Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2019 đạt 14%
Tuy vậy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây mới chỉ là mục tiêu và sẽ xem xét đánh giá tình hình thực tiễn nhằm điều chỉnh mục tiêu phù hợp.
Cuối năm 2018 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 14% so với cuối năm 2017. Nguồn: internet
Báo cáo tại cuộc họp báo Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2019 diễn ra sáng ngày 7/1, Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Thanh Hà cho biết, lạm phát năm vừa qua được duy trì ở mức 3,54%, qua đó đóng góp một phần hỗ trợ vào kết quả tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% năm vừa qua, cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Cuối năm 2018, tổng phương tiện thanh toán cũng tăng khoảng 12,5% so với cùng kỳ.
Mặt bằng lãi suất vẫn được duy trì ổn định trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế trong năm qua gia tăng. Trong đó, lãi suất chào mua OMO năm qua đã được điều chỉnh giảm từ 5% xuống còn 4,75%/năm để giảm chi phí vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD). Mặt bằng lãi suất của các TCTD ổn định, lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6%-9% năm với ngắn hạn, lãi suất trung-dài hạn khoảng 9-11%.
Cuối năm 2018 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 14% so với cuối năm 2017. Được biết, cơ cấu tín dụng được tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý. Cụ thể, tín dụng cho lĩnh vực thương mại dịch vụ đứng đầu với mức tăng gần 16%, tín dụng với công nghiệp, xây dựng tăng 12,1% và tăng tín dụng cho nông nghiệp cũng tăng hơn 8,8%…
Mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2018 được đánh giá là năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.
Video đang HOT
Đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng kế hoạch trong năm 2019. Ngoài ra, 3 ngân hàng áp chuẩn Basel II sớm (Vietcombank, VIB, OCB) sẽ được ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn.
Về nợ xấu, ước tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.
Trong năm 2019, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho biết cơ quan sẽ tiếp tục kiểm soát lạm phát dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Chủ trương kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán… vẫn sẽ được áp dụng. Đi kèm với đó là tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng.
NHNN cũng sẽ chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng hiệu quả, tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước; triển khai tích cực các biện pháp hạn chế tình trạng đô la hóa trên lãnh thổ, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô.
Theo Bảo Linh/nhadautu.vn
Tăng trưởng tín dụng năm 2019 sẽ chậm lại?
Công ty chứng khoán Bảo Việt dự báo trong khoảng 3 - 5 năm tới, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm xuống mức 14%/năm, thay vì mức 18%/năm như giai đoạn 2015 - 2017
Trong buổi gặp mặt các tổ chức quốc tế mới đây của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Lê Minh Hưng chia sẻ, tăng trưởng tín dụng trong năm nay sẽ được kiểm soát ở mức chặt chẽ dưới 16%, ưu tiên tập trung cho các ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 16% cho thấy bước đi cẩn trọng từ phía cơ quan quản lý. Hồi đầu năm nay, NHNN công bố mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 17%. Tuy nhiên, trước áp lực từ lạm phát, NHNN đã chủ động kiểm soát hạn mức tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng khác nhau, từ 14 - 16% tùy vào chất lượng của từng nhà băng.
Chỉ đến thời điểm cuối năm, khi nhu cầu vay tăng lên và áp lực lạm phát giảm bớt, một số ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh như MB, Techcombank, VPBank được cho là đã được phép "nới" chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Cả 3 trường hợp đặc biệt này đều đã tiến hành tăng vốn thành công trong năm nay.
Các tổ chức phân tích dự báo, trong những năm tới, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng nhiều khả năng sẽ chậm lại, thay vì mức tăng trưởng nóng, trung bình trên 18%/năm như giai đoạn 2015 - 2017.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, trong khoảng 3 - 5 năm tới, tăng trưởng tín dụng sẽ giảm xuống mức 14%/năm. Tăng trưởng tín dụng giảm xuất phát từ cả nguyên nhân cung và cầu.
Về phía nguồn cầu tín dụng, nhu cầu vay vốn sẽ giảm xuống theo đà tăng trưởng chậm lại của toàn nền kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng 9 tháng năm 2018 của Việt Nam đạt khoảng 7%, và có thể đạt mức 6,8% hoặc cao hơn cho cả năm nay.
