Đặt hàng nguồn nhân lực chất lượng cao
Ngày 19/9, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã dành trọn hai buổi để gặp gỡ đối thoại với học viên diện thu hút nhân tài, và cán bộ giảng viên Đại học Duy Tân. Câu chuyện vẫn là nguồn nhân lực chất lượng cao đang còn thiếu cho thành phố này.
Cán bộ “thu hút nhân tài” làm việc 1 năm được thi biên chế
Chiều 19/9, tại Văn phòng Thành ủy, hàng trăm học viên diện thu hút nhân tài (theo đề án 992) của Đà Nẵng có buổi đối thoại trực tiếp với ông Nguyễn Bá Thanh sau thực tiễn quá trình công tác.
Nhiều ý kiến tập trung việc thi biên chế, xét nâng lương, các chính sách hỗ trợ đối tượng thu hút bị chậm… được các học viên trao đổi.
Một học viên công tác tại quận Sơn Trà, kiến nghị: Ba năm về công tác tại UBND quận, qua 3 đợt thi tuyển công chức nhưng vẫn chưa được quận xét tuyển, cử đi vì phải nhường chỗ cho những người “công tác lâu năm”.
Giảng viên trẻ ĐH Duy Tân trình bày tâm tư với Bí thư Nguyễn Bá Thanh
Ông Thanh nói ngay: Sở Nội vụ, Ban tổ chức Thành ủy cần thay đổi cách thi biên chế hiện nay, không thể tổ chức các đợt thi tuyển chung giữa cán bộ nhân viên diện tuyển dụng và diện thu hút nhân tài.
Từ giờ đến cuối năm, cần tổ chức đợt thi biên chế riêng cho các học viên đề án. Theo đó, học viên sau 1 năm công tác được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đủ điều kiện dự thi biên chế. Sở Nội vụ trực tiếp gửi giấy báo triệu tập học viên dự thi biên chế.
Video đang HOT
Các học viên đạt biên chế tiếp tục trở lại đơn vị cũ công tác. Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, ghi nhận: Sau đợt thi tuyển công chức chung vào tháng 11 tới, trong tháng 12-2012, thành phố sẽ tổ chức đợt thi tuyển biên chế riêng cho các học viên đề án.
Ông Thanh chỉ đạo: Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cần chuyển phí sinh hoạt trực tiếp vào tài khoản học viên đề án ở nước ngoài thay vì chuyển tài khoản về phía gia đình bên Việt Nam như trước đây, khẩn trương tiến hành nâng bậc lương nếu học viên thay đổi bằng cấp tốt nghiệp của mình kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ học viên thu hút nhân tài cho các trường hợp bị chậm trễ…
Chất lượng mới xoá được phân biệt trường công, trường tư
Buổi sáng cùng ngày, nói chuyện với trên 600 cán bộ, giảng viên Trường ĐH Duy Tân, ông Nguyễn Bá Thanh, nhấn mạnh: Mối quan tâm lớn nhất của thành phố bây giờ là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đặc biệt là xây dựng từ ban lãnh đạo thành phố trong tương lai cho đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý sở, ban ngành phải đủ tầm và tâm. Về ĐH Duy Tân, ông Thanh cho rằng, sau 18 năm hình thành và phát triển, đến nay Duy Tân đã khẳng định được thương hiệu.
Tuy nhiên, trường “không được ham số lượng, mà phải đặc biệt chú trọng vào chất lượng đào tạo. Chỉ có chất lượng thực sự mới xoá được sự phân biệt của xã hội về trường công, trường tư. Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi. Bởi vậy trường phải chiêu hiền đãi sĩ để mời bằng được những người thầy giỏi”.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng yêu cầu nhà trường phải biết xã hội và địa phương cần gì để rà soát lại loại hình và mục tiêu đào tạo, không đào tạo chung chung, thứ gì cũng có như kiểu “bách hóa tổng hợp”. Đà Nẵng hiện nay đang chú trọng vào hai lĩnh vực CNTT và du lịch, đây cũng là thế mạnh của trường.
“Nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ cho dịch vụ du lịch của thành phố đang thiếu trầm trọng. Có mấy người giỏi thì nhảy hết chỗ này sang chỗ khác lương cao hơn. Trường có thể liên kết với nước ngoài để đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp đội ngũ này không ?. Như đào tạo đầu bếp chẳng hạn”.
