Dấu ấn những chiếc xe đầu tiên ở Việt Nam
Những chiếc ô tô đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam khi nào? Thời điểm nào Việt Nam bắt đầu có những chiếc xe đò, xe khách, taxi kinh doanh vận tải?
Chiếc ô tô đầu tiên chạy hơi nước
Theo Trung tâm Lưu trữ quốc gia, đến năm 1886, Hà Nội đã có 2 chiếc ô tô, một của giáo hội chuyên để chở cha đạo Puginier và một của nhà thầu Sở Công chính ở Hà Nội là Coutel. Đây là 2 trong những chiếc xe đầu tiên tại Việt Nam, thời đó được chạy bằng động cơ hơi nước.
Taxi con cóc ở Sài Gòn xưa
Phải đến những năm 1905 – 1907, ít nhất đã có khoảng 6 chiếc xe hơi nhập nguyên chiếc từ Pháp vào Sài Gòn. Người mua chiếc đầu tiên là một người Pháp và chiếc thứ hai thuộc về một người Việt Nam quê Mỹ Tho.
Sau những chiếc xe đầu tiên xuất hiện, ô tô nhập vào nước ta ngày càng nhiều hơn, vấn đề nhiên liệu cũng được đặt ra. Chính quyền Pháp khi đó đã nhập xăng dầu chủ yếu từ Malaysia, Indonesia, hoặc Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Những loại xe thông dụng giai đoạn 1900-1930 được nhập vào Việt Nam là các loại xe của Pháp như: Renault, Peugeot, Citroen, Panhard, Berliet, Hotchkiss và một số ít xe Mỹ của hãng Ford, Chrysler và GM (General Motors).
Đến năm 1913, toàn Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam đã có 350 xe hơi loại nhỏ. Đến năm 1926 Việt Nam có 9.504 xe ô tô.
Công ty xe hơi đầu tiên ở Saigon Ippolito et Cie -Maison V. Ippolito – thành lập năm 1900, đại lý xe Peugeot và cung cấp dịch vụ chuyên chở công cộng.
Do sự phát triển mạnh của ô tô, tại Hà Nội năm 1910 có một cơ sở sửa chữa bảo dưỡng ô tô được hình thành, đó là xưởng AVIA đặt tại phố Hàng Vôi do người Pháp lập ra.
Xe kéo tay đầu tiên đánh dấu sự ra đời của xe xích lô
Chiếc xe kéo tay có nguồn gốc từ Nhật Bản, xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1883. Đó là chiếc xe do Thống sứ người Pháp Jean Thomas Raoul Bonnal đem từ Nhật Bản về Hà Nội. Xe có tên gọi là Ginrikit, có 2 bánh bằng gỗ, do người chạy bộ cầm tay vào càng để kéo xe.
Sau đó khoảng 1 năm, vào năm 1884, một nhà thầu Pháp tại Hà Nội đã cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả miền Bắc. Từ đây, chiếc xe kéo dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội, tiếp đến là Hải Phòng, Nam Định.
Tiếp đó, một hãng cho thuê xe kéo được thành lập, hành khách phải giữ chỗ trước một ngày nếu muốn được thuê. Ở Hà Nội thời đó nổi tiếng là các chủ xe: Hưng Ký, Vũ Thị Hảo, Bùi Văn Quế… Năm 1920, Hà Nội đã có hãng sản xuất loại xe này với công xuất 350 xe/năm.
Video đang HOT
Phong trào xe kéo bắt đầu lan vào Huế và miền Nam. Xe kéo phổ biến nhất ở Huế là vào thời điểm 1920-1945. Ngoài nhiều xe kéo tinh xảo dành riêng cho tầng lớp vua quan, ở ngoài đường xe kéo có rất nhiều, như một loại “taxi” thời bấy giờ.
Sau khi Việt Nam giành được độc lập, tháng 5/1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh quy định cấm lưu hành loại xe kéo tay để chở khách.
Một thời gian sau đó, nước ta bắt đầu xuất hiện loại xe 3 bánh chở khách có tên gọi xe xích lô (phiên âm từ tiếng Pháp: Cyclo). So với xe kéo tay, xe xích lô được cải tiến từ xe đạp, nhưng có 3 bánh, có người ngồi đạp xe ở phía sau nên xe chạy được êm với tốc độ khá nhanh hơn xe kéo tay, nhưng không tốn quá nhiều sức.
Chiếc xích lô đầu tiên được sáng chế bởi một người Pháp tên là Caupeaud vào năm 1938. Năm 1939, Caupeaud mang nó sang Campuchia và sau đó được du nhập vào Sài Gòn vào những năm 1940 và từ đó rồi lan ra Hà Nội.
