Đặt stent động mạch thận: Cơ hội cứu sống bệnh nhân
Khoa Tim mạch can thiệp – Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa thực hiện can thiệp điều trị thành công đặt stent động mạch thận cho bệnh nhân (BN) hẹp nặng động mạch thận 2 bên.
Việc triển khai thành công phương pháp trên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ giúp cứu sống nhiều BN.
Cuối tháng 4, BN H.V.P.H. (54 tuổi, TP. Cam Ranh) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng đột ngột khó thở, tức ngực, huyết áp 200/110mmHg. Sau 2 ngày phối hợp 3, 4 loại thuốc điều trị tăng huyết áp nhưng tình trạng tăng huyết áp của BN không cải thiện. Qua khai thác tiền sử bệnh, BN này nhiều lần tăng huyết áp đột ngột, lần gần nhất tăng đến 250/130mmHg. Từ những thông tin khai thác được, kết hợp với quá trình theo dõi điều trị, các bác sĩ tại Khoa Tim mạch can thiệp nghi ngờ BN tăng huyết áp thứ phát do hẹp động mạch thận. BN được chỉ định siêu âm Doppler động mạch thận và chụp mạch máu xóa nền (DSA). Kết quả cho thấy, BN bị hẹp 70% cả động mạch thận phải và động mạch thận trái.
Can thiệp đặt stent cho bệnh nhân bị hẹp động mạch thận.
Video đang HOT
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Văn Thưởng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trưởng ê-kíp can thiệp cho biết: “Tuy đã được điều trị nội khoa tối ưu nhưng BN đáp ứng kém trong suốt quá trình điều trị. Vì vậy, qua hội chẩn, chúng tôi quyết định can thiệp đặt stent động mạch thận phải cho BN. Sau can thiệp 3 ngày, huyết áp BN đã ổn định ở mức 130/80mmHg, đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Đây là BN được đặt stent động mạch thận đầu tiên tại bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên của khu vực miền Trung và Tây Nguyên thực hiện thành công phương pháp này”.
Theo bác sĩ Thưởng, đối với bệnh lý này, bên cạnh điều trị bằng thuốc, nếu BN hẹp động mạch thận 2 bên, đề kháng với thuốc điều trị tăng huyết áp, hoặc đã có biến chứng tổn thương thận hoặc các cơ quan khác thì phải thực hiện tái tưới máu thận. Có 2 phương pháp tái tưới máu thận là phẫu thuật hở và can thiệp đặt stent. Khi chưa có phương pháp đặt stent, phẫu thuật những trường hợp này là đại phẫu thuật, phải huy động nhiều người tham gia. Phương pháp đặt stent động mạch thận qua da là phương pháp tiên tiến, hiện đại được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng do tính an toàn và hiệu quả. Ở phương pháp này, chỗ hẹp động mạch thận sẽ được nong bằng bóng hoặc đặt giá đỡ lòng mạch (stent) để khắc phục tình trạng hẹp. Ưu điểm vượt trội của nó là tỷ lệ thành công cao, biến chứng thấp, không phải gây mê, ít đau, thời gian bình phục ngắn. “Từ thành công trường hợp đầu tiên, bệnh viện sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp này cho những BN khác mắc bệnh lý tương tự. Tiến tới, bệnh viện sẽ triển khai can thiệp đặt stent cho các trường hợp hẹp động mạch não”, bác sĩ Thưởng cho biết.
Chức năng chính của thận là lọc các chất độc trong máu và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Nguyên nhân chính gây hẹp động mạch thận là do xơ vữa (thường gặp ở bệnh nhân hơn 45 tuổi) hoặc do tăng sản xơ cơ (thường gặp ở phụ nữ dưới 50 tuổi). Khi động mạch thận bị hẹp, thận sẽ thiếu máu. Quá trình này kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận; mặt khác vì thiếu máu đến thận nên thận sẽ tiết Renin gây tăng huyết áp mất kiểm soát, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Do thiếu máu thận mạn tính dẫn đến teo các phức hợp cầu thận. Nếu BN tiến triển đến suy thận ở giai đoạn cuối, phải lọc máu chu kỳ thì tỷ lệ tử vong lên tới 30%.
Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, hẹp động mạch thận chiếm dưới 1% BN tăng huyết áp mức độ nhẹ và vừa; tỷ lệ này tăng lên 10 – 40% ở những BN tăng huyết áp dưới 35 tuổi, tăng huyết áp mất kiểm soát ở BN trên 55 tuổi… Khác với những bệnh lý khác, hẹp động mạch thận thường không gây ra triệu chứng cho BN. Vì thế, những đối tượng có nguy cơ cao nói trên cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Lần đầu tiên đặt stent động mạch 2 bên thận thành công
Ngày 28.4, bác sĩ CKII Phan Hữu Chính, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết: Khoa Tim mạch can thiệp, Trung tâm tim mạch của bệnh viện này lần đầu tiên can thiệp điều trị thành công, đặt stent động mạch thận cho bệnh nhân hẹp nặng động mạch thận 2 bên.
Ê kíp tham gia can thiệp - CÔNG THI
Bệnh nhân H.V.P.H (54 tuổi ở TP.Cam Ranh, Khánh Hoà), nhập viện trong tình trạng đột ngột có cơn tăng huyết áp 250/130 mmHg, tức ngực, khó thở...
Sau 2 ngày phối hợp với 4 loại thuốc điều trị tăng huyết áp nhưng tình trạng tăng huyết áp của bệnh nhân không cải thiện (huyết áp tối đa dao động 170-180mmHg), các bác sĩ tại khoa tim mạch can thiệp nghi ngờ bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát do hẹp động mạch thận.
Tiến hành siêu âm Doppler động mạch thận ghi nhận hẹp động mạch thận bên phải, bệnh nhân được tiến hành chụp mạch máu xóa nền (DSA) ghi nhận hẹp 70% đường kính động mạch thận phải và 70% động mạch thận trái. Mặc dù đã được điều trị nội khoa tối ưu nhưng bệnh nhân đáp ứng kém trong suốt quá trình điều trị, vì vậy đã được hội chẩn và can thiệp đặt stent động mạch thận phải.
Sau 3 ngày, tới thời điểm này huyết áp bệnh nhân đã đáp ứng tốt với điều trị nội khoa 130/80 mmHg.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chức năng chính của thận là lọc các chất độc trong máu và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
Nguyên nhân chính gây hẹp động mạch thận là do xơ vữa (thường ở bệnh nhân hơn 45 tuổi, thường liên quan lỗ động mạch chủ hoặc đoạn gần động mạch thận) hoặc do tăng sản xơ cơ (thường gặp ở, phụ nữ dưới 50 tuổi và liên quan đến đoạn xa động mạch thận và nhánh trong thận), khi động mạch thận bị hẹp, thận sẽ thiếu máu.
Quá trình này kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận, mặt khác vì thiếu máu đến thận nên thận sẽ tiết Renin gây tăng huyết áp mất kiểm soát.
Theo PGS.TS.BS Huỳnh Văn Thưởng, Trưởng ê kíp can thiệp, Giám đốc Trung tâm Tim mạch cho biết: Nhiều năm qua, Trung tâm can thiệp tim mạch là chủ yếu, nhưng đặt stent động mạch thận là lần đầu tiên.
Người bệnh cũng cần hiểu rõ hơn về bệnh hẹp động mạch thận, tuy chỉ chiếm dưới 1% bệnh nhân tăng huyết áp mức độ nhẹ và vừa, tuy nhiên tỷ lệ này tăng lên 10-40% ở những bệnh nhân tăng huyết áp dưới 35 tuổi, đột ngột huyết áp tăng cao mất kiểm soát ở bệnh nhân trên 55 tuổi, hoặc tăng huyết áp kháng trị... qua đó sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của người bệnh.
Vì vậy, khi bệnh nhân thấy có các dấu hiệu bệnh kể trên cần đến ngay cơ sở y tế có năng lực thăm khám để được điều trị kịp thời.
Một bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa Bệnh nhân nhập viện do triệu chứng buồn nôn và đau đầu. Nhưng sau đó, bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Chị Tiến khóc nghẹn trước cái chết bất thường của chồng. Theo chị Nguyễn Thị Tiến (ngụ đường Nguyễn Chích, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), tối 18/4, chồng chị là anh Lê Văn...