Đau bụng không rõ nguyên nhân
Cách đây 1 tuần em phải nhập viện vì đau bụng. Nhưng nằm viện mấy ngày, làm các xét nghiệm, chụp, siêu âm mà không tìm ra nguyên nhân. Bây giờ em rất sợ lại đau bụng trở lại vì không biết bệnh gì, phòng tránh thế nào?
Trần Thị Lưu Ly (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân như bạn không phải là hiếm gặp. Trên thực tế, đau bụng không rõ nguyên nhân có thể đến với bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ tới người lớn.
Về mặt cơ chế, đau bụng trong khi không có tổn thương nào xảy ra (đau bụng chức năng) do các tín hiệu thần kinh được tiết ra từ não hoặc ruột đã khiến cho ruột trở nên nhạy cảm quá mức đối với tác nhân gây đau.
Một số yếu tố sau được cho là có thể dẫn tới đau bụng chức năng: Vấn đề tâm lý như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm; Không dung nạp một số thực phẩm như gluten, fructose, lactose.
Video đang HOT
Sử dụng chất kích thích; Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDs. Khi bạn đã được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán một cách cẩn thận và được kết luận là đau bụng không rõ nguyên nhân thì có thể yên tâm là các cơ quan trong ổ bụng của bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Đau bụng có thể nghĩ tới nguyên nhân tâm lý. Nếu công việc nhiều áp lực, mối lo chăm sóc con cái và gia đình có thể khiến bạn lo lắng quá mức.
Khi bị rối loạn lo lắng kéo dài, nhiều người có thể xuất hiện các triệu chứng đau không cụ thể ở các cơ quan trong cơ thể, phổ biến nhất là đau tim vùng trước ngực, đau dạ dày vùng thượng vị,…
Lúc này, việc thực hiện các xét nghiệm như chụp Xquang, CT-scanner, MRI, nội soi,… đều không phát hiện được các tổn thương đặc hiệu.
Để phòng ngừa cơn đau trở lại, bạn thử các cách sau đây: dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục; không đặt tham vọng, thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được; học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở; luyện yoga hay thiền để tạo cân bằng về cảm xúc của cơ thể; nên chia sẻ tình trạng buồn phiền, lo lắng với người thân, bạn bè.
Ăn nhiều đường và nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm
Qua những thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học Mỹ nhận thấy những con chuột được cho ăn chế độ nhiều đường đã phát triển bệnh viêm đại tràng nặng hơn, một loại bệnh viêm ruột (IBD).
Hình ảnh phóng đại ruột trước và sau ( ảnh trái và phải) sau khi ăn khẩu phần nhiều đường 7 ngày.
Các nhà nghiên cứu khi kiểm tra ruột già của chúng đã tìm thấy nhiều vi khuẩn có thể làm hỏng lớp chất nhầy bảo vệ ruột.
Tiến sĩ Hasan Zaki, người đứng đầu cuộc nghiên cứu đăng trên Science Translational Medicine cho biết: "Viêm đại tràng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở Mỹ và ở các nước phương Tây. Đây là điều rất quan trọng".
Viêm đại tràng có thể gây tiêu chảy dai dẳng, đau bụng và xuất huyết trực tràng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, số người Mỹ trưởng thành mắc bệnh IBD đã tăng từ 2 triệu người năm 1999 lên 3 triệu người vào năm 2015.
Ngoài ra, viêm đại tràng đang bắt đầu xuất hiện ở trẻ em, điều chưa từng xảy ra trước đây, Zaki, giáo sư bệnh lý của UT Southwestern cho biết.
Zaki cho biết, do tỷ lệ phổ biến của căn bệnh này cao hơn nhiều ở các nước phương Tây, các nhà nghiên cứu đã xem xét chế độ ăn kiểu phương Tây: nhiều chất béo, đường và đạm động vật như một yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. Trong khi chế độ ăn giàu chất béo được phát hiện là nguyên nhân kích hoạt IBD, còn vai trò của đường vẫn gây tranh cãi.
Nghiên cứu mới này chỉ ra đường, đặc biệt là đường có trong xi-rô ngô có đường fructose cao do ngành công nghiệp thực phẩm phát triển vào những năm 1960 và sau đó ngày càng được sử dụng để làm ngọt nước giải khát và các loại thực phẩm khác - là một nghi ngờ chính.
Các nhà nghiên cứu của UT Southwestern đã cho chuột uống một dung dịch nước có nồng độ 10% các loại đường khác nhau trong chế độ ăn uống gồm glucose, fructose và sucrose trong 7 ngày. Họ phát hiện ra rằng, những con chuột có khuynh hướng phát triển bệnh viêm đại tràng.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng kỹ thuật giải trình tự gien để xác định các loại và tỷ lệ vi khuẩn được tìm thấy trong ruột già của chuột trước và sau khi ăn chế độ nhiều đường. Sau 7 ngày, những con chuột được cho ăn đường sucrose, fructose và đặc biệt là glucose cho thấy những thay đổi đáng kể trong quần thể vi sinh vật bên trong ruột.
Các vi khuẩn được biết đến để tạo ra các enzym phân giải chất nhầy, như Akkermansia, được tìm thấy với số lượng lớn hơn, trong khi một số vi khuẩn tốt thường được tìm thấy trong ruột,như Lactobacillus, trở nên ít hơn.
Các nhà nghiên cứu đã thấy bằng chứng về sự mỏng đi của lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột già cũng như các dấu hiệu nhiễm trùng của các vi khuẩn khác.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột của cả người và chuột có thể thay đổi nhanh chóng khi thay đổi chế độ ăn uống.
Zaki cho biết, hiện ông có kế hoạch nghiên cứu xem lượng đường tiêu thụ cao có ảnh hưởng đến sự phát triển của các bệnh viêm nhiễm khác như béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer hay không.
Bắt chước video trên youtube, bé trai 9 tuổi nuốt cả bấm móng tay vào bụng Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận trường hợp bé trai N.V.A., 9 tuổi trong tình trạng đau bụng, ho nhiều, khó chịu, do nuốt phải dị vật. Qua thăm khám và nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện dị vật là một chiếc bấm móng tay có kích thước 60x16mm, nằm tại vị trí phình...