Đau đầu chọn trường
Kì thi đại học đang đến gần, các bạn học sinh cuối cấp đang tất bật chuẩn bị nộp hồ sơ. Bên cạnh áp lực học hành, ôn tập để chuẩn bị cho hai kì thi quan trọng sắp tới, các bạn còn đau đầu khi phải suy nghĩ chọn cho mình một trường đại học phù hợp với mình.
Đối với những bạn có lực học khá giỏi hoặc đã xác định trường đại học mà mình định thi ngay từ ban đầu thì điều này không mấy khó khăn và phải mất quá nhiều thời gian.
Thi trường nào luôn là vấn đề “đau đầu” của các bạn học sinh cuối cấp. Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Tuy nhiên, đây lại là một câu hỏi lớn đối với những bạn có lực học ở mức trung bình. Nếu chọn thi các trường cao thì không thể “với ” còn nếu các bạn thi những trường thấp điểm thì sợ sau này ra trường khó xin được việc.
Bạn Nguyễn Lan Ninh lớp 12H trường THPT Trần Phú chia sẻ ” Sức học của mình chỉ trung bình khá thôi, mình lại học khối D, môn tiếng anh lại rất kém,trong khi rất nhiều trường khối D tiếng anh lại nhân đôi, như vậy rất thiệt thòi. Thực sự thì mình vẫn chưa tìm được trường nào cho mình cả”.
Thậm chí có cả những bạn học lực kém ” đánh liều” nộp vào những trường top đầu với suy nghĩ “đằng nào cũng trượt rồi, trượt trường cao cho ” vẻ vang”. Hay ngay cả đối với những bạn học khá giỏi nhưng vì không đủ tự tin để thi vào trường mà mình yêu thích vì tâm lí sợ trượt. Đến lúc biết điểm thi của mình và điểm chuẩn của trường mà mình định thi thấy mình thừa điểm để đỗ thì lúc ấy “sự đã rồi bồi hồi cũng vô ích”
Video đang HOT
Bên cạnh yếu tố khả năng của bản thân, một số bạn còn phải chịu sức ép từ phía gia đình trong việc chọn trường. Đó là khi các bạn không được thi vào trường hoặc ngành mà mình yêu thích mặc dù có đủ khả năng và tự tin để thi.
Bạn Trần Thị Thu,lớp 12B6 trường THPT Nam Lý (Hà Nam) cho biết, “Mình muốn thi vào khoa tiếng Hàn trường đại học Hà Nội nhưng bố mình lại bắt mình vào thành phố Hồ Chí Minh thi tài chính ngân hàng, sau này phụ giúp cho công ty của bố mà mình lại chẳng thích học kinh tế một tẹo nào”.
Một số gia đình gây sức ép cho con cái phải thi trường theo ý của mình bằng cách dọa sẽ cắt tiền “lương” cũng như tiền tiêu vặt hàng tháng hay thậm chí….từ mặt nếu cứ tiếp tục thi trường mà con cái họ chọn.
Kết quả là, nếu bạn nào may mắn có khả năng ” nịnh hót”, năn nỉ, và “trường kì kháng chiến” thì thuyết phục được bố mẹ mình. Số còn lại thì đành phải làm theo lời của bố mẹ của mình thi vào trường mà mình chẳng có hứng thú chút nào. Chỉ số ít các bạn có đủ can đảm để “chống lại” ý của gia đình, vẫn thi trường đại học mà mình thích và tự ra ngoài làm thêm để trang trải cho cuộc sống sinh hoạt của mình.
Một vấn đề nữa là nhiều bạn luôn có suy nghĩ phải nhất định phải thi bằng được đại học chứ nhất định không học tại những trường nghề hoặc trung cấp mặc dù khả năng không cho phép họ có thể thi đậu vào một trường đại học.
Trong khi nước ta đang lâm vào thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” thì lựa chọn và khát khao của học sinh lớp 12 vẫn là đại học chứ không phải là một trường nghề để rồi sau này sau 4 năm ra trường những bạn này lại tiếp tục tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn hơn đó là ” làm sao kiếm được việc làm?”.
