Đất nước phát triển khi có công nghệ Việt
Muốn đất nước phát triển bền vững, độc lập tự chủ không có cách nào khác phải có công nghệ Việt.
Người Việt Nam từ cổ tới kim đều rất thông minh, chịu khó, cần cù và sáng tạo. Dân tộc Việt Nam được nhìn nhận là một dân tộc thông minh với chỉ số IQ rất cao, vào hàng các quốc gia thông minh trên thế giới.
Điều đó đã được cha ông ta chứng minh trong lịch sử dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước hàng ngàn năm qua.
Đất nước ta đang sở hữu một nguồn tài nguyên, nguồn lực vô giá là con người, trí tuệ và đóng góp trí tuệ Việt cho nhân loại. Cụ thể, Việt Nam có hàng trăm nghìn nhà khoa học, công nghệ được đào tạo ở rất nhiều trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước, hàng chục nghìn nhà khoa học công nghệ Việt đang làm việc cho các Viện, trường, cơ sở khoa học và sản xuất, kinh doanh trên khắp thế giới, đặc biệt ở các nước như Mỹ, Châu Âu, Nhật bản, Singapore…
Đã có rất nhiều những phát minh nổi tiếng thế giới do người Việt tạo ra, rất nhiều cuộc tranh tài về khoa học công nghệ quốc tế người Việt, đoàn Việt Nam đều đạt giải thưởng cao như huy chương vàng, bạc, đồng.
Đất nước ta đang sở hữu một nguồn tài nguyên, nguồn lực vô giá là con người, trí tuệ và đóng góp trí tuệ Việt cho nhân loại. Ảnh: Thanh Hùng/VietNamNet
Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn sinh viên, nghiên cứu sinh người Việt đang ở khắp các châu lục. Số lượng học sinh Việt Nam đi du học đứng thứ 10 trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người trở về phục vụ đất nước lại quá ít. Họ không chỉ đi bằng tiền của gia đình, mà còn theo các chương trình nhà nước bằng ngân sách nhà nước. Hầu hết những sinh viên, học sinh đạt giải Vòng nguyệt quế trong các cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vẫn chưa về nước. Có không it nhà khoa học công nghệ về một thời gian nhưng không phát huy được khả năng lại ngậm ngùi ra đi.
Với những thế mạnh của đất nước kể trên, tuy nhiên nhìn rộng ra sẽ thấy khoa học công nghệ nước ta chưa phát triển, chưa xứng tầm, chưa đóng góp nhiều cho sự phát triển. Muốn đất nước phát triển bền vững, độc lập tự chủ không có cách nào khác phải có công nghệ Việt.
Chúng ta cũng đang lãng phí rất lớn chất xám. Cụ thể, chưa khai thác, sử dụng tốt được trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ khoa học công nghệ là người Việt trong nước cũng như ở nước ngoài.
Nguyên nhân chính là chúng ta chưa có chính sách nhất quán, kiên định lâu dài về đánh giá và sử dụng nhân tài.
Các nhà khoa học, quản lý Việt Nam ở nước ngoài chỉ một số ít về hẳn, hoặc về tham gia đóng góp cho xây dựng đất nước mà thôi. Còn lại, khá nhiều nhà khoa học sau 1975 bỏ nước ra đi không trở về nữa. Không ít các sáng tạo, phát minh, sáng chế lại không từ các đề tài do các Viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ mà xuất phát từ nông dân, công nhân, thợ cơ khí…
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tài tình trong việc sử dụng kêu gọi trí thức Việt kiều từ các nước về theo Bác để phát triển đất nước,bảo vệ tổ quốc. Biết bao nhà khoa học nổi tiếng theo Bác về làm việc trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ, hy sinh tại Thủ đô kháng chiến sau ngày Tuyên ngôn độc lập 2/09/1945.
Một câu hỏi bỏ ngỏ là chúng ta đã khai thác, sử dụng nguồn lực này tốt hay chưa? Đã khai thác thế nào và hiệu quả ra sao? Cách nào để khai thác tốt hơn?
Video đang HOT
Nguyên nhân chính là chúng ta chưa có chính sách nhất quán, kiên định lâu dài về đánh giá và sử dụng nhân tài. Xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Trước hết. nhà nước nên khẩn trương có hẳn một chương trình quốc gia thật nhất quán trong việc điều tra, thống kê, đánh giá, phân tích lại tình hình nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong nước và Việt kiều ở nước ngoài. Từ đó, có chiến lược mời họ tham gia đóng góp phát triển đất nước.