Ông Thanh đơn cử: Có một đầu bếp nổi tiếng người Pháp sắp sang Đà Nẵng. Muốn thưởng thức món của ông này nấu phải đặt trước vài tháng. Trường có tổ chức liên kết với các nước nổi tiếng về nghề này để đào tạo những đầu bếp có đẳng cấp được không ?
Theo tiền phong
Học phí cao, HS chuyển khỏi trường tư
Chị Minh, phụ huynh có con học Trường Hà Nội - Academy (Hà Nội) được một năm, cho biết: "Cả nhà tôi đang phải tính cách chuyển con về trường công. Cho dù có tốn tiền để lo chuyển trường thì cũng chỉ tốn một lần, đằng này với mức học phí cao ngất cộng thêm nhiều phụ phí khác thì chịu không nổi vài năm học nữa".
Theo thông báo của trường này, học phí cấp I (tiểu học) năm học 2012-2013 là 93,6 triệu đồng/năm học/học sinh, học phí cấp II (THCS) là 106,6 triệu đồng/năm học/học sinh, học phí cấp III (THPT) là 124,6 triệu đồng/năm học/học sinh.
Lo chuyển trường từ đầu năm
Một số phụ huynh có con học tại Trường tiểu học Ngôi Sao - Hà Nội cũng cho biết học phí năm học mới là 4,4 triệu đồng/tháng, tăng 1 triệu đồng so với năm học trước, chưa kể nhiều loại tiền khác. Chị Hồng, một phụ huynh, lo lắng: "Năm nay con tôi mới lớp 2, mỗi năm tăng học phí thêm 1 triệu đồng cùng với nhiều khoản phát sinh thì không chắc trụ được tới lớp 5".
Theo chị Hồng, trường công lập ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính không có nên nhiều người không có sự lựa chọn khác ngoài Trường Ngôi Sao nếu không muốn cho con đi học quá xa. Nhưng với mức tăng học phí và đủ loại phí như hiện nay, nhiều phụ huynh phải nghĩ đến giải pháp quay về trường công vì lo không thể trụ nổi.
Tương tự, một số phụ huynh có con học ở Trường tiểu học quốc tế Thăng Long trong khu đô thị Bắc Linh Đàm cũng xin chuyển trường cho con. Theo anh Thắng - phụ huynh có con học lớp 2, "lý do chuyển trường vì năm nào học phí cũng tăng. Bên cạnh học phí, tiền xây dựng trường, tiền hoạt động ngoại khóa, đồng phục, những khoản phải nộp đầu năm cũng đội lên rất cao khiến phụ huynh không thể gánh nổi".
Giờ tan học của học sinh Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh
"Một năm học thì có thể cố được để con không phải chuyển trường, nhưng không có cam kết nào của nhà trường cho thấy tiền trường không tiếp tục tăng mà không báo trước cho phụ huynh. Trong khi đó, cơ quan quản lý giáo dục không thể can thiệp vào quan hệ trường tư và phụ huynh. Đó là điều khiến nhiều người hoang mang" - anh cho biết.
Trường tiểu học dân lập Lê Quý Đôn năm học này tăng học phí lên 2,8 triệu đồng/tháng/học sinh, bữa ăn từ 1 triệu đồng/tháng/học sinh (năm trước) lên 1,5 triệu đồng/tháng/học sinh. Chỉ riêng học phí và tiền ăn, một tháng phụ huynh phải đóng 4,3 triệu đồng. Nhưng ngoài khoản cố định, học sinh phải đóng góp thêm nhiều khoản dịch vụ và tiền (một lần) đầu năm học với chi phí hàng triệu đồng. Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội, một học sinh trung bình phải đóng 5,5-6 triệu đồng/tháng. Trường Việt - Úc (Hà Nội) riêng học phí cũng 70 triệu đồng/năm học.
Trăm loại phí
Tại TP.HCM, các trường phổ thông ngoài công lập đã công bố mức học phí năm học 2012-2013, trong đó đa số trường giữ nguyên mức học phí, chỉ tăng các phí dịch vụ bán trú, nội trú. Tuy nhiên, việc tăng các loại phí dịch vụ này cũng đủ khiến phụ huynh choáng váng khi một số trường có mức tăng các khoản thu đầu năm lên tới 15-20%. Không ít phụ huynh cho biết họ có ý định chuyển sang trường có mức thu thấp hơn, hoặc chuyển con từ nội trú sang bán trú để giảm bớt các loại phí phải đóng hằng tháng.