Sau đó, GDP năm 2019 được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 6,4 - 6,5%. Kinh tế phát triển chậm lại sẽ làm nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm tốc. Lãi suất trong năm 2019 cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ.
Về phía các ngân hàng, nơi cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp cũng đang trải qua quá trình tái cơ cấu rốt ráo. Trong đó, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản, thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng, đã bắt đầu chậm lại kể từ năm 2017.
Nguyên nhân bởi dòng tiền cho vay kinh doanh bất động sản đang ngày càng bị siết lại khi nâng hệ số rủi ro đối với khoản vay cho kinh doanh bất động sản lên 200% vào đầu 2018 và 250% vào đầu năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn cho vay trung hạn cũng bị giảm xuống 40% vào đầu năm 2019.
Trong bối cảnh Basel II sắp được áp dụng sẽ làm thay đổi tỉ lệ nợ xấu, các ngân hàng đang phải chạy đua từng ngày để tăng vốn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mới. BVSC ước tính, để đáp ứng được mức tăng trưởng tín dụng 14 - 15%/năm, các ngân hàng niêm yết cần phải tăng vốn thêm 237.000 tỷ đồng trong năm 2019.
Không tăng được vốn đồng nghĩa với việc không thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, câu chuyện tăng vốn không phải là vấn đề dễ dàng với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.
Với áp lực lớn từ ngân sách, dòng tiền mới chảy vào ngân hàng hiện nay chỉ có thể đến từ việc phát hành riêng lẻ cho các đối tác ngoại. Song, tình trạng chung hiện nay là 'room' giành cho khối ngoại ở các ngân hàng này đều đã kín.
BIDV mới chỉ vừa được NHNN chấp thuận bán cổ phần cho đối tác Hàn Quốc vào cuối năm nay, còn Vietinbank đã nhắc tới việc tăng ròng rã suất 3 năm nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Thậm chí, phương án chia khoản lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng còn dư lại sau khi trích lập các quỹ của Vietinbank năm 2017 cũng chưa được thông qua.
Kể cả trong nhóm ngân hàng tư nhân, cũng có ngân hàng dù lên kế hoạch bán cổ phần cho đối tác nước ngoài từ nhiều năm nay nhưng chưa thể thực hiện như NCB, Eximbank,...
Mặc dù tăng trưởng sẽ chậm lại, nhưng đó cũng không phải là tin quá xấu cho các ngân hàng. Trên thực tế, chất lượng tài sản của toàn hệ thống vẫn đang được cải thiện, kể cả trong nhóm ngân hàng tái cơ cấu như Sacombank hay Eximbank. Như trường hợp Sacombank, tổng nợ xấu của ngân hàng này đến cuối quý 3/2018 ở mức 3,18%, giảm mạnh so với mức 4,67% hồi đầu năm.
Bên cạnh đó, rủi ro các khoản nợ xấu mà ngân hàng đã bán cho VAMC sẽ quay trở lại trong bảng cấn đối kế toán của các ngân hàng là không lớn.
Phần lớn số nợ được bán cho VAMC trong năm 2014 và 2015, số này sẽ đáo hạn vào 2019 và 2020. Tuy nhiên, 5 ngân hàng lớn bao gồm Vietcombank, Vietinbank, ACB, MB, Techcombank đã trích lập hết và tất toán trái phiếu VAMC.
Với những ngân hàng yếu kém, đang trong quá trình tái cơ cấu, những trái phiếu bán cho VAMC có thời gian đáo hạn dài hơn 5 năm. Qua đó, giúp các ngân hàng này tạm gác lại nỗi lo về các khoản nợ xấu.
Mặt khác, với việc đa phần các ngân hàng đều công bố lãi đậm từ đầu năm 2018, nguồn lợi nhuận này sẽ giúp các ngân hàng có thể trích lập dự phòng tiếp số trái phiếu đã bán cho VAMC.
Theo theleader.vn
Tăng trưởng tín dụng năm 2018 thấp nhất trong 4 năm Với con số dưới 16%, năm 2018 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Chia sẻ tại buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam..., Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã cập nhật...