Đầu bếp xịn mách cách nấu canh măng khô móng giò ngày Tết ngon mềm, nước trong veo không lo độc hại
Để có được một bát canh măng thơm ngon, mềm, nước dùng trong veo cho ngày Tết cũng cần có tuyệt chiêu riêng.
Vào ngày Tết Nguyên Đán, trên mâm cỗ luôn có các món ăn truyền thống như gà luộc, nem rán, giò lụa, giò xào, căng măng khô móng giò… Trong đó, canh măng khô móng giò bạn có thể ăn bất cứ lúc nào trong năm xong vào ngày Tết, món ăn này vẫn mang ý nghĩa vô cùng.
Để nấu món canh măng khô móng giò mềm thơm, nước trong, không lo còn sót chất độc trong măng cũng cần có bí quyết riêng. Nếu chưa biết cách hoặc phân vân nên nấu như thế nào cho hấp dẫn, các bạn có thể tham khảo cách làm của đầu bếp Phạm Bá Hà dưới đây nhé.
Dưới đây là tuyệt chiêu nấu canh măng khô móng giò ngày Tết của đầu bếp Phạm Bá Hà, các bạn hãy cùng tham khảo nhé:
Nguyên liệu:
- 500g móng giò lợn trước
- 170g măng vầu khô hoặc măng lưỡi lợn khô
- 50g hành củ khô bằm nhuyễn
- 20g hành hoa lấy phần củ gốc cắt dài 7cm
- 3 lá mùi tàu
- 1 ít hạt tiêu
- Nước mắm mặn ngon
- 30g hạt nêm rau củ
- 2 lít nước vo gạo để ngâm măng
- Một ít ớt thái chỉ để trang trí
- Nước lọc hoặc nước dùng xương
- Dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Chân móng giò trước lợn loại ngon 1 cái cỡ 500gr đem cạo sạch lông và rửa sạch.
Video đang HOT
Sau đó chẻ bổ đôi móng giò rồi chặt miếng vừa ăn. Mỗi miếng dày khoảng 2,5cm.
- Măng vầu khô rửa sạch, ngâm vào nước vo gạo để qua một đêm sau đó rửa sạch. Cho măng vào luộc với nước sạch khoảng 2 tiếng. Lưu ý khi luộc măng nên thay nước liên tục khoảng 3 lần trong quá trình luộc để măng được trắng, ra hết mùi và vị đắng chát của măng khô cũng như chất độc còn sót lại trong măng. Nếu luộc 2 tiếng mà măng chưa mềm hẳn bạn có thể luộc thềm.
- Khi măng đã được luộc kỹ, kiểm tra thấy măng đã mềm, vớt ra ngâm măng vào nước lạnh. Lúc này, tiến hành nhặt sạch các lá măng vụn bên ngoài bỏ đi để bát canh măng được gọn và ngon hơn. Sau đó vớt măng ra để ráo nước và tiến hành thái miếng vừa ăn khoảng 2,5cm x 3,5cm.
Bước 2: Ninh chân giò
Cho nồi lên bếp, thêm 1 muỗng canh dầu ăn, cho 1/2 chỗ hành củ khô bằm nhuyễn vào phi thơm. Khi hành đã thơm, cho chân giò vào, xào qua và nêm nếm thêm nước mắm, hạt nêm, một chút tiêu vào, xào đến khi chân giò ngấm đều gia vị.
Tiếp đến, cho nước lọc vào xâm xấp mặt chân giò, ninh nhỏ lửa khoảng 15 phút sau khi nước sôi.
Bước 3: Xào măng
- Tiếp đến, bắc chảo nóng, phi thơm lượng hành củ băm nhỏ còn lại vào phi thơm. Sau đó, cho măng vào xào. Nêm thêm nước mắm, hạt nêm, xào cho ngấm măng.
Bước 4: Hoàn thiện canh măng khô móng giò
- Khi măng săn lại và ngấm gia vị, cho chảo măng ra và trút vào nồi chân giò đã ninh trước đó, đun cho sôi lại. Tiếp đến, thêm lượng nước vửa đủ, tiếp tục ninh canh măng khô khoảng 60 phút hoặc cho đến khi thấy chân giò đã mềm, măng ngấm, nêm nếm lại một lần nữa để vị vừa ăn là hoàn thành.
