con đường du học để trau dồi thêm kiến tập, tiếp tục theo đuổi cái niềm đam mê của mình.
Theo dân trí
Vào "lò ấp trứng" luyện thi Chưa đầy 10 ngày nữa, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 bắt đầu. Thế nhưng, hàng trăm nghìn sĩ tử vẫn đang giam mình trong các lò luyện thi tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng... mong "mọc" thêm "vây" kiến thức để vượt vũ môn. Dù được khuyến cáo luyện thi cấp tốc không hiệu quả, nhưng nhiều thí sinh vẫn...