Xe đò đầu tiên ở Sài Gòn
Vào năm 1926, đã có tổng cộng 9.510 xe cơ giới chạy tại Việt Nam
Năm 1903, ở Sài Gòn người ta đã thấy vài chiếc xe chở thư chạy bằng than. Đến năm 1908 cũng tại Sài Gòn đã có khoảng 30 xe ô tô, kiểu dáng còn thô sơ, muốn chạy phải đốt cho máy nóng trước. Về sau nhiều tư nhân nhập xe ô tô để chuyên chở hành khách, gọi là xe đò.
Tuyến xe đò đầu tiên được đem vào khai thác là tuyến Sài Gòn – Trảng Bàng, Sài Gòn – Tây Ninh. Khi các hãng xe đò ra nhiều, từ Sài Gòn, Chợ Lớn chạy khắp các tỉnh, lúc này có nhiều xe đời mới hơn với các thương hiệu như: Peugeot, Clément Bayard… thường mỗi xe chỉ được khoảng 10 – 11 người với tốc độ khoảng 30km/h.
Đến năm 1929 số ô tô nhập vào Nam kỳ đã lên đến 11.000 chiếc, trong đó có 9.000 chiếc xe du lịch.
Vào thời điểm từ 1935, xe ô tô dùng chở khách, chở hàng rộ lên ở khắp Nam kỳ. Các nhà tư sản bỏ vốn đầu tư mua xe chạy khắp các ngả, từ thành thị đến thôn quê. Ngoài Sài Gòn, Chợ Lớn là trung tâm hoạt động của các hãng xe đò, xe tải đi về các tỉnh miền Đông, miền Tây, ra miền Trung.
Xe bus đầu tiên ở Hà Nội
Với loại hình xe bus, khoảng năm 1919, Việt Nam có 4 chiếc xe bus mang nhãn hiệu General Motors (GM) của Mỹ để chuyên chở hành khách tại khu vực cột đồng hồ TP Hà Nội, cách cầu Long Biên chừng 1km (giờ là nút giao thông phía Nam lên cầu Chương Dương). Người Hà Nội thời đó phiên âm chữ bus thành “buýt” và tên gọi xe buýt có từ thời đó.
Vào thời Pháp, cứ xe chở khách dù tuyến đường ngắn hay tuyến đường dài, người ta đều gọi là xe buýt cả. Lái xe khi đó là người Việt Nam, đi làm lính thợ cho quân đội Pháp có bằng lái xe do chính phủ Pháp cấp, sau khi giải ngũ họ về làm nghề lái xe.
Xe buýt thời Pháp chỉ có một cửa lên xuống ở phía sau. Ban đầu có 2 hàng ghế gỗ sát thành xe như ghế tàu điện và tàu hỏa ở giữa là chỗ đi lại. Nhưng sau đó nhận thấy để ghế dọc chở ít khách nên các hãng xe cải tiến thành ghế ngang chở được nhiều khách hơn, trung bình mỗi xe trở khoảng 30 khách.
“Taxi con cóc” xuất hiện tại Sài Gòn
Những chiếc Renault 4CV đầu tiên được người Pháp nhập cảnh vào Việt Nam cuối thập niên 1940. Sau đó, khoảng những năm 1950, xe được dùng để chở khách theo từng chặng đường ngắn được người Pháp gọi là taxi.
Từ đó, từ taxi được người dân Sài Gòn quen gọi để đi vì giá rẻ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho khách vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Đến những năm 1960-1970, đường phố Sài Gòn tràn ngập loại xe “taxi con cóc” có màu xanh dương và màu vàng kem. Gọi “taxi con cóc”, bởi taxi lúc đó khá nhỏ và có kiểu dáng như con cóc.
Những chiếc taxi thời kỳ này phần lớn là của tư nhân nhập từ Pháp về, sau đó được đăng ký và cấp phát số hiệu. Số hiệu được in lớn hai bên cửa, khách muốn đi taxi phải ra đường chờ xe chạy ngang qua rồi vẫy tay để gọi, hoặc ra tận những nơi đậu xe.
Tại Hà Nội, phải đến giữa năm 1993, công ty xe du lịch tiếp nhận khoảng 30 xe nhãn hiệu Mazda (Nhật) và Kia (Hàn Quốc) xe do Liên doanh Ô tô Hòa Bình sản xuất để triển khai mô hình vận chuyển khách bằng loại hình xe taxi. Sau đó, Công ty CP Taxi Hà Nội được thành lập, trở thành đơn vị đầu tiên tại Hà Nội vận chuyển khách bằng taxi.
Bến Nứa là bến xe khách đầu tiên
Bến Nứa gần đầu cầu Long Biên những năm đầu thế kỷ XX
Năm 1923, người Pháp mở rộng 2 làn xe trên cầu Long Biên ở hai bên thành cầu để cho xe ô tô đi qua.
