Đặt mức trần cho khoản thu thỏa thuận
Với nỗ lực hạn chế tiêu cực trong các khoản thu ở trường học, Hà Nội đã đưa ra mức trần đối với khoản thu thỏa thuận. Đồng thời với khoản thu tự nguyện, mọi hình thức ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp của phụ huynh cũng là vi phạm pháp luật.
Thu thỏa thuận không quá 150.000 đồng
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cho biết, căn cứ vào nhu cầu thực tế từ các cơ quan quản lý giáo dục quận, huyện và một số cơ sở giáo dục công lập, Sở đã chính thức đưa ra hướng dẫn thực hiện các khoản thu khác ngoài học phí trong trường công lập.
Như vậy trong năm học này, các trường công lập sẽ được thu thành 3 khoản ngoài học phí theo quy định của thành phố bao gồm thu hộ, thu thoả thuận và thu tự nguyện.
Ngoài tiền ăn hàng ngày với học sinh bán trú thì các trường công lập chỉ được thu không quá 150.000/học sinh/tháng
Điểm mới đáng chú ý về quy định thu chi năm nay so với các năm học trước của Hà Nội, theo bà Nguyễn Ngọc Diệp, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT là việc đưa ra mức trần quy định các khoản thu thỏa thuận đối với các trường học để căn cứ vào đó, tùy tình hình thực tế, các trường sẽ đưa ra mức thu riêng. “Đây là những khoản thu đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi dạy học sinh.
Các trường có văn bản thỏa thuận tới từng cha mẹ học sinh về nội dung chi, mức thu với nguyên tắc thu đủ chi trên tinh thần tự nguyện và có sự thống nhất trong ban giám hiệu nhà trường” – bà Nguyễn Ngọc Diệp cho biết.
Theo đó, ngoài tiền ăn hàng ngày với học sinh bán trú là do thỏa thuận với cha mẹ học sinh thì các trường công lập chỉ được thu không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng ở các bậc học từ mầm non tới THCS đối với tiền chăm sóc bán trú nhằm bồi dưỡng cho người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ công tác bán trú.
Video đang HOT
Trang thiết bị phục vụ bán trú như giường chiếu, chăn, khăn mặt, bát đĩa… không được thu quá 150.000 đồng/học sinh/năm học. Với học sinh học 2 buổi/ngày, mức trần ở bậc tiểu học là 100.000 đồng/tháng và THCS là 150.000 đồng/tháng. Đây là khoản thu cho việc bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất, điện nước, vệ sinh… phục phụ hoạt động học 2 buổi/ngày. Riêng bậc mầm non có thêm khoản thu học phẩm là vở, học liệu giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới với mức trần là 150.000 đồng/trẻ/năm học.
Thu tự nguyện – ép buộc hay chia bình quân đều vi phạm
Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ, trong điều kiện ngân sách nhà nước chưa đáp ứng hết các nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học của các trường, giải pháp đặt ra chính là việc huy động nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh.
“Giải pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sự nhất trí trên tinh thần tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp. Ép buộc theo bất kỳ hình thức nào hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh là vi phạm pháp luật” – Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết.
Để các khoản thu này phục vụ đúng mục đích và tính chất, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường cần lập kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết trước khi vận động thu. Các trường sẽ phải niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp. Ngoài ra, để tăng cường sự quản lý, tránh phát sinh các khoản thu không hợp lý, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các trường chỉ được tiến hành vận động sau khi báo cáo và có được sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp.
Đối với việc thu và sử dụng khoản thu tự nguyện, các trường bị nghiêm cấm việc đưa ra các khoản đóng góp như điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục và không được quy định mức đóng góp cụ thể để ép buộc các đối tượng tham gia đóng góp. Bên đóng góp cũng không được gắn bất cứ điều kiện ràng buộc nào về quyền lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đóng góp cho nhà trường.
Cũng theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, các khoản thu ngoài học phí phải được hạch toán riêng theo từng khoản thu, không được dùng khoản thu này để điều chuyển hoặc chi cho nội dung, mục đích khác.
Theo ANTĐ
Chuyển sang tài trợ sẽ hết lạm thu?
Các khoản thu tự nguyện sẽ được hiểu là khoản tài trợ cho giáo dục theo đúng tinh thần của thông tư "Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân".
Đó là khẳng định của ông Bùi Hồng Quang, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ GD-ĐT), về khái niệm "tài trợ" được nhắc đến trong thông tư mới ban hành. Một trong những quy định của thông tư này là trường học được nhận tài trợ tiền mặt, vàng, kim cương...
Để giải đáp cụ thể nội dung của thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 25/10 này, Bộ GD-ĐT đã tổ chức buổi gặp gỡ quy mô hẹp với báo chí ngày 13/9.
Vẫn thiếu chế tài
"Tất cả các khoản thu tự nguyện, đóng góp cho cơ sở giáo dục không hoàn lại, không kèm điều kiện gì đều phải được hiểu là tài trợ cho giáo dục. Tiền tài trợ này theo tinh thần của thông tư sẽ do thủ trưởng cơ sở giáo dục quản lý, hoạch định sử dụng một cách công khai"- ông Bùi Hồng Quang nhấn mạnh.