Lưu ý: Trong quá trình nấu canh măng và chân giò, đun nhỏ lửa và liên tục hớt bỏ bọt cùng lượng mỡ thừa nổi trên bề mặt nước canh để nước canh măng được trong, không bị váng mỡ quá nhiều.
Bước 5: Trình bày
Lấy bát tô to múc lượng măng và chân giò ra bát, xếp chân giò vào giữa bát, chần sơ hành hoa cho lên trên.
Sau đó chan nước canh vào và trang trí thêm một chút lá mùi tàu thái nhỏ, một chút ớt thái sợi là xong.
Yêu cầu thành phẩm:
Măng khô chín mềm, chân giò chín mềm, nước dùng trong màu nâu nhạt, vị vừa ăn và có mùi thơm đặc trưng của măng khô.
Canh măng khô móng giò phù hợp với mâm cơm cúng ngày Tết và bữa cơm đầm ấm trong gia đình khi tiết trời se lạnh. Món ăn này còn phù hợp ăn với cơm trắng hoặc bún.
Chúc các bạn thành công!
Canh ngon ngày Tết: 3 cách nấu canh măng đậm đà nóng hổi để bạn trổ tài 'nữ công gia chánh'
Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc đến Tết mà không nhắc những món canh măng ngọt nước đậm đà.
Cùng Emdep.vn học cách nấu canh măng cho cả nhà thưởng thức dịp Tết này nhé!
Cách nấu canh măng xương
Nguyên liệu:
Xương heo 500 grMăng tươi 700 grHành lá 3 nhánhNgò rí 1 ítHành tím 2 củGia vị: muối, tiêu đường, bột ngọt, hạt nêmDầu ăn 1 muỗng canh
Canh măng xương
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu
Xương heo chặt khúc nhỏ (2-3 lóng tay). Ngâm xương heo trong 5 phút với nước muối pha loãng rồi rửa sạch với nước. Tiếp tục trụng 3 phút bằng nước sôi rồi vớt ra để ráo.
Ướp xương heo: 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hành tím băm, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh đầu hành lá băm nhuyễn; ướp trong vòng 15 - 20 phút.
Măng bóc vỏ, lấy lõi non bên trong, cắt khúc vừa ăn. Nên luộc măng trong 2 - 3 lần nước, mỗi lần 20 - 30 phút để loại bỏ hoàn toàn độc tố. Khi luộc, nhớ mở nắp nồi để độc tố thoát ra ngoài.
Hành tím lột vỏ băm nhuyễn.
Hành lá và ngò rí rửa sạch, thái nhỏ.
Nấu canh
Làm nóng nồi trên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn, dầu sôi thì cho phần xương đã ướp vào đảo đều trong 5 - 10 phút.
Cho lượng nước vừa ăn vào đun sôi, nấu thêm 15 phút để thịt mềm.
Tiếp tục cho măng đã luộc vào, để sôi khoảng 10 phút.
Nêm nếm 1 muỗng cà phê muối, 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 ít tiêu, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt.
Nấu thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp, cho ra tô.
Cách nấu canh măng móng giò
Nguyên liệu:
200 gam măng tươi400 gam móng giò heoHành lá, ngò1 muỗng canh hành tím băm nhuyễnCác loại gia vị: muối, nước mắm, dầu ăn, tiêu, hạt nêm, bột ngọt
Canh măng móng giò
Cách chế biến món canh măng:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sau khi lựa chọn mua đầy đủ nguyên liệu như trên, bước đầu tiêu là sơ chế nguyên liệu. Măng tươi sau khi mua về bạn rửa thật sạch và ngâm với muối. Bạn có thể rửa lại nhiều lần giúp măng giảm bớt vị đắng. Tiếp theo, đem măng luộc qua nước sôi khoảng 5 phút, rồi ngâm măng trong nước lạnh. Cuối cùng là vớt ra để ráo và cắt thành từng khúc vừa ăn. Hành lá và ngò bạn rửa sạch và cắt khúc.