Thứ hai, chúng ta đã thành công chương trình kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như chương trình phát triển kinh tế tư nhân trong hơn 30 năm qua. Vậy nên chăng, cần nghiên cứu để đưa các kinh nghiệm này vào lĩnh vực khoa học công nghệ tạm gọi là chương trình kêu gọi phát triển khoa học công nghệ.
Thứ ba, cần cải tổ triệt để, toàn diện lĩnh vực khoa học công nghệ. Nên tập trung và bắt buộc các trường Đại học phải là trung tâm nghiên cứu. Đại học phát triển, đi lên từ nghiên cứu và đào tạo. Tổ chức lại hai Viện Hàn lâm theo mô hình các quốc gia thành công của Israel, Trung Quốc…từ cơ chế chính sách, tổ chức nghiên cứu tới con người.
Thứ tư, xem xét lại các Viện nghiên cứu của các Bộ để gắn với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước và tư nhân. Mô hình các Viện công nghệ của doanh nghiệp nằm trong doanh nghiệp, phục vụ doanh nghiệp như Viettel, Vingroup, Rạng Đông, Fecon, IQC, Tập đoàn dầu khí Việt Nam… cần được nhân rộng.
Thứ năm, khuyến khích các nhà khoa học công nghệ trở thành người của các công ty trong nghiên cứu phát minh, nghiên cứu phát triển. Coi trọng các nghiên cứu của học sinh, sinh viên gắn với khởi nghiệp cũng là giải pháp khôn ngoan.
Thứ sáu, có cơ chế chính sách tổ chức thị trường công nghệ, Thị trường mua bán các doanh nghiệp khởi nghiệp mua bán công nghệ và mua bán ý tưởng.
Thứ bảy, khuyến khích tổ chức các Quỹ mạo hiểm cho đầu tư nghiên cứu khoa học,tạo vườn ươm khoa học công nghệ, doanh nghiệp… và mua bán các công nghệ, ý tưởng, các công ty vừa khởi nghiệp thành công.
Thứ tám, nên đánh giá, sử dụng, khuyến khích, tạo sân chơi cho các nhà khoa học là quần chúng, các nhà khoa học “chân đất”, gọi là những ông hai lúa làm công nghệ để họ tích cực đóng góp.
Thứ chín, hợp tác quốc tế sâu rộng, có chọn lọc các quốc gia, các lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên và phân khúc thời kỳ.
Thứ mười, hòa giải và hoà hợp dân tộc. Chúng ta quý trọng chất xám và đóng góp trí tuệ từ lòng tự trọng, đam mê, tâm huyết và yêu nước của các nhà khoa học công nghệ Việt trên khắp thế giới.
8 kiểu thông minh của trẻ mà cha mẹ dễ bỏ qua
Tiến sĩ Howard Gardner chỉ ra rằng trí thông minh của con người rất đa dạng, bao gồm 8 loại trẻ em có 8 kiểu thông minh khác nhau, chứ không đơn thuần là IQ và EQ.
(Ảnh minh hoạ)
Từ những năm 1980, tiến sĩ Howard Gardner, nhà tâm lý học phát triển nổi tiếng người Mỹ kiêm giáo sư ĐH Harvard đã đưa ra lý thuyết về "đa trí tuệ". Lý thuyết này sau đó đã được sử dụng rộng rãi trong giáo dục mầm non ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á.
Theo tiến sĩ Howard, trẻ em có 8 kiểu trí thông minh, bao gồm:
Thông minh ngôn ngữ: Trẻ có khả năng sử dụng hiệu quả ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ của bản thân. Trẻ điều khiển linh hoạt lời nói, ngữ nghĩa và ngữ pháp nhằm biểu đạt cảm xúc.
Các nghề nghiệp phù hợp: nhà hoạt động chính trị, giáo viên, luật sư, biên tập viên, diễn giả, phóng viên...
Cha mẹ nên chú ý: Hướng dẫn bé nhìn tranh và nói, rèn luyện kỹ năng tư duy, ngôn ngữ. Dạy bé biết chữ bằng đồ vật, bằng thẻ chữ, khuyến khích trẻ giao tiếp với người khác, đồng thời phát triển ngôn ngữ thứ hai của bé (đặc biệt từ giai đoạn 3-6 tuổi).
Thông minh logic toán học: Thể hiện qua khả năng tính toán, đo lường, lý luận, phân loại và thực hiện các phép toán phức tạp một cách hiệu quả. Trí thông minh này bao gồm sự nhạy cảm với các cách thức, các mối liên hệ logic.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà khoa học, kế toán, thống kê, kỹ sư, phát triển phần mềm máy tính...