Thư viện Trường THCS Kim Đồng, Q.5, TP.HCM. Đây là công trình do hội phụ huynh học sinh đóng góp cải tạo làm mới với tổng số tiền 120 triệu đồng - Ảnh: Như Hùng
Lý do để ban hành thông tư được ông Quang nhắc đến là trước những văn bản đã ban hành liên quan đến thu chi, nhiều cơ sở giáo dục đặt vấn đề phần đóng góp tự nguyện của cá nhân và tập thể thì thu và quản lý như thế nào khi họ hoàn toàn tự nguyện đóng góp cho nhà trường... "Thông tư quy định điều chỉnh cho tất cả các cấp bậc học từ mầm non đến đại học. Nghĩa là tất cả các cơ sở giáo dục đều có quyền thu và sử dụng các khoản đóng góp"- ông Quang khẳng định.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc thông tư quy định về tài trợ có phải là cách để hợp thức hóa các khoản thu ngoài học phí thành tên gọi chung "tiền tài trợ", ông Quang nói: "Không thể đặt vấn đề như vậy. Trách nhiệm của cơ quan quản lý là ban hành các văn bản pháp quy.
Bộ GD-ĐT đã có nhiều công văn gửi UBND tỉnh, thành phố và các sở GD-ĐT yêu cầu giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng lạm thu tại các trường, đặc biệt từ năm 2010 đến nay, nhưng kết quả chưa được như mong muốn nên phải xây dựng thông tư chung quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục".
Thực tế, đúng là Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều công văn, nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu kiểm soát việc thu chi trong nhà trường nhưng việc lạm thu vẫn tái diễn, đặc biệt nghiêm trọng ở thời điểm đầu năm học mới. Đầu năm 2012-2013, đã có hiện tượng phụ huynh một số lớp học không cho con đến trường để phản đối các khoản thu vô lý.
Trước tình trạng này, bộ cho rằng lý do cốt lõi là thiếu chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe trong những văn bản này. "Ngay điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh (năm 2011) cũng đã quy định rất rõ về nguyên tắc thu các khoản tự nguyện trong nhà trường, song đúng là đến nay tình trạng lạm thu chưa được giải quyết đến cùng. Nguyên nhân thứ nhất là tuyên truyền chưa đến nơi, rất nhiều cha mẹ học sinh không hề biết đến nội dung của điều lệ này. Thêm một lý do chính là chế tài xử lý không cụ thể" - ông Quang phân tích.
Tuy nhiên, trong toàn bộ nội dung thông tư quy định về tài trợ mới tinh này, vẫn thiếu vắng chế tài xử lý cụ thể - vấn đề mà chính ông Quang cho là mấu chốt trong việc chấn chỉnh lạm thu.
Trả lời câu hỏi của PV , ông Quang thừa nhận thông tư này cũng không có điều khoản nào xác nhận hình thức xử lý và viện dẫn hướng xử lý theo cách: người vi phạm sẽ chịu xử lý theo luật công chức, viên chức (!).
Lạm thu vì học phí thấp?
Theo ông Quang, tình trạng lạm thu không cải thiện ở nhiều nơi do mức học phí chậm điều chỉnh. Ngoài những công văn trực tiếp chấn chỉnh, giám sát lạm thu, cuối năm 2011 Bộ GD-ĐT lại tiếp tục có văn bản gửi tất cả các cơ sở giáo dục chỉ đạo kiểm tra tình hình thực hiện quy định học phí mới. "Chính học phí thấp, chưa kịp điều chỉnh theo học phí mới cũng tác động nhất định đến các khoản thu góp của các trường, lớp. Quy định của Thủ tướng là chi cho lương và các khoản có tính chất lương tối đa là 80% tổng mức chi thường xuyên, tối thiểu 20% mức chi thường xuyên dành cho các hoạt động khác của nhà trường về quản lý hoạt động, nghiên cứu khoa học... Song thực tế, tại phần lớn các cơ sở giáo dục tiền chi cho lương và phụ cấp lương đã chiếm gần hết mức chi thường xuyên ở mức 85-90%, thậm chí có nơi lên mức hơn 90%. Do đó, cơ sở vật chất của nhiều trường rất thiếu thốn...". - ông Quang nói.
Ông Quang cũng cho hay sau khi ban hành thông tư này, thanh tra bộ đang chuẩn bị đi kiểm tra các cơ sở giáo dục việc thực hiện tinh thần chỉ đạo của bộ đến đâu.
Ông Quang khẳng định theo thông tư này, phụ huynh, ban đại diện phụ huynh không thể tự tiện đóng góp các khoản gọi là tự nguyện để mua máy điều hòa, mua rèm, máy chiếu... về lắp cho lớp của con em mình. "Tự nguyện là tài trợ không có điều kiện. Những hiện vật đó nhà trường sẽ tiếp nhận và quyết định hình thức sử dụng"- ông Quang nhấn mạnh.
Theo tuổi trẻ
Công bố các mức thu ở trường học Không được bình quân hoá hoặc ép buôc các khoản đóng góp tự nguyên Sẽ kiêm tra đôt xuât thu, chi ở nhiêu trường tiêu học, mâm non Ngày 13/9, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biêt, Sở vừa có văn hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2012-2013....