Đau đáu ánh mắt phụ huynh đợi con trước cổng trường
Thí sinh vất vả một thì cha mẹ cực nhọc mười. Dưới nắng hè chói chang, đôi mắt của các đấng sinh thành luôn hướng về cánh cổng trường tìm kiếm tìm bóng dáng đứa con thân yêu.
Dõi theo bóng con khuất sau cánh cổng, hồi hộp đợi xem nó có trở ra nhờ giúp gì không… mãi đến khi loa thông báo bắt đầu giờ làm bài, phụ huynh mới yên tâm đôi chút. Đến cuối giờ, ánh mắt của các đấng sinh thành lại dán chặt vào cánh cổng, đợi con về.
Trong sương sớm, bờ vai cha là chiếc gối tuyệt vời
Dưới nắng trưa…
dường như ánh mắt của mẹ, cha càng khắc khoải
…hay đơn lẻ một mình, họ cùng tâm trạng chung
Video đang HOT
Sốt ruột đợi con
Nỗi nhọc nhằn nuôi con ăn học rồi lại trầy trật đưa con đi thi là đề tài thảo luận chung của các đấng sinh thành. Con gái thi ở trường ĐH Sài Gòn (quận 5, TPHCM), rất gần nhà nhưng cô Phan Thị Lệ vẫn đưa con đi thi. Bởi vì ngày xưa cô đi thi một mình, đã nếm trải cảm giác tủi thân khi thấy bạn bè có người chờ đợi, săn sóc. Cô vui vẻ kể: “Nó đi thi mà làm như mình cũng thi cùng nó vậy, mà còn cực hơn nhiều. Coi như là phục vụ từ a-z vậy mà nhiều lúc nó còn cằn nhằn mình nữa chứ”.
Chú Nguyễn Văn Kiệm có con gái là Nguyễn Thị Thanh Tuyền (HS trường THPT Chu Văn An, TP Buôn Mê Thuột) lần đầu đưa con đi thi nhưng đã có kinh nghiệm “đầy mình” thuở đi ứng thí ngày xưa: “Lúc đó mấy anh em mệt quá rủ nhau nằm ngủ, tỉnh dậy chỉ còn mấy cuốn sách gối đầu, cho nên giờ tôi có tinh thần cảnh giác cao lắm. Nhờ vậy mà hôm trước con bé suýt bị giật laptop, tôi giằng lại được đấy”. Thấy vậy, nhiều thí sinh khác không có người lớn đi cùng xin theo về ở trọ cùng nhà với “bố” Nguyễn Văn Kiệm.
Chú Kiệm sẵn lòng trông nom luôn cả các thí sinh khác trong nhà trọ.
Cô Lê Kim Khởi, quê ở Tiền Giang, có con gái thi vào ĐH Luật thì chia sẻ niềm vui vì may mắn có chủ nhà trọ tốt bụng: “Chủ nhà của tôi tốt lắm, bà cho mẹ con tôi ăn cơm ở nhà chung với các nhân viên của bà. Bà nói ăn uống bên ngoài đắt đỏ lắm, lại không vệ sinh, vậy nên bà đun nước bỏ vô tủ lạnh cho tôi cầm đi nữa. Sáng 4 giờ bà đi tập thể dục thì kêu mẹ con tôi dậy luôn. Ở dưới quê lên mà gặp được người như vậy, mẹ con tôi thật là tốt phước đó”.
Cô Khởi hết sức vui mừng vì gặp được chủ nhà trọ tốt bụng
Chuyện vui, chuyện buồn cứ thế tuôn ra giúp phụ huynh quên đi nỗi sốt ruột và cái nắng hè…
Tin: Hồng Nhung
Ảnh: Hồng Nhung – Minh Hoàng
Theo dân trí
Trắng đêm mưu sinh ở bãi rác lớn nhất thủ đô
Trên những núi rác thải hôi thối, ruồi nhặng bâu đầy, hàng trăm người vẫn miệt mài trong ánh đèn đêm đào bới phế liệu kiếm sống.
Là nơi chứa rác thải lớn nhất của Hà Nội, bãi rác thuộc khu liên hiệp chứa và xử lý chất thải Nam Sơn nằm trên địa bàn ba xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn). Hàng ngày khoảng 800 đến 1000 người dân nhặt rác chuyên nghiệp vào đào bới tìm kiếm phế liệu.
Bắt đầu từ 3h sáng những người tìm kiếm phế liệu lại đi xe máy kéo theo một chiếc xe để thồ hàng đến tập kết tại bãi rác bắt đầu công việc.
Mỗi người đều được trang bị trang phục theo quy định gồm ủng, quần áo, mũ bảo hộ có đèn pin soi sáng. Họ miệt mài, cần mẫn đào bới từng túi rác rồi rũ ra tìm kiếm bên trong xem có gì có thể bán được cho hàng thu mua phế liệu.
Một người đàn ông đang lục kỹ bên trong chiếc ví da vừa tìm thấy.
Hai người đàn ông nghỉ tay mà không có chỗ ngồi.
Họ cứ cần mẫn đào bới cho đến khi trời sáng. Xung quanh mùi khó ngửi tràn ngập, ruồi nhặng bay rập rờn.
Chị Vinh, có thâm niên làm nghề này cho biết, đã quá quen thuộc nên không còn cảm giác ghê sợ như lúc mới vào nghề. "Giờ mà còn sợ mùi, không nhanh chân tìm kiếm có mà chết đói", chị nói. Chị Vân ở xã Nam Sơn chia sẻ, cả nhà cùng hành nghề này, đây chính là nguồn thu nhập chính của gia đình. Trung bình một người có thể kiếm được 80.000 đến 150.000 một ngày tuỳ theo số lượng phế liệu thu về.
Trong bao tải này có thể là gỗ, sắt, nhựa, nylon hay bất cứ thứ gì có thể tái chế được.
7h sáng, sắp đến giờ buộc phải rời khỏi bãi theo quy định để cho các xe chở rác tiếp tục vào đổ, nhiều tổ "công nhân" vẫn miệt mài đào bới hy vọng không bỏ phí "món hàng" nào có giá trị.
Trong khi đó nhiều người đã kiếm được những bao tải to hàng phế liệu mang ra xe.
Những thành quả đầu tiên lần lượt được chở từ bãi rác đến nơi thu mua.
Theo VNExpress
Cụ ông 86 tuổi vẫn làm Robin Crusoe Vào năm 1962, Brenden Grimshow đã rời bỏ London (Anh) và mua một hòn đảo nhỏ có tên gọi là Moyenne với giá gần 13.000 USD. Ông đã sống một mình trên hòn đảo này từ đó tới nay. Giờ đây, Breden Grimshow đã 86 tuổi. Mỗi buổi sáng, ông bị đánh thức bởi những tiếng xào xạc của những ngọn cây và...