Cha mẹ nên chú ý cho con kết hợp chơi và học, phương pháp giảng dạy Montessori...
Trí thông minh không gian: Đề cập đến khả năng nhận thức chính xác không gian thị giác và mọi thứ xung quanh, bao gồm khả năng thể hiện cảm giác dưới dạng hình ảnh. Trí thông minh này bao gồm sự nhạy cảm với màu sắc, đường nét, hình dạng, các mối quan hệ không gian...
Nghề nghiệp phù hợp: Thiết kế nội thất, kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, họa sĩ, phi công...
Cha mẹ nên chú ý cho trẻ viết, vẽ nguệch ngoạc theo ý thích hay chơi với các khối, các mô hình...
Trí thông minh vận động cơ thể: Đó là khả năng sử dụng toàn bộ cơ thể để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, cũng như việc khéo léo sử dụng đôi tay để chế tạo hoặc điều khiển đồ vật. Trí thông minh này bao gồm các kỹ năng thể chất đặc biệt như có thể giữ cân bằng tốt, có sức mạnh, có tốc độ...
Nghề nghiệp phù hợp: Diễn viên, vũ công, vận động viên, bác sĩ phẫu thuật, thợ cơ khí, thợ kim hoàn...
Cha mẹ nên tập cho trẻ chơi các đồ chơi có tính vận động, để trẻ làm việc nhà...
Trí thông minh âm nhạc: Đề cập đến khả năng nắm bắt giai điệu, nhịp điệu, âm sắc. Trí thông minh này giúp trẻ có độ nhạy cao với nhịp điệu, giai điệu, có khả năng sáng tạo với âm nhạc.
Nghề nghiệp phù hợp: ca sĩ, nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc...
Cha mẹ nên cho trẻ chơi các trò chơi có âm thanh (piano, trống). Huấn luyện trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc, hay các công cụ phối hợp tay - mắt...
Trí thông minh giao tiếp giữa các cá nhân: Đề cập đến khả năng hiểu và tương tác tốt với người khác. Trí thông minh này liên quan chặt chẽ với việc nhận thức và trải nghiệm cảm xúc của người khác.
Nghề nghiệp phù hợp: Chính trị gia, nhà ngoại giao, lãnh đạo, nhà tâm lý học, bán hàng...
Cha mẹ nên cung cấp cơ hội tương tác với trẻ em cùng độ tuổi, qua đó rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
Trí thông minh tự nhận thức: Đề cập đến khả năng tự hiểu biết để hành động phù hợp. Trí thông minh này đồng nghĩa với khả năng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, nhận ra sở thích, cảm xúc, ý định và khả năng suy nghĩ độc lập.
Nghề nghiệp phù hợp: triết gia, chính trị gia, nhà tư tưởng...
Cha mẹ nên cho trẻ không gian và thời gian riêng để nhìn nhận, suy ngẫm. Tăng cường giao tiếp để lắng nghe, khuyến khích những cảm nhận của trẻ.
Trí thông minh khám phá tự nhiên: Đề cập đến khả năng quan sát, khám phá thế giới tự nhiên, từ đó phân loại các vật thể. Trí thông minh này thể hiện ở sự tò mò mạnh mẽ, khả năng quan sát nhạy bén và hiểu được các sắc thái khác nhau của một sự vật, sự việc nào đó trong tự nhiên.
Nghề nghiệp phù hợp: nhà thiên văn học, nhà sinh học, nhà địa chất, nhà khảo cổ học, nhà môi trường...
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động gần gũi với thiên nhiên, giúp trẻ quan sát và khám phá động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên, hoặc nuôi động vật, trồng hoa... trong nhà.
Theo nghiên cứu này, rất ít người có đầy đủ 8 loại trí thông minh này. Trí thông minh ở trẻ không phải lúc nào cũng phát triển cao độ nếu không được phát hiện, chú ý và rèn giũa hàng ngày. Việc cha mẹ phát hiện và đồng hành, hướng dẫn các kỹ năng và cách phát triển trí thông minh đặc thù của con là vô cùng quan trọng.
Tại sao giáo dục Phần Lan lại để trẻ phải nếm mùi thất bại liên tục? Nền giáo dục Phần Lan luôn khiến mọi người trên thế giới ngưỡng mộ và muốn học hỏi theo. Cách giáo dục của người Phần Lan rất khác biệt, đi ngược lại với xu hướng chung nhưng lại mang đến những hiệu quả không ngờ. Giáo sư Paul Stozmin, một học giả nổi tiếng người Mỹ nói rằng: "IQ và EQ rất quan...