Các loại xe ô tô, đặc biệt là xe ô tô chở khách trước đó thường phải đi phà qua sông Hồng. Hơn nữa, số xe đỗ đón trả khách ở khu vực cột đồng hồ ngày càng tăng, nơi này trở nên chật chội, vì vậy đến năm 1925 hội đồng thành phố thời đó quyết định chuyển ô tô đỗ đậu ở khu vực cột đồng hồ đến bãi đất chuyên bán nứa bên cạnh cầu Dumer (Long Biên). Từ đó, nơi này có tên là Bến Nứa. Bến ô tô Bến Nứa được coi là bến xe ô tô đón trả khách đầu tiên ở Hà Nội.
Covid-19 hoành hành, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam 'hãm phanh' giảm mạnh
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại các nước trong khu vực Đông Nam Á khiến chuỗi cung ứng phụ tùng linh kiện sản xuất ô tô đứng trước nguy cơ đứt gãy, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 7 vừa qua sụt giảm 5,9%.
Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 7 vừa qua sụt giảm 5,9% ẢNH: TRẦN HOÀNG
Sau 2 tháng liên tiếp tăng trưởng vượt mức trên 15.000 xe, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam bắt đầu sụt giảm và có xu hướng "lao dốc" trong những tháng tới. Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải Quan cho thấy, trong tháng 7.2021, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 14.407 xe ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng kim ngạch đạt 335,4 triệu USD.
So với tháng 6.2021, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam giảm 909 xe tương đương 5,9% về lượng và 13,3% về kim ngạch so với tháng 6.2021.
Phần lớn ô tô nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu đến từ 2 thị trường Thái Lan, Indonesia ẢNH: LA ĐẠT
Phần lớn ô tô nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu đến từ 2 thị trường Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc. Tuy nhiên, so với tháng trước lượng xe nhập từ Thái Lan chỉ đạt 7.008 xe, giảm 256 xe; Ô tô nguyên chiếc nhập từ Indonesia đạt 5.290 xe, trong khi ô tô nguyên chiếc các loại nhập từ Trung Quốc chỉ đạt 1.381 xe, giảm gần 700 xe so với tháng 6.2021.
Thực tế này xuất phát từ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại các quốc gia như Thái Lan, Indonesia... khiến nhiều nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô phải tạm dừng hoạt động, chuỗi cung ứng phụ tùng, linh kiện sản xuất ô tô theo đó cũng bị ảnh hưởng.
Trước đó, theo thông tin Thanh Niên trích dẫn từ Nikkei Asia , trong những ngày cuối tháng 7 vừa qua Toyota đã ra thông báo tạm ngừng hoạt động tại 3 nhà máy lắp ráp ô tô của hãng ở Ban Pho, Samrong và Gateway (Thái Lan) do thiếu hụt phụ tùng, linh kiện. Honda cũng tạm dừng sản xuất một nhà máy vài ngày trong đầu tháng 8.2021.
Cộng dồn 7 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong nước đã nhập khẩu tổng cộng 95.525 ô tô nguyên chiếc các loại ẢNH: THANH LÊ
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Malaysia cũng khiến nhiều nhà máy sản xuất ô tô phải thu hẹp quy mô, cắt giảm số lượng nhân công làm việc tại nhà máy để đảm bảo các quy định giãn cách xã hội. Trong khi đó tại Indonesia - nơi có số ca nhiễm, tử vong do dịch Covid-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á, nhiều nhà máy ô tô cũng đã tạm dừng hoạt động. Các nhân viên của những hãng ô tô Nhật Bản làm việc tại Indonesia được chính phủ yêu cầu chỉ làm việc tại nhà hoặc nếu có quốc tịch Nhật Bản có thể trở về nước nếu họ muốn.
Ngoài ra, việc một dòng xe vốn hút khách như Ford Ranger - trước đây nhập khẩu từ Thái Lan đã chuyển sang lắp ráp, phân phối tại Việt Nam từ giữa tháng 7.2021 cũng góp phần khiến lượng xe nhập khẩu từ Thái Lan sụt giảm.
Ford Ranger - trước đây được nhập khẩu từ Thái Lan đã chuyển sang lắp ráp, phân phối tại Việt Nam từ giữa tháng 7.2021 ẢNH: FORD VIỆT NAM
Cộng dồn 7 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong nước đã nhập khẩu tổng cộng 95.525 ô tô nguyên chiếc các loại, đạt kim ngạch đạt 2,13 tỉ USD, tăng 111,2% về lượng và 107,1% về kim ngạch so với cùng kỳ 2020.
Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam trong những tháng tới dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm, thậm chí một số mẫu xe nhập hút khách đang đối mặt nguy cơ khan hàng.
Xe hơi Pháp với thiết kế ấn tượng, nhiều tuỳ chọn động cơ, giá khởi điểm gần 800 triệu DS 4 2022 là mẫu xe gây ấn tượng với thiết kế bắt mắt, cung cấp nhiều tuỳ chọn về động cơ, đa dạng về phiên bản. Thương hiệu xe Pháp cung cấp cả biến thể hatchback và crossback. Quý IV tới, DS 4 2022 sẽ được DS Automobiles bán ra ở châu Âu. Biến thể hatchback cạnh tranh với BMW 1 Series,...