Đối với chân giò heo sau khi mua về, bạn nên cạo lông và làm sạch, có thể rửa với muối rồi trụng qua nước sôi. Sau khi trụng, bạn cho giò heo ra tô và ướp cùng với hạt nêm và muối, để từ 10 - 15 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
Bước 2: Chế biến
Bạn bắc nồi lên bếp, cho vào nồi một ít dầu ăn. Sau khi dầu nóng, cho hành tím đã băm vào phi đến khi thơm. Tiếp theo bạn cho chân giò heo và xào, đến khi thịt đã săn lại bạn cho vào nước vào nồi.
Nấu đến khi nước sôi thì vớt hết bọt trong nồi. Bạn nên ninh chân giò heo đến khi mềm thì cho măng tươi vào nấu cùng. Tiếp tục nấu khoảng 10 - 15 phút khi măng, giò heo đã mềm đều thì bạn cho muối, bột ngọt, hạt nêm và nêm nếm cho vừa ăn. Cuối cùng cho hành lá, ngò và tiêu vào rồi tắt bếp.
Cách nấu canh măng tươi cá lóc
Nguyên liệu:
Cá lóc: 500 grMăng: 300 grỚt: 2 quảHành lá, mùi tàuCà chua: 1 quảGia vị: Muối, hạt nêm, dầu ăn, bột canh, nước mắm,...
Canh măng tươi cá lóc
Cách nấu canh măng cá thơm ngon lạ miệng:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Với măng, bạn loại bỏ phần gốc già và tướt thành sợi nhỏ rồi rửa sạch với nước sạch và để ráo.
Hành lá, mùi tàu bạn nhặt sạch, đem rửa với nước rồi dùng dao thái khúc.Với ớt thì bạn cắt lát nhỏ. Cà chua rửa sạch căt múi cau. Cá lóc mua về bạn làm sạch, rửa với nước sau đó xát rượu trắng và gừng lên người cá lóc để cá bớt tanh( có thể dùng muối và rượu trắng để khử mùi tanh của cá). Sau đó rửa sạch cá rồi cho ra rổ dể ráo. Tiếp đó, bạn dùng dao cắt cá thành khúc 3-4 cm.
Bước 2: Ướp cá với các gia vị hành tỏi băm nhỏ, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt và tiêu sau đó trộn đều để cá thấm gia vị trong khoảng 30 phút.
Bước 3: Phi hành khử mùi tanh của cá. Bạn bắc tiếp nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào. Khi dầu nóng lên bạn cho phần củ hành vào phi thơm. Sau đó cho cá lóc đã ngấm gia vị vào xào nhẹ tay để thịt cá được chín, săn lại.
Bước 4: Nấu canh
Khi cá đã chín và săn lại thì cho vào nồi một lượng nước vừa đủ dùng để nấu canh và đun sôi, dùng thìa vớt hết lớp bọt bên trên để nước canh được trong và ngon hơn, tiếp đến nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Tiếp tục, bạn cho măng chua, cà chua thái miếng vào, để sôi thêm 3 phút nữa cho các nguyên liệu chín đều thì tắt bếp rồi cho phần đầu hành, hành lá, rau ngổ thái nhỏ vào.
Bước 5: Hoàn thành:
Bày món canh măng chua cá lóc ra tô, trang trí bên trên vài lát ớt, rau mùi thái khúc nữa là bạn đã hoàn thành món canh chua chua, ngọt ngon, thanh mát hấp dẫn rồi đấy.
Chúc bạn thành công!
Trưa Chủ nhật thử thưởng thức mâm vịt "không lối thoát" Một con vịt được đầu bếp chuyên nghiệp chia thành các phần thịt khác nhau, lòng cũng giữ lại để làm thành mâm vịt từ 3-8 món. Chính sự đa dạng về hương vị, ứng dụng gia vị và cách nấu mà nó còn được gọi vui là món ăn "không lối thoát". Trong xu hướng ẩm thực, món ăn có tên gọi...