Đặt viên gạch đầu tiên xây ước mơ ‘lớn lên con muốn làm gì?’
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư quy đinh công tác hướng nghiêp, tư vân viêc làm và hỗ trợ khơi nghiêp trong các cơ sơ giáo dục.
Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ bậc tiểu học đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là hiện nay mỗi năm có đến hàng nghìn cử nhân thất nghiệp.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thu – Hiệu trưởng Trường tiểu học Mỹ Đình 1 (Hà Nội) cho biết: “Hiện nay, trong tiết dạy tập đọc về nghề nghiệp của bố mẹ thì giáo viên cũng phải liên hệ thực tế là khi lớn lên học sinh muốn làm nghề gì và vì sao con lại mong muốn như thế. Ngay từ nhỏ, nhiều đứa trẻ đã nuôi dưỡng mơ ước về việc mình sẽ trở thành người như thế nào, làm nghề gì trong tương lai.
Thông qua các bài giảng, cô giáo có thể nhập vai một đầu bếp thực thụ hay một cô y tá… cô giáo có thể vừa truyền thụ kiến thức cho học sinh vừa giúp các em nuôi dưỡng những dự định tương lai, sau này làm nông nghiệp sạch hay làm bác sĩ cứu người, công an bắt tội phạm…
Từ những ước mơ đó, thầy cô sẽ góp phần quan trọng trong việc tư vấn, đồng hành cùng học sinh trên hành trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Không chỉ giúp bé tự khám phá và tìm hiểu bản thân, thầy cô còn hỗ trợ học sinh đưa ra lựa chọn có trách nghiệm, cũng như xây dựng kế hoạch chiến lược hướng đến mục tiêu nghề nghiệp lâu dài”.
Video đang HOT
Theo cô Thu, việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc tiểu học là việc nên làm từ sớm để học sinh từ nhỏ đã có những định hướng và tưởng tượng nhất định về các nghề nghiệp trong tương lai.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiểu học (ảnh minh họa)
Theo cô Lê Thị Thu Lý – Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) thì hiện nay đa số học sinh có thể cảm nhận được nghề nghiệp của bố mẹ đang làm là gì, có mục đích gì, công việc hàng ngày ra sao, thậm chí các con có thể nói được cả nghề nghiệp của bác hàng xóm là làm công an thì bắt tội phạm, làm giáo viên thì dạy học sinh, làm lái xe thì chở khách… Điều này giúp học sinh có định hướng ước mơ nghề nghiệp cho mình từ sớm.
“Tôi nghĩ rằng việc đưa giáo dục hướng nghiệp vào cho học sinh tiểu học là cần thiết nhưng quan trọng là đưa thế nào, làm cho giáo viên hiểu được mục đích giáo dục hướng nghiệp là gì, cần ở mức nào, nên dùng phương pháp ra sao… mới là vấn đề cần bàn”, cô Lý cho hay.
Theo dự thảo về hướng nghiệp cho học sinh tiểu học thì cấp tiểu học, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội; Hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường; Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng quản lý bản thân, Kỹ năng xã hội, Tìm hiểu về gia đình, cộng đồng, Phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho học sinh.
Các hình thức triển khai gồm thực hiện qua tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các nhóm nghề nghiệp, việc làm tại cộng đồng tối thiểu 1 lần/năm học; Tổ chức tư vấn, đánh giá năng khiếu của học sinh thông qua quá trình học tập, rèn luyện và các bài kiểm tra, đánh giá năng lực.
Hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 10
Để có định hướng nghề nghiệp phù hợp sau này, học sinh lớp 10 được khuyên phải sớm có ước mơ, trau dồi vốn kiến thức và kỹ năng qua các hoạt động trong nhà trường...
Học sinh tham khảo phiếu khảo sát để có hình dung ban đầu về nghề nghiệp - Ảnh: ÁNH TRINH
Sáng 27-9, Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM) tổ chức chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 10 trong khuôn khổ hội trại truyền thống 'Tuổi xanh' lần thứ VI.
Cô Võ Thị Hồng Lan - hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Nhà trường thực hiện công tác định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh ở cả ba khối. Những năm trước đây nhà trường tập trung trọng tâm ở khối 12. Nhận thấy trên thực tế nhiều học sinh có những lựa chọn ngành học chưa thật sự phù hợp với năng lực của bản thân, bắt đầu từ năm 2019 đến nay, trường tiến hành định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh ngay từ lớp 10 để các em có sự lựa chọn đúng đắn sau khi tốt nghiệp THPT".
Theo TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng Ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM, xu thế xét tuyển bằng học bạ sẽ tăng, do đó học sinh cần phải làm "đẹp" học bạ của mình. Cụ thể, "đẹp" không chỉ là điểm văn hóa mà còn là những kỹ năng tích lũy được thông qua các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao...
"Để có định hướng nghề nghiệp phù hợp sau này, đầu tiên học sinh lớp 10 cần phải sớm có ước mơ. Thứ hai, phải trau dồi vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân thông qua các hoạt động trong nhà trường. Thứ ba, cần chủ động tìm hiểu nhiều phương thức tuyển sinh của các trường đại học" - cô Mai nhấn mạnh.
Những "chiếc lá" dệt nên giấc mơ Các em nhỏ trên mảnh đất hình chữ S sống cơ cực, hoặc thiếu vắng tình thương yêu của cha, mẹ... cuối cùng đã có lối mở trong tương lai từ những chiếc "lá lành"... Từ các bản làng xa xôi vùng núi cao đến những vùng đồng bằng sông nước, từ suối sâu đến vùng biển xa, chuyến xe "Cặp lá yêu...