Mức học phí được các trường công bố về cơ bản không thay đổi nhiều so với năm học 2011-2012, dao động ở mức 1,5-2,6 triệu đồng/ tháng như Thanh Bình (1,6 triệu đồng), Nguyễn Khuyến, Đông Du, Đăng Khoa (1,7 triệu đồng), Thành Nhân (1,8 triệu đồng), Đức Trí (2,6 triệu đồng)... Tuy nhiên, ở một số trường, mức tiền ăn, các dịch vụ vệ sinh, giặt ủi, xe đưa rước, phí quản lý đã tăng lên so với năm trước, đẩy tổng chi phí mà phụ huynh phải đóng hằng tháng đội lên.
Một phụ huynh ở Trường Quốc văn Sài Gòn (Q.Tân Phú) cho biết năm học mới này chị phải đóng hơn 5,5 triệu đồng/tháng bao gồm học phí (2,2 triệu đồng), tiền ăn (2 triệu đồng), tiền ở (600.000 đồng), quản sinh (400.000 đồng), giặt ủi (200.000 đồng), như vậy tăng khoảng 17% so với năm học trước khi chị chỉ phải đóng tổng mức phí một tháng khoảng 4,7 triệu đồng.
"Đó là chưa kể tiền cơ sở vật chất, tiền hội phụ huynh, xe đưa đón được tính riêng. Dẫu biết học trường tư thì phải chấp nhận việc thu chi là do thỏa thuận, nhưng nếu mức tăng quá cao thì chi phí hằng tháng của gia đình cũng sẽ đội lên, gây không ít khó khăn. Nếu cứ tiếp tục tăng mỗi năm như thế này, chắc chắn gia đình phải tính toán lại việc có nên cho con học trường có mức thu thấp hơn" - chị cho biết.
Tương tự, ở Trường trung - tiểu học Thái Bình Dương (Tân Bình), so với năm học trước mức thu cũng đã tăng hơn 20%. Nếu năm học 2011 học sinh lớp 1 chỉ phải đóng 2,3 triệu đồng/tháng thì năm nay mức học phí là 2,8 triệu đồng. Tổng chi phí nội trú do vậy cũng tăng từ 3,5 triệu đồng lên 4,3 triệu đồng/tháng. Đối với phụ huynh có con học bậc THPT, tổng mức phí phải đóng hằng tháng lên đến 7-8 triệu đồng.
Không có quy định về mức thu của trường tư thục Theo ông Nguyễn Hoài Chương - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, sở không quản lý các mức thu của trường tư thục mà hiện nay cũng không có quy định nào về việc thu chi của trường tư. Ông Chương thừa nhận: "Các mức thu ở trường tư hiện đang bị "thả nổi". Do đó, một số trường tự đặt ra nhiều khoản thu khác nhau với nhiều mức khác nhau. Tình hình lạm thu ở trường tư ngày càng tăng lên, ví dụ như năm nay TP.HCM đã bỏ khoản thu cơ sở vật chất nhưng tôi vừa nhận được thông tin do phụ huynh báo là có trường tư thục yêu cầu phụ huynh phải đóng khoản cơ sở vật chất đầu năm 2 triệu đồng". Về việc học sinh ở trường tư chuyển sang học ở trường công, ông Chương cho biết: "Theo đúng quy định, học sinh trường tư không được chuyển về trường công lập, nhưng thời gian qua tôi đã trực tiếp ký đơn cho một số trường hợp vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện cho các em tiếp tục học ở trường tư". H.HG.
Theo tuổi trẻ
Trường mầm non tư thục chật vật giữ HS Chỉ còn ít ngày nữa năm học mới sẽ bắt đầu. Trái với cảnh tấp nập trước đây, năm nay, nhiều trường mầm non tư thục đang đứng trước nguy cơ phải thu gọn quy mô do thiếu học sinh, dù đã tung ra nhiều "chiêu" khuyến mãi hấp dẫn... Tưng bừng giảm giá Trường Mầm non H.G được coi là hệ thống...