Nhiều bạn vẫn e dè khi quyết định học nghề chứ không phải là đại học. Ảnh minh họa, nguồn: Internet.
Các bạn luôn nói với nhau rằng” Đại học không phải con đường duy nhất” nhưng liệu rằng đã bạn nào làm theo quan niệm đó ?. Có chăng thì cũng chỉ là số ít.
Một sự thật đáng buồn là nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn không kiếm được việc làm vì thiếu năng lực lại quay ngược trở lại….học nghề với hi vọng kiếm được một việc làm ổn định. Đó quả là một sự phí lớn về thời gian và tiền của.
Ở các số nước phương tây, học sinh không quá nặng nề trong việc chọn trường hay quyết định có học đại học hay không. Thậm chí có những bạn quyết định không học đại học mà thay vào đó họ đi du lịch khắp mọi nơi để tích lũy kiến thức cho mình. Ngay cả khi họ đã học đại học được 2, 3 năm rồi nhưng họ vẫn sẵn sang từ bỏ tất cả, xách ba lô lên đường và trải nghiệm những điều mới mẻ mà đại học không bao giờ dạy họ. Vì sao các bạn trẻ Việt Nam lại không dám làm như vậy? Không gì khác, đó chính là lồi mòn trong suy nghĩ của các bạn cũng như của xã hội đó chính là phải khoác bằng được ” Tấm áo đại học” thì mới vẻ vang.
Việc chọn trường, ngành nghề hay hướng đi riêng cho mình không quá khó khăn nếu như các bạn biết xác định niềm đam mê ,mục tiêu. Điều quan trọng là hãy biết cố gắng nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của mình và cảnh cửa của thành công sẽ luôn mở rộng chào đón bạn.
Theo VNE
Từ 7/4, thí sinh tự do Bắc Giang nộp hồ sơ dự thi ĐH
Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của các thí sinh (kể cả thí sinh chưa kịp nộp tại các huyện, thành phố) từ 7/4 đến 17/4 tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Bắc Giang.
Ngoài ra, học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường, trung tâm nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường, trung tâm đó.
Các đối tượng khác (thí sinh tự do) nộp hồ sơ ĐKDT tại các trường THPT dân lập hoặc trung tâm GDTX-DN của huyện đó và lấy đơn vị ĐKDT chung của huyện; nếu nộp tại Sở GD&ĐT thì lấy mã đơn vị ĐKDT là 00.
Hồ sơ ĐKDT bao gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2. (Phiếu số 1 do Sở GD&ĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết)
3 ảnh chân dung cỡ 4x6 được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT, 1 ảnh dán ở bì, 2 ảnh còn lại ghi rõ họ tên, trường, khối, ngành đăng ký dự thi; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Để đảm bảo các loại giấy báo thi, chứng nhận kết quả thi, giấy trúng tuyển... của thí sinh không bị thất lạc hoặc chậm thời gian khi các trường ĐH, CĐ gửi qua đường bưu điện, Sở GD&ĐT Bắc Giang không thu phong bì và tem thư của thí sinh, mà thực hiện trả trực tiếp cho thí sinh.
Riêng thí sinh có nguyện vọng 1 học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học, cần nộp thêm 1 bản phô tô mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1 nộp cho Sở, sau đó Sở nộp cho trường ĐH, CĐ không tổ chức thi.
Theo GDTĐ
Hôm nay bắt đầu nộp hồ sơ tuyển sinh vào ĐH, CĐ Bắt đầu từ hôm nay 17/3, các thí sinh thi vào ĐH, CĐ năm 2014 sẽ bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) theo tuyển Sở GD&ĐT. Thí sinh khi làm hồ sơ đăng kí dự thi ĐH - CĐ 2014 lưu ý, ngoài những yêu cầu như mọi năm, hồ sơ năm nay có điểm khác liên quan đến...